Vai trò của giáo viên và học sinh trong môi trƣờng e-learning

Một phần của tài liệu công nghệ phát triển hệ thống e-learning và ứng dụng trong quản lý nội dung đa phương tiện phục vụ cho luyện thi trực tuyến (Trang 25 - 27)

Sự xuất hiện của hệ thống e-learning tạo ra những thay đổi căn bản trong dạy học, chú ý nhất là thay đổi diện mạo và vai trò của GV, HS, nội dung và tài liệu học tập.

Học sinh: HS không chỉ là những người đang "ngồi" trong lớp học, mà là những người đang "hiện diện" và chia sẻ cùng một chủ đề học tập, cùng tham gia các hoạt động học với những HS khác và với GV đang làm việc trong lớp (qua hệ thống e-learning). HS cũng có thể không cùng lứa tuổi, dân tộc, quốc tịch… nhưng điểm chung giữa những HS là cùng chấp nhận khoá học trực tuyến và vượt qua vòng kiểm tra kiến thức đầu vào.

Giáo viên: Trong môi trường e-learning, không chỉ có GV đang trực tiếp ở trong lớp tham gia vào các hoạt động trình bày tài liệu, trao đổi thảo luận, giải pháp thắc mắc, nhưng còn có thể có thêm những GV hoặc chuyên gia khác. Sự "tham gia" của các GV, chuyên gia này có thể là trực tiếp trên lớp, hay trực tuyến qua internet. Vai trò của GV trở nên linh động hơn, bao gồm một phạm vi rất rộng: Giáo dục, hướng dẫn, dạy học, cố vấn, nghiên cứu lý thuyết học tập, lập chương trình đào tạo, chuyên gia chuyên ngành, kiểm tra đánh giá…

Để thành công trong một khoá học trực tuyến thì GV không những phải phát triển những kỹ năng sư phạm mới mà còn phải tiếp thu những kỹ năng mới về quản lý và kỹ thuật.

Nội dung và tài liệu học tập: Tài liệu học tập trong môi trường e-

learning rất đa dạng (e - book, giáo trình điện tử, phầm mềm mô phỏng…) dễ phân phối, dễ cập nhật, dễ truy cập. Đặc biệt, tài liệu học tập dựa trên cơ sở máy tính là những tài liệu có tính tương tác cao, có thể đáp ứng tích cực (tương đối chủ động) với nhu cầu học tập. Vì thế, trong môi trường e-learning thì kỹ năng tìm kiếm thông tin, kiến thức để đánh giá, lựa chọn thông tin phù hợp là rất quan trọng.

Tƣơng quan giữa các thành tố: Môi trường e-learning là môi trường

mở, tác động đến con người theo cách không hoàn toàn giống với môi trường truyền thống trước đó. Mỗi cá nhân trong môi trường giáo dục này có thể tham gia các hoạt động tương tác trong cả thế giới thật và thế giới ảo. Vừa có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thể tham gia tương tác trực tiếp với GV đang dạy, với bạn học trong lớp, lại vừa có thể tham gia tương tác, cùng hoạt động, trao đổi với một HS khác/GV khác trong thế giới ảo. Môi trường e-learning đặt HS vào thế chủ động rất cao, trao cho quyền kiểm soát phần lớn tiến trình và mức độ tham gia bài học của bản thân. Đặc biệt, trong môi trường e-learning, HS có thể tham gia hoặc rời bỏ tương tác bất cứ lúc nào họ muốn mà không phải chịu sự kiểm soát như môi trường lớp học hiện tại.

Môi trƣờng học tập truyền thống Môi trƣờng e-learning

Một GV dạy cho nhiều HS cùng lúc trong một không gian lớp học cụ thể và giới hạn.

Cùng một thời điểm, có nhiều GV cùng tham gia giảng dạy ở cùng một lớp học. Trình bày thông tin bằng lời kết hợp

với trực quan cho nhóm HS.

Trình bày thông tin cho HS bằng nhiều con đường khác nhau.

Trực tiếp giao bài học, bài tập chung cho cả lớp và kiểm tra đánh giá, cung cấp phản hồi.

Thực hiện các nhiệm vụ tương tác, đánh giá và phản hồi cho HS nhờ công cụ máy tính.

Đa số tương tác giữa GV trong môi trường trực tiếp (face to face).

Nhiều tương tác giữa GV- HS được thực hiện gián tiếp hoặc trực tiếp nhưng thông qua môi trường gián tiếp.

Quan hệ GV - cá nhân HS có nhiều giới hạn, hoặc khó thực hiện với số đông.

Có nhiều khả năng để thiết lập quan hệ cá nhân giữa GV với đa số HS.

Hình 1.6: Sự thay đổi tương quan thầy trò do tác động của e-learning

Vì vậy khi tham gia vào quá trình dạy học, hệ thống e-learning mang lại cho HS, GV một vai trò mới và quy định những hoạt động mới cần thực hiện. Tuy nhiên, để HS và GV thực hiện vai trò mới ấy theo các hoạt động quy định, cần có môi trường học tập với đầy đủ các tài nguyên học tập (Sự kiện, tài liệu, phương tiện), các công cụ (giao diện, công cụ tương tác) hoạt động. Đồng thời cũng cần thiết kế các hoạt động học - hoạt động dạy cụ thể (kịch bản sư phạm). Có nghĩa là, phụ thuộc vào môi trường học tập cần thiết kế mà xác định mô hình học tập cụ thể sẽ được tổ chức trên khoá học trực tuyến sao cho phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu công nghệ phát triển hệ thống e-learning và ứng dụng trong quản lý nội dung đa phương tiện phục vụ cho luyện thi trực tuyến (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)