Qua bảng 9 ta thấy doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tăng giảm không đều qua 3 năm 2005 - 2007. Tổng doanh số thu nợ năm 2005 là 142.761 triệu đồng, sang năm 2006 tổng doanh số thu nợ là 224.744 triệu đồng, tăng lên tuyệt đối là 81.613 triệu đồng, năm 2007 thì tổng doanh số thu nợ là 123.143 triệu đồng, giảm xuống là 100.741 triệu đồng. Tổng doanh số thu nợ năm 2006 tăng so với năm 2005 là 57,36%. Nguyên nhân đạt được kết quả như vậy là do việc nuôi trồng thủy hải sản đạt hiệu quả cao trong năm 2006, và công tác thu hồi nợ đang triển khai tích cực hơn. Sang năm 2007 so với năm 2006 thì việc thu hồi nợ giảm đáng kể giảm tới 45%, là do việc sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn thời tiết không thuận lợi, tình hình giá cả luôn tăng đột biến trong khi đó giá tôm thì không tăng, bước đầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nuôi trồng thủy hải sản còn gặp nhiều khó khăn, nên việc thu hồi nợ của ngân hàng giảm so với năm 2006.
O
41
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng So Sánh 2006/2005 So Sánh 2007/2006 Ngành kinh tế Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp 768 900 635 132 17,19 (265) (29,44) Trồng trọt 649 784 529 135 20,80 (255) (32,53) Chăn nuôi 119 116 106 (3) (2,52) (10) (8,62) 2. Nuôi trồng thủy sản, Muối 127.152 199.954 98.456 72.802 57,26 (101.498) (50,76) Nuôi trồng thủy sản chuyển đổi 126.121 198.424 83.109 72.303 57,33 (115.315) (58,12) Muối 865 1215 532 350 40,46 (,683) (56,21) Đánh bắt thủy sản mới 166 315 10 149 0 (305) 0 3. Thương nghiệp - dịch vụ 1.885 2.259 4.659 374 19,84 2.400 106,24 4. Cho vay đời sống 7.976 16.047 12.199 8.071 101,19 (3.848) (23,98) 5. Cho vay khác 4.490 4.724 7.194 234 5,21 2.470 52,29 Tổng cộng 142.271 224.884 123.143 81.613 57,36 (100.741) (45,00) (Nguồn: Phòng tín dụng)
O
Còn đối với ngành Thương nghiệp – Dịch vụ doanh số thu nợ luôn tăng lên trong 3 năm 2005 – 2007. Vì đây là ngành ít rủi ro dả lại được sự chú trọng quan tâm của huyện nên việc thu hồi nợ cũng diễn ra thuận lợi.
Đối với lĩnh vực cho vay đời sống doanh số thu nợ có sự tăng giảm không đều qua 3 năm 2005 – 2007. Khi cho vay đời sống ngân hàng chủ yếu cho cán bộ, công nhân viên chức, nên ít rủi ro hơn so với cho vay các ngành khác. Trong năm 2006 doanh số thu nợ tăng lên so với năm 2005 là 8.071 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 101,19%. Nguyên nhân là do trong năm 2006 nhà nước đã nhiều lần lương cho cán bộ, công nhân viên chức mà ta đã biết việc thu nợ từ cán bộ, công nhân viên chức là trích theo lương chính vì vậy khi lương tăng thì việc thu nợ cũng tăng theo. Còn năm 2007 giảm so với năm 2006 là do vật giá leo lang, tất cả các mặt hàng đều tăng nhưng lương thì chưa tăng vì cuộc sống của cán bộ gặp nhiều khó khăn qua đó việc thu hồi nợ cũng giảm xuốn.
Còn đối với ngành nông nghiệp thì việc thu hồi nợ cũng tăng giảm không ổn định, cụ thể năm 2006 tăng so với năm 2005 là 132 triệu đồng, chiếm 17,19%, năm 2007 so với năm 2006 thì lại giảm xuống là 265 triệu đồng, giảm 29,44%. Nguyên nhân là do năm 2006 người dân làm ăn trúng mùa, được giá, làm cho người dân có cuộc sống tương đối ổn định. Vì vậy việc thu hồi vốn của ngân hàng cũng thuận lợi nhưng sang năm 2007 thì việc thu nợ gặp không ít khó khăn từ phía người dân mà chủ yếu là người dân mất mùa, đa phần chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản, thời tiết lại không ổn định, dả lại người dân đang đứng trước sự tăng giá liên tục đối với các mặt hàng như: phân bón, thuốc trừ sâu, tiền nhân công… đã làm cho cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, nên việc thu hồi nợ ngân hàng cũng không như ý muốn và vì lý do đó mà ngân hàng cũng thu nợ chậm lại đối với ngành nông nghiệp.
Cuối cùng là doanh số thu nợ của ngành khác cũng luôn tăng trong 3 năm 2005 – 2007. Vì đây là ngành ít rủi ro dả lại khi cho vay đối với ngành tiểu thủ công, cầm cố chứng từ có giá… thì lúc đó ngân hàng đã nắm trong tay cái giá trị mà họ đã đem đi thế chấp chính vì vậy họ sẽ trả nợ đúng thời hạn với ngân hàng. Vì vậy việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng diễn ra thuận lợi hơn.
O