Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của nhno và ptnt huyện đông hải tỉnh bạc liêu (Trang 35 - 39)

Từ bảng 7 cho ta thấy doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp tăng giảm không đều qua 3 năm 2005 – 2007. Cụ thể như sau năm 2005 là 597 triệu đồng, năm 2006 là 555 triệu đồng và năm 2007 là 591 triệu đồng, như ta thấy chỉ chênh lệch với số lượng không đáng kể cụ thể như năm 2006 giảm so với năm 2005 là 42 triệu đồng, còn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 36 triệu đồng. Có sự tăng giảm như vậy là do ngành nông nghiệp sản xuất chưa ổn định ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, thiên tai… nên doanh số cho vay cũng tăng giảm theo, làm như vậy để ngân hàng hạn chế được rủi ro, mà ở đây chủ yếu là ngân hàng cho vay ngắn hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân như mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu,…nên nhu cầu vốn cũng không lớn cho mấy.

O

GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên SVTH: H36 ồ Văn Phúc

Bàng 7: DOANH S CHO VAY THEO NGÀNH KINH T

ĐVT: Triu đồng So Sánh 2006/2005 So Sánh 2007/2006 Ngành kinh tế Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 S tin % S tin % 1. Nông nghiệp 597 555 591 (42) (7,04) 36 6,49 Trồng trọt 577 431 506 (146) (25,30) 75 17,40 Chăn nuôi 20 124 85 104 520,00 (39) (31,45) 2. Nuôi trồng thủy sản, Muối 117.746 86.206 57.466 (31.540) (26,79) (28.740) (33,34) Nuôi trồng thủy sản chuyển đổi 116.906 85.869 56.571 (31.037) (26,55) (29.298) (34,12) Muối 840 337 895 (503) (59,88) 558 165,58 Đánh bắt thủy sản mới - - - - 3. Thương nghiệp - Dịch vụ 2.988 3.168 7.390 180 106,02 4.222 133,27 4. Cho vay đời sống 3.800 10.793 13.658 6.993 184,03 2.865 26,54 5. Cho vay khác 4.565 4.768 22.932 203 4,45 18.164 380,96 Tng cng 129.696 105.490 102.037 (24.206) (18,66) (3.453) (3,27) (Nguồn: Phòng tín dụng)

O

Còn đối vời ngành thủy, hải sản, muối doanh số cho vay liên tục giảm qua 3 năm 2005 – 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành nuôi trồng thủy hải sản chuyển đổi liên tục giảm qua 3 năm 2005 – 2007. Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 31.540 triệu đồng, và năm 2007 giảm so với năm 2006 là 28.740 triệu đồng. Có sự tuột giảm như vậy là do ngân hàng bước giảm cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản chuyển đổi vì ngành này trong những năm gần đây luôn bị một số hạn chế nhất định như là thời tiết không ổn định, giá cả đầu vào luôn tăng, thiếu điều kiện kỹ thuật, non kinh nghiệm… ngành này chứa đựng rủi ro rất cao là vì người dân mất mùa, không trúng vụ thì người dân sẽ trắng tay lúc đó việc thu hồi nợ sẽ gặp nhiều khó khăn cho nên ngân hàng mới giảm doanh số cho vay đối với ngành này.

Còn đối với việc làm muối có sự tăng giảm không đều qua 3 năm 2005 – 2007. Trong đó năm 2006 giảm so với năm 2005 là 503 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay đối với làm muối giảm là do trong những năm gần đây thời tiết không ổn định bị bão, mưa lớn, áp thấp nhiệt đới… đã ảnh hưởng tới việc làm muối của người dân. Còn năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là do người dân thường bán muối theo vụ nên đến cuối năm có tiền trả nợ ngân hàng và sau đó vay lại để làm vụ tiếp theo.

Ta thấy doanh số cho vay đối với ngành đánh bắt thủy hải sản mới không có là do cơn bão số 5 năm 1997 qua đi, lại gặp nhiều chặng bão gần đây cộng với thời tiết bất ổn đã làm cho nhiều chiếc thuyền đánh bắt xa bờ bị hư hỏng nặng, người dân không còn mặn mà với việc đánh bắt này nữa, với lại muốn đạt hiệu quả cao phải đầu tư những con tàu có công suất lớn, vốn bỏ ra nhiều vượt quá khả năng của ngân hàng huyện Đông Hải.

Đối với ngành Thương nghiệp – Dịch vụ là món cho vay ngắn hạn, ít rủi ro cho nên doanh số cho vay đối với ngành này không ngừng tăng lên trong 3 năm 2005 – 2007. Cụ thể là năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 180 triệu đồng, tăng lên 6,02%. Còn năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 4.222 triệu đồng, tăng lên so năm 2006 là 33,27%. Có sự tăng lên như vậy là do ngành Thương nghiệp – Dịch vụ hoạt động theo mùa theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, có thời hạn ngắn, cho nên khả năng trả nợ của ngành này là cao nên ít rủi ro hơn so với ngành nuôi trông thủy hải sản. Vì vậy ngân hàng luôn mở rộng đầu tư đối

O

với ngành này cho nên doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua 3 năm 2005 – 2007.

Còn đối với doanh số cho vay liên tục tăng lên qua 3 năm 2005 – 2007. Đây là món vay chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống của cán bộ, công nhân viên chức, khoản cho vay này có độ an toàn cao vì khả năng trả nợ của họ là rất lớn. Cho nên các khoản cho vay đời sống không ngừng tăng lên qua 3 năm 2005 – 2007. Cụ thể là năm 2006 tăng so với năm 2005 là 6.993 triệu đồng, tương ứng tăng lên 184,03%, còn năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 4.222 triệu đồng, tăng 133,27%, là do nhu cầu đời sống của người dân ngày càng cao nên nhu cầu vay cũng tăng lên đáng kể.

Còn đối với cho vay khác luôn tăng, như cho vay ngành tiểu thủ công, cho vay cầm cố các chứng từ có giá… cũng tăng lên trong 3 năm 2005 – 2007. Cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 203 triệu đồng, tăng 4,45% còn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 18.164 triệu đồng, tăng 380,96%. Trong đó năm 2007 tăng rất cao nguyên nhân là do nhu cầu đời sống của người dân tăng cao, nhiều hộ chủ trương kinh doanh mua bán nhỏ như là bán phụ tùng xe, tiệm uống tôc… cho nên họ cần có vốn để kinh doanh đầu tư chính vì vậy làm cho doanh số cho vay tăng lên đột biến như vậy.

Tóm lại: Doanh số cho vay luôn giảm qua 3 năm 2005 – 2007. Là do ngân hàng hạn chế việc cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản nằm hạn chế rủi ro, tuy nhiên nó cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì đều đó mà ngân hàng đang hướng tới việc đầu tư vào các ngành mới như thương nghiệp – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…

O

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của nhno và ptnt huyện đông hải tỉnh bạc liêu (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)