Địa hình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 39 - 40)

6. ủa luận văn

3.1.2.Địa hình

Địa hình của huyện Bình Xuyên tương đối đa dạng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Điều kiện địa hình chia thành 3 vùng sinh thái rõ rệt là đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng, trung du, và miền núi.

Địa hình vùng đồng bằng có đất đai bằng phẳng. Đây là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp thâm canh cao. Tuy vậy, địa hình có tính chia cắt do độ chênh lệch giữa các cốt ruộng trong vùng khá lớn. Một diện tích đất canh tác lớn nằm trong vùng trũng và nguồn nước từ dãy Tam Đảo thường gây úng lụt cục bộ. Đây là điểm hạn chế, diện tích đất thuộc vùng trũng chỉ có thể canh tác được một vụ lúa, vụ chiêm, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

Một trong những lợi thế của vùng trung du là quĩ đất đồi phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu tương đối lớn. Diện tích canh tác lớn cho phép phát triển các loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, một trong những thế mạnh của vùng trung du là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghi . Mặc dù có những lợi thế của một vùng trung du, nhưng đất đai có độ phì kém hơn so với các khu vực khác trong vùng, mức độ chia cắt mạnh có thể hạn chế hoặc gây ảnh hưởng đến việc phát triển các công trình thủy nông và cơ sở hạ tầng nói chung.

Đối với vùng miền núi, huyện Bình Xuyên còn quĩ rừng tương đối lớn, mang lại tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng cũng như du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 39 - 40)