Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của nhno và ptnt huyện đông hải tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 34)

Nhìn vào bảng 5 ta có thể khẳng định dư nợ cho vay đối với ngành thủy hải sản, muối, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế.

O

31

Bng 5: DƯ N CHO VAY THEO NGÀNH KINH T

ĐVT: Triu đồng So Sánh 2006/2005 So Sánh 2007/2006 Ngành kinh tế Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 s tin % s tin % 1. Nông nghip 860 516 372 (344) (40,0) (144) (27,91) Trồng trọt 756 404 381 (352) (46,6) (23) (5,69) Chăn nuôi 104 112 91 8 7,7 (21) (18,75) 2. Thy hi sn, Mui 196.487 82.738 46.161 (113.749) (57,9) (36.577) (44,21) Nuôi trồng thủy sản chuyển đổi 195.176 82.620 45.782 (112.556) (57,7) (36.838) (44,59) Muối 986 108 379 (878) (89,0) 271 250,93 Đánh bắt thủy sản mới 325 10 0 (315) (96,9) (10) (100) 3. Thương nghip - Dch v2.188 3.097 5.895 909 41,5 2.798 90,35 4. Cho vay đời sng 20.536 15.282 15.639 (5.254) (25,6) 357 2,34

Cho vay tiêu dùng 16.189 13.955 15.414 (2.234) (13,8) 1.459 10,46 Cho vay cơ sở hạ tầng 4.431 1.327 225 (3.104) (70,1) (1.102) (83,04)

5. Cho vay khác 1.274 1.318 14.178 44 3,5 12.860 975,72 Tng cng 221.345 102.951 82.245 (118.394) (53,5) (20.706) (20,11)

O

Cụ thể như sau năm 2005 chiếm tỷ trọng là 88,77%, năm 2006 chiếm tỷ trọng là 80,37% và năm 2007 chiếm tỷ trọng là 56,13%, trong dư nợ cho vay của toàn ngành kinh tế. Sở dĩ ngành nuôi trồng thủy, hải sản, muối, chiếm tỷ trọng cao như vậy là do chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa nước kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản, muối, theo tinh thần nghị quyết số 09 của chính phủ cụ thể là đề án quy hoạch cơ cấu sản xuất vùng Bắc và Nam quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu. Với định hướng, đó diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, đến nay diện tích này chỉ còn 897 ha và làm nhiều vùng đất ngặp mặn nên việc trồng một số loại cây ăn trái thí điểm ở một số khu vực như ấp Vĩnh Điều thuộc xã Long Điền Đông chưa mang lại hiệu quả cao; việc chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng gặp không ít khó khăn; không chỉ có vậy dịch cúm gia cầm đang có chiều hướng tăng lên trong 3 năm gần đây. Do đó, ngân hàng đã giảm dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp, với tốc độ giảm của năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2006 giảm so với năm 2005 là 40%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 27,91%. Ngược lại với ngành nông nghiệp thì diện tích đất nuôi trồng thuỷ hải sản không ngừng tăng lên. Đến năm 2007 diện tích đất ngành nuôi trồng thủy hải sản là 39.520 ha. Trong đó với mô hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp là 945 ha, quảng canh cải tiến và kết hợp là 38.340 ha, còn lại 235 ha là nuôi thủy hải sản khác. Tuy diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản không ngừng tăng lên nhưng dư nợ cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản lại lien tục giảm trong 3 năm 2005 – 2007. Trong đó, giảm dư nợ cho vay nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy hải sản chuyển đổi. Vì đây là ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro, do việc nuôi trông thủy hải chuyển đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn nước thường xuyên bị ô nhiễm, con tôm giống kém hiệu quả, kỹ thuật nuôi tôm còn lạc hậu, giá nguyên vật liệu cao…biết trước được đều này nên ngân hàng đã chủ động giảm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản chuyển đổi sao cho đảm bảo được sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: hoàn thành mục tiêu lợi nhuận và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Còn đối với việc dư nợ cho vay làm muối thì có sự tăng giảm không đều qua các năm 3 năm 2005 – 2007. Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 878 triệu đồng, còn năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 271 triệu đồng, có sự tăng giảm như thế là vì một phần do đều kiện thời tiết không ổn định, giá cả leo thang. Năm 2007 dư nợ cho vay từ làm

O

muối tăng lên là vì người dân thường thu hoạch vào cuối mùa vụ, chờ giá muối tăng lên để bán nên chưa có tiền thanh toán cho ngân hàng nên dư nợ cho vay đối với làm muối cũng tăng lên.

Với chính sách giảm dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp, và nuôi trồng thủy hải sản thì bên cạnh đó ngân hàng đã tập trung nhiều hơn cho vay đối với ngành thương nghiệp – dịch vụ. Đây được đánh giá là một trong những ngành nghề cho vay chứa đựng ít rủi ro của ngân hàng, mặc dù tốc độ dư nợ cho vay của ngành này liên tục tăng qua các năm như năm 2006 tăng so với năm 2005 là 909 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.798 triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng từ 41,5% trở lên. Nhưng nó chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay đối với ngành kinh tế từ năm 2005 đến 2007 là 0,99%, 3,01%, và 7,2%. Điều này không xuất phát từ ngân hàng mà nguyên nhân chính là do việc chuyển hướng kinh tế sang công thương nghiệp – dịch vụ của huyện đang diễn ra rất chậm, đồng thời năng lực hoạt động của một số cơ sở kinh doanh thương nghiệp – dịch vụ trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế như bước đầu còn non kinh nghiệm kinh doanh, không có tài sản thế chấp khi vay vốn…

Ngoài ra, còn một lĩnh vực cho vay cũng khá là quan trọng góp phần nâng tổng dư nợ cho vay theo ngành của ngân hàng lên đó là cho vay đời sống. Nó chỉ đứng sau dư nợ cho vay đối với ngành thủy hải sản. Ở đây ngân hàng chủ yếu cho vay tiêu dùng để phục vụ nhu cầu của người dân như mua xe, sửa chữa nhà ở, và đáp ứng nhu cầu vật chất của người dân. Đây là lĩnh vực cho vay ít rủi ro của ngân hàng, tuy nhiên đây là món vay trung hạn qua 3 năm nên ngân hàng mới thu hồi được nợ gốc. Vì vậy, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này không ngừng tăng giảm qua 3 năm, cụ thể là năm 2006 so với 2005 giảm 25,6%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,34%.

Cuối cùng là dư nợ cho vay đối với ngành khác bao gồm (cho vay đối với ngành tiểu thủ công, cho vay theo vốn chỉ định 985, và cho vay cầm cố chứng từ có giá). Qua bảng 5 ta thấy dư nợ cho vay của lĩnh vực này biến động bất thường cụ thể năm 2005 và năm 2006 chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng qua năm 2007 lại chiếm một tỷ trọng tương đối lớn tăng vượt bậc so với năm 2006, cụ thể là tăng tới 975,72%. Nguyên nhân dư nợ cho vay đối với ngành khác tăng lên vượt bậc như vậy là do việc nuôi tôm, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm…kém hiệu

O

quả nên người dân chuyển sang buôn bán, kinh doanh để kiếm sống. Nên họ cần vốn để kinh doanh, dả lại mọi người thường có ý nghĩ là lấy tiền của người khác để đầu tư kiếm lời, chớ không dùng tiền của mình để kinh doanh với ý nghĩ như vậy nên họ thường vay vốn của ngân hàng để kinh doanh do đó đã làm cho dư nợ tăng lên đáng kể.

Tóm lại: Nhìn chung dư nợ cho vay của ngân hàng giảm trong 3 năm 2005 – 2007. Nguyên nhân là do ngân hàng thu hẹp đầu tư đối với ngành nông nghiệp và nuôi trông thủy hải sản, chỉ lựa chọn những hộ có khả năng thu hồi nợ tốt, trong khi đó các ngành khác dư nợ có xu hướng tăng lên là do có quy mô được mở rộng đầu tư đặc biệt là ngành thương nghiệp – dịch vụ và nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của nhno và ptnt huyện đông hải tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)