Tình hình phát triển và ứng dụng e-learning ở Việt Nam

Một phần của tài liệu công nghệ phát triển hệ thống e-learning và ứng dụng trong quản lý nội dung đa phương tiện phục vụ cho luyện thi trực tuyến (Trang 32 - 69)

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về e-learning ở Việt Nam không nhiều. Sớm nhận thấy vai trò của E-learning trong công cuộc xây dựng đất nước, chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ phát triển E-learning trong nước. Trước hết, là những chương trình hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin, cung cấp hệ thống máy tính cá nhân cho các trường học, phổ cập công nghệ thông tin cho học sinh, sinh viên để tạo ra nền tảng cho đào tạo điện tử, các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề e-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam.

Theo VIỆT NAM NET, Trung tâm Tin học thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo, với sự hợp tác của Công ty Hewlett-Packard VN, đã xây dựng cổng đào

tạo trực tuyến đầu tiên và hoạt động tại địa chỉ http://el.edu.net.vn/. Cổng E-

Learning này cung cấp các hiểu biết cơ bản về e-learning, cùng các lời khuyên có giá trị về việc nghiên cứu và triển khai e-learning. Bên cạnh đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cổng cũng cung cấp các công cụ trong việc soạn giáo án điện tử, soạn bài thi, tạo website, tổ chức hội thảo trực tuyến…

* Hệ thống e-learning của trường Đại học FPT tại địa chỉ http://www.fpt-aptech.edu.vn

Hình 1.10: Hệ thống e-learning của trường Đại học FPT

Các trường đại học, cao đẳng khác cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai e-learning. Đã có rất nhiều các đơn vị đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: trường Đại học Công Nghệ, Đại học Thái Nguyên, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-learning ở Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.8.3. Tiềm năng và xu hướng phát triển

Đào tạo trực tuyến ngày càng phát triển về công nghệ và ứng dụng. Những xu hướng phát triển chung của đào tạo trực tuyến sẽ tác động mạnh mẽ đến người sử dụng, nhà phát triển và cung cấp dịch vụ:

Đào tạo trực tuyến đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm: Hiện nay có tới 80% các trường đại học hàng đầu ở Mỹ và Châu Âu đã cung cấp các khoá học trên phạm vi toàn cầu qua mạng Internet. Nhà nước có thể đầu tư trước hết vào xây dựng mạng Internet, thiết lập các trường đại học trực tuyến, khuyến khích phương pháp học tập áp dụng các phương tiện điện tử ở tất cả các cấp giáo dục.

Nội dung đào tạo của hệ thống ngày càng phong phú và được chuẩn hoá. Rất nhiều môn học trong tất cả các lĩnh vực được chuyển tới các học viên một cách nhanh nhất và tốt nhất.

Công nghệ và kĩ thuật trong hệ thống đào tạo trực tuyến ngày càng gần gũi với học viên hơn, dễ sử dụng hơn và giá thành thấp hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG E-LEARNING VỚI QUẢN LÝ NỘI DUNG ĐA PHƢƠNG TIỆN

2.1. Các công nghệ ứng dụng quản lý nội dung đa phƣơng tiện trong hệ thống E-learning thống E-learning

Hệ thống E-Learning có thể truy cập bởi người học một cách tiện lợi và hiệu quả dựa trên các công nghệ quản lý tương tác nội dung học tập bao gồm: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video... làm cho việc học trở nên sẵn sàng trên mạng, điều khiển việc tạo, lưu trữ, tổng hợp và phân phối nội dung E-learning dưới dạng các đối tượng học tập.

2.1.1 Các công nghệ sử dụng trong hệ thống e-learning

- Công nghệ TBT - Technology-Based Training là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

- Công nghệ CBT - Computer-Based Training: hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài.

- Công nghệ đào tạo web (WBT - Web-Based Training). Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

- Công nghệ đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...

- Công nghệ đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.

2.1.2 Khả năng ứng dụng

Hệ thống quản lý nội dung học tập là một công nghệ tập trung vào việc quản lý, phát triển và xuất bản nội dung. Một LCMS là một môi trường đa người dùng, nơi các nhà phát triển có thể tạo, lưu trữ, tái sử dụng, quản lý và cung cấp nội dung. LCMS cho phép người dùng tạo ra, nhập khẩu, quản lý, tìm kiếm và sử dụng lại một hay toàn bộ nội dung các đối tượng học tập. Những thành phần này có thể bao gồm các tập tin đa phương tiện phát triển từ công cụ biên tập khác, mô phỏng, văn bản, đồ họa hoặc các đối tượng được tạo trong khóa học.

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Cung cấp một môi trường ổn định để sử dụng E-Learning

Các hệ thống rất đắt tiền. Rất khó lựa chọn một LMS/LCMS phù hợp

Dễ dàng quản lý học viên, nội dung, các khóa học và các tài nguyên khác

Không dễ dàng để tạo ra một LMS/LCMS vì sự phức tạp của hệ thống và các quá trình bên trong nó

Hình 2.1: Bảng so sánh khả năng ứng dụng LCMS 2.1.3 Một số hệ thống LMS/LCMS điển hình

Có nhiều loại LMS/LCMS khác nhau và có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS và LCMS. Các điểm khác nhau giữa các công nghệ có thể được liệt kê như sau:

− Khả năng mở rộng

− Tính tuân theo các chuẩn − Hệ thống đóng hay mở − Tính thân thiện người dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

− Khả năng cung cấp các mô hình học tập khác nhau − Giá cả

Các LMS/LCMS mã nguồn mở

− Moodle (http://moodle.org) là một LMS mã nguồn mở, được đánh giá là một trong các LMS tốt nhất trong hệ thống mã nguồn mở. Moodle nổi bật là hướng giáo dục, được thiết kế dựa trên triết lý giáo dục tốt (constructivist). Một điểm nữa là Moodle có cộng đồng rất đông đảo với trên 98.000 thành viên. thường xuyên đóng góp ý kiến và tài chính để nâng cao chất lượng phần mềm.

DotLRN (http://www.dotlrn.org/) là một phần mềm của MIT. Theo

như MIT tuyên bố thì đây là một giải pháp rất toàn diện ứng dụng được trong nhiều môi trường khác nhau như đại học/cao đẳng, phổ thông, các tổ chức doanh nghiệp, và phần mềm này đã nhận được nhiều giải thưởng trên thế giới. − ADL Sample RTE (http://www.adlnet.org) là một LMS tuân theo

hoàn toàn các đặc tả trong SCORM. Tuy các chức năng của LMS còn tương đối đơn giản nhưng nó sẽ rất hữu ích cho bạn nếu bạn muốn tự phát triển một LMS/LCMS tuân theo SCORM. LMS này luôn là một trong các LMS tuân theo đầy đủ nhất các tiêu chuẩn trong các phiên bản SCORM mới nhất.

DotNetSCORM™ (http://www.dotnetscorm.com/) là tạo một

Learning Management System (LMS) mã nguồn mở sử dụng công nghệ.Net. Có một vài hệ thống viết bằng Java và PHP. Và đa số chúng dựa trên ADL Sample RTE.

Tuy nhiên bởi vì các công nghệ đó, chúng khó tích hợp với môi trường Windows Server. Do đó mục đích của dự án này là tạo một LMS tương thích với SCORM, hoạt động tốt trên môi trường Windows.

Các LMS/LCMS thương mại

BlackBoard (http://www.blackboard.com) là LMS thương mại chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới hiện nay về LMS thương mại. BlackBoard vừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mua WebCT (LMS chiến thị phần thứ 2). Blackboard được dùng trong môi trường học tập và giảng dạy trực tuyến tại hơn 3,300 trường đại học và cao đẳng, trong các trường phổ thông trên toàn thế giới.

eDocent (http://www.edocent.com/) là sản phẩm E-learning product, bao gồm nhiều module khác nhau và các hoạt động khác nhau giúp bạn tạo nên một giải pháp E-learning thành công. Điều phân biệt eDocent với các giải pháp khác chính là tính mềm dẻo và mở rộng được.

IBM Learning Space (http://www-306.ibm.com/software/lotus/) cho phép dễ dàng để quản lý các tài nguyên E-learning, tài nguyên học tập, và các sự kiện, quản lý học viên và các hoạt động học tập khác….

2.2. Nội dung đa phƣơng tiện

2.1.1. Giới thiệu

Thuật ngữ “multimedia” hay “đa phương tiện” bao gồm các phương tiện: văn bản, hình ảnh tĩnh, hoạt hình, âm thanh, có thể là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các sản phẩm từ kỹ thuật đó.

Các kiểu media trong hệ thống đa phương tiện gồm:

- Media độc lập với thời gian: thông tin không liên quan gì đến việc định thời luồng dữ liệu, ví dụ như văn bản, đồ hoạ, ảnh.

- Media phụ thuộc thời gian: thông tin có quan hệ chặt chẽ với thời gian, phải được trình diễn tới người sử dụng vào những thời điểm xác định.ví dụ: animation, audio, video, game online.

2.1.2. Ứng dụng đa phương tiện

Ngày nay các ứng dụng đa phương tiện phát triển rất mạnh mẽ, có thể kể ra một số ứng dụng phổ biến như: điện thoại IP, Internet radio, video conferencing, truyền hình theo yêu cầu… Yêu cầu về chất lượng dịch vụ của chúng khác so với các ứng dụng hướng dữ liệu truyền thống như: web text/image, email, ftp, dns ….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ về các ứng dụng đa phương tiện:

• Truyền video và audio đã được lưu trữ (streaming stored audio and video): Trong lớp ứng dụng này, các client yêu cầu các file audio, video đã được nén và được lưu trữ trên server. Các file audio có thể là: bài giảng, bài hát … Các file video có thể là: các đoạn phim,… Tại một thời điểm nào đó, client yêu cầu một file audio, video từ server. Trong hầu hết các ứng dụng loại này, sau một thời gian trễ vài giây, client sẽ chạy file audio, video trong khi vẫn tiếp tục nhận phần còn lại của file từ server. Đặc tính vừa chạy file, trong khi tiếp tục nhận những phần sau của file gọi là streaming . Nhiều ứng dụng còn cung cấp tính năng tương tác với người dùng (user interactivity). Ví dụ: Cho phép người dùng sử dụng các chức năng: pause, resume, jump, skip. Khoảng thời gian từ lúc người dùng đưa ra yêu cầu (play, skip, forward) tới khi bắt đầu nghe thấy trên máy client nên nằm trong khoảng từ 1 – 10 giây để có thể chấp nhận được. Yêu cầu đối với độ trễ và jitter không chặt chẽ bằng ở trong ứng dụng thời gian thực như: điện thoại internet, video conference thời gian thực. Các chương trình dùng để chơi các file audio/video được lưu trữ như: realPlayer, netshow …

• Streaming của audio và video trực tiếp (Streaming live audio and video): điều này cũng tương tự như phát thanh và truyền hình quảng bá (broadcast) truyền thống, chỉ có điều nó được thực hiện trên Internet. Trong lớp ứng dụng này, người dùng nhận được radio và video trực tiếp được phát từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các file audio, video truyền trực tiếp, không được lưu giữ, người dùng không thể pause, forward, rewind,… Tuy nhiên, nếu được lưu giữ cục bộ tại máy của người dùng, một số ứng dụng có thể pause, rewind…. Truyền hình, phát thanh trực tiếp thường được phát broadcast tới nhiều người dùng qua kĩ thuật multicast hoặc qua nhiều luồng unicast riêng. Hạn chế về thời gian của truyền hình, phát thanh trực tiếp là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khắt khe hơn so với việc truyền audio, video được lưu trữ; độ trễ tới 10 giây là có thể chấp nhận được.

• Ứng dụng tương tác audio, video thời gian thực: lớp ứng dụng này cho phép mọi người dùng audio, video để tương tác thời gian thực với người khác. Audio tương tác thời gian thực có thể coi như là điện thoại internet. Nó cung cấp dịch vụ điện thoại với giá rất rẻ. Với tương tác video thời gian thực, trong ứng dụng video-conferenceing, mọi người có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Trong các ứng dụng tương tác audio/video thời gian thực thì yêu cầu độ trễ nhỏ hơn vài trăm miligiây.

2.1.3. Sử dụng đa phương tiện trong giảng dạy

Trong lối dạy cũ, GV thuyết giảng những kiến thức trên bảng với phấn trong tay, lối dạy này thường làm cho sinh viên trở nên thụ động và cảm thấy nhàm chán. Việc giải thích trên bảng không tạo nên hứng thú và tập trung cho người học, không khuyến khích được khả năng sáng tạo của sinh viên. Do ảnh hưởng của phong tục tập quán phương Đông, khi thầy giáo đang giảng bài mà sinh viên đưa ra những câu hỏi thì được xem là “không lịch sự lắm”, giảng viên cảm thấy không dễ chịu khi đang giảng mà bị sinh viên cắt ngang như vậy.

Hiện nay, trong sự phát triển vượt bậc của CNTT và thông lưu mới ngoài mô hình giáo dục mới đã hình thành nên một mô hình khác, đó là mô hình thông tin và mô hình truyền thông. Trong mô hình này, kỹ thuật đa phương tiện đã từng bước được sử dụng và hoàn thiện.

Để tránh được sự nhàm chán thường gặp trong mô hình dạy truyền thống, multimedia được đưa vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao kết quả truyền thụ kiến thức cũng như khả năng, thái độ của sinh viên. Multimedia có thể cùng trong một thời gian cho phép giảng viên đưa vào nhiều phương thức dạy và học đối với sinh viên, từ đó làm thay đổi trạng thái và tránh được sự truyền đạt kiến thức đơn điệu. Trong giờ học, ngoài những nội dung cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của bài học còn có những trình chiếu các ví dụ, hình ảnh mở rộng mà giảng viên sưu tầm ở trên mạng Internet hay ở báo chí… làm cho bài học trở nên sinh động hơn, sôi nổi hơn, giảm bớt sự căng thẳng cho sinh viên và còn làm cho sinh viên hứng thú với việc học hơn.

Các công cụ phục vụ cho việc giảng dạy hiện nay rất đa dạng như máy chiếu, video, máy ghi âm, phần mềm trình diễn, hệ thống nghe nhìn, phòng lab, đĩa CD, băng video, máy quay camera, máy quay video kỹ thuật số, máy vi tính và máy tính xách tay.… Các phương tiện này đã góp phần làm cho bài giảng sinh động, tạo nên sự hứng thú và tập trung theo dõi của sinh viên.

Bên cạnh những phương tiện dạy học này thì sự kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại sẽ gây được chú ý của sinh viên, do đó phần giảng dạy của giảng viên cũng trở nên hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu công nghệ phát triển hệ thống e-learning và ứng dụng trong quản lý nội dung đa phương tiện phục vụ cho luyện thi trực tuyến (Trang 32 - 69)