Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 53 - 71)

6. ủa luận văn

3.3.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

3.3.2.1. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh gia cầm, chất lượng đất đai kém... nhưng ngành nông - lâm - ngư nghiệp huyện Bình Xuyên đã đạt được những kết quả khả quan.

Tốc độ tăng bình quân GTSX thời kỳ từ 2005 đến nay luôn duy trì ở trên 10%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 8,4%/năm; thuỷ sản tăng 15,2%/năm và lâm nghiệp tăng 10,5%/năm; dịch vụ tăng 10,7%/năm. Giá trị sản xuất của ngành từ 313,6 tỷ đồng năm 2005, tăng lên 327,9 tỷ đồng năm 2006, năm 2007 là 364,4 tỷ đồng, năm 2008 là 420 tỷ đồng.

Mặc dù tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp tiếp tục giảm xuống, tuy nhiên giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tiếp tục tăng lên trong những năm qua. Năm 2012, GTSX toàn ngành (giá thực tế) ước đạt 788,8 tỷ đồng. Tăng gần gấp đôi so với giá trị sản xuất nông nghiệp của năm 2008, mặc dù kết quả này chỉ bằng 93,24% kế hoạch đặt ra. Năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng lên mức 877,6 tỷ đồng, cao hơn GTSX của năm 2012 gần 80 tỷ đồng, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực của thời tiết trong năm, như cơn bão số 5 và cơn bão số 6 gây ra.

Mặc dù nhận được ít sự đầu tư, nhưng cơ cấu đóng góp GTSX nội bộ ngành nông nghiệp trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. Tỷ trọng ngành trồng trọt từ 54,3% năm 2005 giảm xuống còn 49,7% năm 2008; tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 41,3% năm 2005 tăng lên 45% năm 2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Kết quả phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2005-2013

ĐVT: Triệu đồng, giá hiện hành

Năm 2005 Năm 2008 Năm

2010 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 313.624 420.056 774.094 889.465 878.002 I- Ngành trồng trọt 166.944 208.780 320.196 321.213 325.451 1- Cây lương thực 108.300 135.363 210.711 220.414 208.104

2- Cây rau đậu 10.866 23.720 36.681 31.859 42.896

3- Cây công nghiệp hàng năm 11.675 21.301 19.334 8.535 13.869

4- Cây lâu năm 15.641 19.155 40.996 44.899 46.367

5- Các loại cây khác 14.312 7.420 11.611 14.125 10.434

6- Sản phẩm tự trồng trọt 6.150 1.821 893 1.291 3.781

II- Ngành lâm nghiệp 3.466 4.564 2.751 3.522 2.527

1- Trồng và chăm sóc rừng 1.608 2.456 455 641 226

2- Sản phẩm lâm nghiệp 1.858 2.108 2.296 2.881 2.301

III- Chăn nuôi, thủy sản 129.671 188.816 431.842 547.877 519.213

1- Gia súc 82.112 121.706 254.360 326. 438 291.657

2- Gia cầm 25.046 39.413 84.718 125.885 165.133

3- Chăn nuôi khác 2.168 5.060 7.656 8.829 8.730

4- Nuôi trồng thủy sản 12.497 12.458 42.885 44.767 52.005

5- Sản phẩm phụ chăn nuôi 7.848 10.179 42.223 41.988 1.688

IV- Dịch vụ nông lâm nghiệp 13.543 17.896 19.305 16.853 30.811

1- Làm đất cộng tưới tiêu 10.863 13.984 15.151 11.756 19.725

2- Giống gia súc, gia cầm 365 670 490 530 1.908

3- Giống cây trồng 2.000 2.800 2.900 3.600

4- Dịch vụ khác 315 530 764 967 9.175

Nguồn:Niên huyện Bình Xuyên (Năm 2005-2013).

Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 của huyện là 6844,17 ha, chiếm 47,0% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất trồng cây hàng năm chiếm 88,4%; đất vườn 8,8%; đất trồng cây lâu năm 1,3%; đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 0,2% và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 1,4%. Ngoài sự thay đổi diện tích trồng trọt do tách xã Minh Quang khỏi Bình Xuyên, diện tích trồng các loại cây trên địa bàn hầu như không biến động nhiều qua các năm, thể hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm.

Tính đến năm 2005 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện có khoảng 11.728,5ha, trong đó, diên tích cây lương thực chiếm gần 81,1%, cây rau đậu chiếm 5,6%; cây công nghiệp hàng năm chiếm 6,5% và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cây hàng năm khác chiếm 6,8%. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm cho thấy cây nông nghiệp chủ đạo của huyện vẫn là cây lương thực, là loại cây truyền thống đem lại giá trị gia tăng thấp. Một số loại cây có giá trị kinh tế cao và có thị trường trong và ngoài nước như cây rau đậu, cây ăn quả...chiếm diện tích không đáng kể.

Diện tích gieo trồng cây lâu năm của huyện rất nhỏ, ổn định ở mức 520 ha, chủ yếu là trồng cây ăn quả như nhãn, vải, chuối, bưởi và một ít chè. Cây lâu năm của huyện không nhiều, năng suất thấp, hướng chuyển đổi còn khó khăn.

Nhìn chung, trong thời gian qua (2005-2008) tốc độ tăng GTSX ngành trồng trọt đạt mức 8,4%/năm, đưa giá trị sản xuất từ 166,9 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 208,8 tỷ đồng năm 2008. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, từ 54,3% năm 2005 xuống còn 49,7% năm 2008.

Lúa là cây lương thực chủ lực của huyện, chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng diện tích trồng cây lương thực với khoảng trên 5.000 ha, tập trung nhiều ở xã Bá Hiến, Thanh Lãng, Đạo Đức. Đến năm 2008 diện tích trồng lúa của huyện Bình Xuyên đã tăng lên 7.700 ha (niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc).

Trong giai đoạn 2008-2011, diện tích trồng lúa của huyện Bình Xuyên có những biến đổi tương đối thất thường. Sau khi tăng lên 8.100 ha năm 2009, diện tích trồng lúa của huyện Bình Xuyên đã giảm xuống còn 7.800 ha vào năm 2010 trước khi tăng trở lại mức 8.000 ha năm 2011 (Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo báo cáo của huyện, diện tích trồng lúa năm 2012 là 7.560 ha, tức là giảm gần 500 ha so với năm 2011. Năm 2013, diện tích trồng lúa là 7.577 ha, với mức tăng khoảng 17,9 ha so với năm 2012.

Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, năng suất lúa bình quân đã tăng liên tục trong các năm qua. Năm 2005 năng suất lúa bình quân đạt 49,31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tạ/ha; năm 2008 tăng lên 51.72 ta/ha, góp phần nâng sản lượng lương thực có hạt của huyện từ 40,086 nghìn tấn năm 2005 tăng lên 41,571 nghìn tấn vào năm 2008. Dự kiến, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 chỉ đạt 39,75 nghìn tấn do phải tiếp tục chuyển 356 ha đất nông nghiệp sang sử dụng mục đích khác.

So với các huyện khác trong tỉnh, Bình Xuyên có diện tích trồng lúa đứng thứ 5 nhưng do dân số ít, năng suất vào loại khá nên mức lương thực (lúa) bình quân đầu người năm 2005 đạt mức cao nhất nhì trong tỉnh với mức lương thực có hạt bình quân đầu đạt khoảng 410 kg/người

Năm 2008, đã tăng lên 469,5kg/người.

Trong giai đoạn 2009-2011, có xu hướng tăng lên

nhưng với những biến động thất thường. Cụ thể, năm 2009,

đã tăng lên 501,7 kg/người. Sang năm 2010 đã giảm xuống 472,2 kg/ người trước khi tăng trở lại mức 537,7 kg/người.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự biến động về

quân đầu người, trong đó phải tính đến sự biến động của diện tích trồng lúa trong thời gian vừa qua. Biến động của lúa có chung xu hướng với biến động của diện tích gieo trồng. Bên cạnh đó, năng suất lúa còn chịu ảnh hưởng lớn của những tác động bất thường về thời tiết như mưa, bão.

Diện tích trồng cây thực phẩm của huyện năm 2005 có 655,1 ha, trong đó rau xanh chiếm gần 93% tổng diện tích (chủ yếu là trồng rau vụ đông), còn lại là trồng đậu.

Cây thực phẩm là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng lớn. Đặc biệt, nhu cầu của các thành phố và các khu công nghiệp về các loại rau đậu sạch ngày càng tăng đã và đang trở thành một hướng sản xuất chiến lược của nhiều địa phương. Tuy vậy, diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng cây thực phẩm của huyện hầu như không tăng trong nhiều năm qua. Sản xuất cây thực phẩm của huyện hiện đóng góp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GTSX rất nhỏ, khoảng hơn 15 tỷ đồng năm.

Huyện Bình Xuyên có vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và gần Thủ đô Hà Nội, có lợi thế về sản xuất các loại cây thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của các đối tác này cho nên cần có biện pháp cải tạo đất đai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mở rộng diện tích trồng rau, đậu để nâng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, cải thiện đời sống và tạo việc làm cho người nông dân;

Diện tích cây công nghiệp hàng năm của huyện có 764 ha (năm 2005), trong đó diện tích trồng đậu tương chiếm tỷ lệ 64,5%, lạc chiếm 35,5%; thanh hao hoa vàng chiếm 11,5%; mía chiếm 4%. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng trên tăng không ổn định trong các năm qua; riêng diện tích trồng lạc, dâu tằm đã giảm rõ rệt và sản lượng cũng giảm theo. Cây công nghiệp hàng năm của huyện đóng góp giá trị sản xuất rất nhỏ bé, khoảng 10 tỷ đồng năm.

Các loại cây cây công nghiệp trồng trên địa bàn huyện thuộc loại cây có giá trị kinh tế cao, đồng thời có thị trường trong và ngoài nước. Tuy vậy, do điều kiện đất đai kém màu mỡ, sản xuất manh mún, khả năng mở rộng diện tích và trồng quy mô lớn khó khăn nên các loại nông sản này còn đóng vai trò thứ yếu trong phát ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế huyện nói chung.

Diện tích trồng cây ăn quả của huyện khoảng 520 ha, trong đó nhãn, vải chiếm 24% tổng diện tích; chuối chiếm 21,4%; phần diện tích còn lại trồng các loại cây như dứa, táo, bưởi. Sản lượng các loại cây ăn quả của huyện nhìn chung không ổn định trong nhiều năm qua. Tuy vậy, do giá các loại trái cây khá cao, lại dễ tiêu thụ nên ngành cũng đã đóng góp giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trị kinh tế khá hơn các loại cây khác với giá trị trên dưới 15 tỷ đồng năm.

Bảng 3.6. So sánh năng suất và sản lƣợng một số loại cây trồng của Bình Xuyên với các huyện khác trong tỉnh năm 2013 (tạ/ha)

Bình Xuyên Lập Thạch Tam Dƣơng Tam Đảo Yên Lạc Vĩnh Tƣờng

Lúa cả năm (tạ/ha) 48,35 47,64 48,72 46,17 52,8 52,48

Ngô (tạ/ha) 34,59 36,19 39,22 32,25 43,74 44,98 Khoai (tạ/ha) 86,87 82,86 115 60 135 135 Sắn (tạ/ha) 133 112,99 113,33 110,71 SL Chuối (tấn) 3719,7 4175,5 1812,4 810 8050 8998 SL Lạc (tấn) 323,1 2093,1 334,1 347,3 1102,9 631,8 SL Đậu tương(tấn) 234,3 224,4 61,8 192,1 1743,6 1877,2 SL Mía(tấn) 62,5 1854,1 157,5 63,2 196 40

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2013

Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong các năm qua huyện đã tích cực triển khai một số dự án về chăn nuôi: dự án cải tạo và nâng cao chất lượng giống đàn bò thịt, dự án cải tạo và chăn nuôi lợn hướng nạc, xây dựng hệ thống thú y cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệch. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc gia cầm; nhiều giống gia súc gia cầm mới được đưa vào sản xuất, tăng nhanh khối lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường.

Hiện nay, hầu hết đàn lợn được cải tạo giống theo hướng siêu nạc; năm 2005 tỷ lệ đàn bò lai sind chiếm 40,1% tổng đàn, năm 2008 chiến 50% tổng đàn, (cao hơn mức bình quân 45% của tỉnh); đã xuất hiện các mô hình chăn nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp có khối lượng hàng hoá lớn. Huyện cũng đã làm tốt công tác phòng và chống dịch, ngăn chặn kịp thời dịch cúm gia cầm, hạn chế phát sinh các ổ dịch mới. Tính đến năm 2013, tổng đàn

bò của huyện có 8.777con 4.500 con, trâu có 2.063 con 1.000

con i năm 2005, đàn lợn có 53.542 con tăng hơn 4.000 con, đàn gia cầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phát triển của ngành chăn nuôi đã đóng góp cho mức tăng GTSX huyện khoảng trên 100 tỷ đồng năm.

Đánh giá chung, ngành chăn nuôi của huyện hiện đang đứng vị trí trung bình của tỉnh về tổng đàn nuôi và cả sản luợng thịt hơi xuất chuồng, trong đó lợi thế của huyện là chăn nuôi bò thịt và lợn. Sản phẩm chăn nuôi đang có xu hướng trở thành nông sản hàng hóa quan trọng của huyện.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện liên tục được tăng lên, từ 752 ha 2005 tăng lên 832 ha năm 2006 và 936 ha năm 2008. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng nhờ đó cũng đã tăng từ trên 804 tấn năm 2005 lên 940 tấn năm 2006, 1091 tấn năm 2007 và 969 tấn năm 2008.

Hiện nay tổng số hộ chăn nuôi thuỷ sản có quy mô lớn trên địa bàn toàn huyện có khoảng 180 hộ. Các hộ chăn nuôi thuỷ sản đã tích cực ứng dụng kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất, tỷ lệ các giống cá có năng suất và giá trị thấp giảm dần, thay thế bằng các giống cá có năng suất và giá trị cao như cá chép lai, chim trắng, rô phi đơn tính.

Ngành thuỷ sản trong những năm qua (2005-2008) đạt tốc độ tăng GTSX bình quân 14,7%/năm. Giá trị sản xuất của ngành tuy còn nhỏ trong cơ cấu ngành nông-lâm-ngư nhưng có xu hướng tăng lên rõ rệt, từ 12,4 tỷ đồng

năm 2005 tăng lên 20,8 tỷ đồ 2013.

Huyện Bình Xuyên có hơn 2000 ha đồng chiêm trũng nên hướng tập trung đầu tư để phát triển một vụ lúa một vụ cá tại các khu vực này sẽ giúp ngành thủy sản của huyện có thể trở thành một sản phẩm chủ lực. Hiện tại và trong tương lai, ngành thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng mang lại hiệu quả cao, đóng góp giá trị gia tăng lớn cho huyện. Vì vậy, ngành cần phải được đầu tư, củng cố để tiếp tục phát triển hơn.

Trên địa bàn huyện hiện nay có 20 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Nhờ sự hoạt động tích cực của các đơn vị này, công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thú y, bảo vệ thực vật, cung cấp phân bón, cung cấp giống, vật tư nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp đã tăng khá nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 10,7%/năm, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2005 đạt giá trị 13.5 tỷ đồng, năm 2007 đạt 17 tỷ đồng và 17.9 tỷ đồng năm 2008 và chiếm tỷ trọng khoảng 5% trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tiểu kết

Lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù không được ưu tiên đầu tư, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của huyện Bình Xuyên. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng trưởng đạt được tốc độ tương đối ổn định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi và thuỷ sản tăng. Tính tích cực còn thể hiện ở chỗ mặc dự diện tích trồng trọt có xu hướng giảm nhưng năng suất trồng trọt có xu hướng tăng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được thực hiện tốt trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; dịch vụ nông nghiệp đã hoạt động tích cực đảm bảo hậu cần cho sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù được xem là có sự cải thiện, nhưng cần phải khẳng định là cơ cấu nông nghiệp còn nặng về trồng trọt và cơ cấu cây trồng còn thiên về trồng lương thực; các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được phát triển mạnh (rau đậu, cây ăn quả);

Năng suất các loại cây trồng còn thấp; hiệu qủa sản xuất nông nghiệp chưa cao (giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác chưa cao, đạt khoảng 22 triệu đồng/ha, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 26 triệu đồng/ha của tỉnh Vĩnh Phúc).

Các phân ngành chưa phát triển đồng bộ; việc dồn ghép ruộng đất còn chậm. Quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình chưa xây dựng được các mô hình sản xuất lớn nên sản phẩm hàng hóa còn manh mún; hướng chyển đổi cơ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)