TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU
5.1. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
Mặt dù cơ cấu vốn của ngân hàng từng bước được điều chỉnh hợp lý nhưng việc huy động vốn từ dân cư vẫn còn thấp và còn gặp nhiều khó khăn. Một mặt là do lãi suất huy đông của ngân hàng vẫn còn thấp hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn, mặt khác do đời sống của người dân không cao nên số tiền nhàn rỗi không nhiều.
Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh thương mại và dịch vụ còn thấp so với tiền năng của ngân hàng. Nguyên nhân là cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm trong việc phẩm định loại hình này đồng thời năng lực hoạt động của một số cơ sở kinh doanh vẫn còn hạn chế.
Địa bàn hoạt động của huyện rộng nhưng mà cán bộ của ngân hàng còn ít nên việc quản lý cũng gặp khó khăn.
Phần lớn khách hàng của ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải là người nông dân. Người nông dân chủ yếu là làm ngành nuôi trồng thủy, hải sản nên chịu rủi ro cao do ảnh hưởng bởi thời tiết, đa phần không có vốn để sản xuất. Vì vậy chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng nếu thất mùa hay giá cả thấp thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng gặp không ít khó khăn và sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng.
5.2. NHỮNG ƯU THẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HÀNG
Nguồn vốn huy động của dân cư tăng trưởng khá, cơ cấu nguồn vốn đã từng bước được điều chỉnh tương đối phù hợp với sự chỉ đạo của ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, cụ thể: tiền gửi của dân cư đến ngày 31/12/2007 là 41.508 triệu đồng chiếm tới 60,56% trong tổng nguồn vốn huy động. Ngoài ra từ công tác chỉ đạo điều hành đến việc thực hiện đều xác định công tác huy động vốn là
O