Thuật ngữ “multimedia” hay “đa phương tiện” bao gồm các phương tiện: văn bản, hình ảnh tĩnh, hoạt hình, âm thanh, có thể là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương tiện chuyển hóa thông tin và các sản phẩm từ kỹ thuật đó.
Các kiểu media trong hệ thống đa phương tiện gồm:
- Media độc lập với thời gian: thông tin không liên quan gì đến việc định thời luồng dữ liệu, ví dụ như văn bản, đồ hoạ, ảnh.
- Media phụ thuộc thời gian: thông tin có quan hệ chặt chẽ với thời gian, phải được trình diễn tới người sử dụng vào những thời điểm xác định.ví dụ: animation, audio, video, game online.
2.1.2. Ứng dụng đa phương tiện
Ngày nay các ứng dụng đa phương tiện phát triển rất mạnh mẽ, có thể kể ra một số ứng dụng phổ biến như: điện thoại IP, Internet radio, video conferencing, truyền hình theo yêu cầu… Yêu cầu về chất lượng dịch vụ của chúng khác so với các ứng dụng hướng dữ liệu truyền thống như: web text/image, email, ftp, dns ….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ về các ứng dụng đa phương tiện:
• Truyền video và audio đã được lưu trữ (streaming stored audio and video): Trong lớp ứng dụng này, các client yêu cầu các file audio, video đã được nén và được lưu trữ trên server. Các file audio có thể là: bài giảng, bài hát … Các file video có thể là: các đoạn phim,… Tại một thời điểm nào đó, client yêu cầu một file audio, video từ server. Trong hầu hết các ứng dụng loại này, sau một thời gian trễ vài giây, client sẽ chạy file audio, video trong khi vẫn tiếp tục nhận phần còn lại của file từ server. Đặc tính vừa chạy file, trong khi tiếp tục nhận những phần sau của file gọi là streaming . Nhiều ứng dụng còn cung cấp tính năng tương tác với người dùng (user interactivity). Ví dụ: Cho phép người dùng sử dụng các chức năng: pause, resume, jump, skip. Khoảng thời gian từ lúc người dùng đưa ra yêu cầu (play, skip, forward) tới khi bắt đầu nghe thấy trên máy client nên nằm trong khoảng từ 1 – 10 giây để có thể chấp nhận được. Yêu cầu đối với độ trễ và jitter không chặt chẽ bằng ở trong ứng dụng thời gian thực như: điện thoại internet, video conference thời gian thực. Các chương trình dùng để chơi các file audio/video được lưu trữ như: realPlayer, netshow …
• Streaming của audio và video trực tiếp (Streaming live audio and video): điều này cũng tương tự như phát thanh và truyền hình quảng bá (broadcast) truyền thống, chỉ có điều nó được thực hiện trên Internet. Trong lớp ứng dụng này, người dùng nhận được radio và video trực tiếp được phát từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Các file audio, video truyền trực tiếp, không được lưu giữ, người dùng không thể pause, forward, rewind,… Tuy nhiên, nếu được lưu giữ cục bộ tại máy của người dùng, một số ứng dụng có thể pause, rewind…. Truyền hình, phát thanh trực tiếp thường được phát broadcast tới nhiều người dùng qua kĩ thuật multicast hoặc qua nhiều luồng unicast riêng. Hạn chế về thời gian của truyền hình, phát thanh trực tiếp là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khắt khe hơn so với việc truyền audio, video được lưu trữ; độ trễ tới 10 giây là có thể chấp nhận được.
• Ứng dụng tương tác audio, video thời gian thực: lớp ứng dụng này cho phép mọi người dùng audio, video để tương tác thời gian thực với người khác. Audio tương tác thời gian thực có thể coi như là điện thoại internet. Nó cung cấp dịch vụ điện thoại với giá rất rẻ. Với tương tác video thời gian thực, trong ứng dụng video-conferenceing, mọi người có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Trong các ứng dụng tương tác audio/video thời gian thực thì yêu cầu độ trễ nhỏ hơn vài trăm miligiây.
2.1.3. Sử dụng đa phương tiện trong giảng dạy
Trong lối dạy cũ, GV thuyết giảng những kiến thức trên bảng với phấn trong tay, lối dạy này thường làm cho sinh viên trở nên thụ động và cảm thấy nhàm chán. Việc giải thích trên bảng không tạo nên hứng thú và tập trung cho người học, không khuyến khích được khả năng sáng tạo của sinh viên. Do ảnh hưởng của phong tục tập quán phương Đông, khi thầy giáo đang giảng bài mà sinh viên đưa ra những câu hỏi thì được xem là “không lịch sự lắm”, giảng viên cảm thấy không dễ chịu khi đang giảng mà bị sinh viên cắt ngang như vậy.
Hiện nay, trong sự phát triển vượt bậc của CNTT và thông lưu mới ngoài mô hình giáo dục mới đã hình thành nên một mô hình khác, đó là mô hình thông tin và mô hình truyền thông. Trong mô hình này, kỹ thuật đa phương tiện đã từng bước được sử dụng và hoàn thiện.
Để tránh được sự nhàm chán thường gặp trong mô hình dạy truyền thống, multimedia được đưa vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao kết quả truyền thụ kiến thức cũng như khả năng, thái độ của sinh viên. Multimedia có thể cùng trong một thời gian cho phép giảng viên đưa vào nhiều phương thức dạy và học đối với sinh viên, từ đó làm thay đổi trạng thái và tránh được sự truyền đạt kiến thức đơn điệu. Trong giờ học, ngoài những nội dung cơ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của bài học còn có những trình chiếu các ví dụ, hình ảnh mở rộng mà giảng viên sưu tầm ở trên mạng Internet hay ở báo chí… làm cho bài học trở nên sinh động hơn, sôi nổi hơn, giảm bớt sự căng thẳng cho sinh viên và còn làm cho sinh viên hứng thú với việc học hơn.
Các công cụ phục vụ cho việc giảng dạy hiện nay rất đa dạng như máy chiếu, video, máy ghi âm, phần mềm trình diễn, hệ thống nghe nhìn, phòng lab, đĩa CD, băng video, máy quay camera, máy quay video kỹ thuật số, máy vi tính và máy tính xách tay.… Các phương tiện này đã góp phần làm cho bài giảng sinh động, tạo nên sự hứng thú và tập trung theo dõi của sinh viên.
Bên cạnh những phương tiện dạy học này thì sự kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại sẽ gây được chú ý của sinh viên, do đó phần giảng dạy của giảng viên cũng trở nên hiệu quả hơn.
Việc sử dụng multimedia trong quá trình giảng dạy đã giúp quá trình học tập của sinh viên trở nên sinh động hơn và tạo được hứng thú cho sinh viên trong vấn đề tiếp cận bài học và nhất là với các đồng chí giảng viên tập sự thì việc sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học là điều rất cần thiết khi thực hiện bài duyệt giảng và quá trình giảng dạy sau này.
2.3. Các công cụ hỗ trợ nội dung đa phƣơng tiện trong e-learning
Dựa vào chức năng của các công cụ, có thể chia các công cụ phục vụ cho E-learning thành ba loại chính: công cụ để truy cập E-learning, công cụ để tạo nội dung trong E-learning, công cụ phục vụ việc phân phối E-learning.
2.3.1. Công cụ để truy cập E-learning
Để có thể học tập, người dùng cần phải truy cập vào hệ thống. Do đó, việc học tập điện tử cần phải có các công cụ để tìm kiếm, duyệt, hiển thị và chạy các nội dung của E-learning. Các công cụ đó phải tin cậy, dễ sử dụng, dễ thao tác và có khả năng hiển thị thông tin một cách chính xác.
− Trình duyệt Web: cung cấp một giao diện người dùng (GUI) của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có giữa những người trên toàn cầu, bằng cách đọc các file mã hóa bằng ngôn ngữ định dạng siêu văn bản, trình duyệt có thể cung cấp các thông tin cần thiết người dùng sử dụng các dòng máy tính khác nhau.
− Media Player và Viewer: cho phép người dùng hiển thị dữ liệu giảng dạy với âm thanh, hình ảnh, video...
2.3.2. Công cụ biên tập nội dung trong hệ thống E-Learning
2.3.2.1. Công cụ mô phỏng
Các chương trình máy tính có thể mô phỏng các điều kiện thời tiết, các phản ứng hoá học, các quá trình sinh học... Môi trường IT (Information Technology) cũng có thể mô phỏng được. Gần với mô phỏng là hoạt hình (animation). Hoạt hình là sự mô phỏng một chuyển động bằng cách thể hiện một tập các ảnh, hoặc các frame. Có những công cụ hoàn hảo dùng cho việc tạo các hoạt hình và các mô phỏng của môi trường IT. Với các công cụ như vậy, bạn có thể ghi và điều chỉnh các sự kiện diễn ra trên màn hình máy tính. Với hoạt hình chỉ là ghi lại các sự kiện một cách thụ động, tức là học viên chỉ xem được những hành động gì diễn ra mà không thể tương tác với các hành động đó. Với công cụ mô phỏng bạn có thể tương tác với các hành động (vd: phần mềm Adobe Flash).
Các tính năng của phần mềm:
Ghi lại các chuyển động trên màn hình
Chỉnh sửa lại các chuyển động
Đưa thêm text các thành phần đồ họa như các mũi tên chỉ dẫn
Đưa thêm tương tác cho học viên
Đưa thêm audio/video
Xuất ra các định dạng khác nhau như *.swf, *.avi, *.gif ...
Khả năng ứng dụng trong E-Learning
Giải thích và trình diễn việc thực hiện các nhiệm vụ trong các ứng dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đào tạo kĩ năng cho các học viên không cần sử dụng môi trường thực.
Ưu điểm và nhược điểm của những phần mềm loại này:
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
Giúp học viên hiểu nhanh hơn Đầu ra có kích thước tương đối lớn
Tạo các đối tượng học tập nhanh và dễ dàng
Những ứng dụng này chỉ tập trung vào nội dung IT.
Tạo được hứng thú cao cho người học Học viên có thể tham gia tương tác trực tiếp
Hình 2.2: Bảng so sánh khả năng ứng dụng phần mềm mô phỏng 2.3.2.2. Công cụ soạn bài điện tử
Là các công cụ giúp cho việc tạo nội dung học tập một cách dễ dàng. Các trang web với các thành phần duyệt và tất cả các loại tương tác (thậm chí cả các bài kiểm tra) được tạo ra dễ dàng như việc tạo một bài trình bày bằng PowerPoint, Adobe Captive… Với loại ứng dụng này bạn có thể nhập các đối tượng học tập đã tồn tại trước như text, ảnh, âm thanh, các hoạt hình và video chỉ bằng việc kéo thả. Điều đáng chú ý là nội dung sau khi soạn xong có thể xuất ra các định dạng như HTML, CD-ROM, hoặc các gói tuân theo chuẩn SCORM/AICC.
Các tính năng của công cụ
Tạo các đối tượng duyệt
Tạo các tương tác
Nhập các đối tượng đã tồn tại
Liên kết các đối tượng học tập với nhau
Cung cấp các mẫu tạo khoá học nhanh chóng, thuận tiện
Sử dụng lại các đối tượng học tập
Tạo các bài kiểm tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cung cấp khả năng phát triển các tính năng cao cấp thông qua lập trình
khả năng ứng dụng trong E-Learning .
Công cụ loại này không có hạn chế nào cả. Tất cả các mô hình học tập có thể sử dụng được, tất cả các loại tương tác có thể xây dựng được. Ngoài ra, các đối tượng học tập khác như các hoạt hình (được tạo bằng các công cụ khác) có thể được tích hợp.
Ưu điểm và nhược điểm của những phần mềm loại này:
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
Nhập các đối tượng học tập đã có trước nhanh chóng, hỗ trợ nhiều định dạng.
Các sản phẩm trông giống nhau nếu bạn không đưa thêm các đối tượng duyệt của riêng bạn.
Không đòi hỏi các kiến thức về lập trình (rất dễ học).
Giá thành cao.
Dễ sử dụng lại các đối tượng học tập. Xuất ra nhiều định dạng khác nhau (HTML, gói tương thích với SCORM, EXE...).
Có các tính năng lập trình nâng cao.
Hình 2.3: Bảng so sánh khả năng ứng dụng phần mềm mô phỏng 2.3.2.3. Công cụ soạn thảo Web
Là phần mềm dùng để tạo các trang web, giúp phát triển một Website nhanh hơn, hiệu quả hơn. Có thể phân loại như sau:
Phần mềm soạn thảo HTML - HTML editors (giúp bạn viết mã HTML)
Phần mềm soạn thảo trực quan -WYSIWYG editors (giúp tự sinh mã
HTML thông qua việc bạn soạn thảo, kéo thả các thành phần)
Phần mềm soạn thảo trực quan có hỗ trợ thêm các tính năng để tạo nội
dung E-Learning.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhập các đối tượng từ bên ngoài như các file flash, ảnh, film, audio...
Định nghĩa và tạo bố cục các trang web theo một cách đơn giản
Thay đổi các trang web bằng cách thay đổi mã HTML trực tiếp
Sử dụng mẫu (template) và CSS (Cascading Style Sheets)
Sử dụng các tính năng nâng cao như dùng lớp, các nút.
Cung cấp các tính năng kết nối tới cơ sở dữ liệu
Có các add-in hỗ trợ (CourseBuilder, LearningSite của Dreamweaver).
Khả năng ứng dụng: Công cụ không có hạn chế nào cả, tất cả các loại mô hình học tập có thể được sử dụng, tất cả các loại tương tác có thể xây dựng được. Hơn nữa, các đối tượng E-Learning khác cũng có thể được tích hợp. Ưu điểm và nhược điểm của những phần mềm loại này:
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
Khả năng nhập các đối tượng học tập ở ngoài vào trong hệ thống
Tạo nội dung học tập đòi hỏi rất nhiều thời gian. Tính tuân theo chuẩn E-Learning còn chưa tốt
Không yêu cầu kiến thức lập trình lúc bắt đầu. Dễ sử dụng lại các đối tượng học tập và rẻ.
Để tạo các tương tác phức tạp bạn cần phải biết các kiến thức về lập trình tương đối sâu.
Một vài mẫu đã được tạo ra trước dùng cho việc tạo ra nội dung học tập
Kiến thức về HTML vẫn yêu cầu, thậm chí với nội dung đơn giản
Hình 2.4: Bảng so sánh khả năng ứng dụng phần mềm thiết kế web 2.3.2.4. Công cụ tạo bài trình bày có Multimedia
Là phần mềm hỗ trợ đưa multimedia lên mạng, ngoài ra những phần mềm này hỗ trợ tính năng phát trực tiếp các bài trình bày qua mạng (vd: Macromedia Breeze, MS Producer, Stream Author ). Phần mềm này phân loại theo:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khả năng chỉnh sửa, đồng bộ hoá các multimedia có trong bài trình bày
Khả năng cung cấp các mẫu (template) bài trình bày
Khả năng quản lý các bài trình bày
Quản lý những người tham gia bài trình bày
Tối ưu hoá băng thông khi phát bài trình bày trên mạng
Đưa các câu hỏi kiểm tra vào trong bài trình bày
Phần mềm có tính năng chung sau:
Ghi âm thanh và hình ảnh (video) của người trình bày
Xuất ra một số định dạng khác nhau
Khả năng phát bài trình bày trực tiếp trên mạng
Đồng bộ hoá âm thanh, video với các slide trình bày
Khả năng ứng dụng trong E-Learning: phần mềm thích hợp cho việc tạo các bài trình bày có multimedia đi kèm (audio, video) sau đó phát trên mạng cho nhiều người xem. Các bài trình bày có thể được phát trực tiếp hoặc lưu lại để có thể xem sau khi có thời gian.
Ưu điểm và nhược điểm của những phần mềm loại này:
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
Dễ sử dụng do các phần mềm thường tích hợp vào PowerPoint
Các bài trình bày không có cấu trúc phức tạp.
Tạo ra được các bài trình bày hấp dẫn do có multimedia. Xuất ra được định dạng có thể phát trên mạng, chia sẻ thông tin với mọi người.
Bài trình bày thường chỉ thực hiện được một chiều, không có sự tương