Vay trực tiếp:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 63)

- Chất lượng báo báo:

2.2.3.2. Vay trực tiếp:

Ngoài nghiệp vụ vay trung và dài hạn thông qua phát hành kỳ phiếu và trái phiếu, Agribank Thiệu Hóa còn vay trung và dài hạn trực tiếp từ : NHNN và Bộ tài chính; Các tổ chức tín dụng và nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. Theo bảng 2.3 ta thấy tỷ trọng vốn vay trung và dài hạn trực tiếp liên tục giảm. Nếu như cuối năm 2011 chiếm 59,2% vốn vay trung và dài hạn thì đến cuối năm 2013 chỉ còn chiếm 40,6% (năm 2012- chiếm 44%). Để xem xét sự biến động này chúng ta sẽ phân tích theo từng nguồn cụ thể sau:

Đây là nguồn vốn trung và dài hạn cho Agribank Thiệu Hóa vay trực tiếp từ NHNN và Bộ tài chính để tài trợ cho các dự án phát triển, xây dựng và cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế do Chính phủ phê duyệt. Agribank Thiệu Hóa chịu sự rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay từ nguồn vốn này. Nghiệp vụ này thường phát sinh khi Nhà nước giao cho Agribank Thiệu Hóa thực hiện chương trình tín dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch cụ thể nhưng lại không rót vốn cho Agribank Thiệu Hóa hoặc rót vốn ít. Do đó Agribank Thiệu Hóa phải tự lo vốn bằng cách vay từ NHNN và Bộ tài chính, đồng thời kết hợp với các nguồn khác để phục vụ tốt theo yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà nước giao. Thông thường nguồn này có lãi suất ưu đãi hơn các khoản vay trung và dài hạn khác, cũng như việc Agribank Thiệu Hóa cho vay theo sự chỉ định của Nhà nước sẽ có lãi suất thấp hơn. Để Agribank Thiệu Hóa đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì Nhà nước sẽ tiến hành tài trợ dưới hình thức “ Cấp bù lãi suất”- tức là Nhà nước sẽ cấp cho Agribank Thiệu Hóa phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thông thường và lãi suất cho vay theo kế hoạch Nhà nước. Theo bảng 2.3 ta thấy nguồn vốn này tăng mạnh trong năm 2012 với doanh số là 1648 tỷ đồng (tăng 100% so với năm 2011) và đến năm 2013 đạt tới 2100 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2012. Tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu vốn vay trung và dài hạn không có sự biến động lớn: Năm 2011 chiếm 11,7%, năm 2012 chiếm 17% và năm 2013 giảm xuống còn 15,5%. Sự biến động của nguồn này gắn liền với yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế theo kế hoạch Nhà nước từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ: Năm 2013 Agribank Thiệu Hóa được Chính phủ giao nhiệm vụ phục vụ tín dụng đầu tư phát triển với số vốn là 4000 tỷ theo quyết định số 43/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh nguồn vay này, Agribank Thiệu Hóa còn vay vốn trung và dài hạn dưới nhiều hình thức khác nhằm tài trợ cho đầu tư tín dụng theo kế hoạch Nhà nước và các dự án mà Ngân hàng chủ động tím kiếm.

* Vay các tổ chức tín dụng (TCTD):

trường hợp chính sách tiền tệ quốc gia thắt chặt hay NSNN có mức thâm hụt lớn. Do đó Agribank Thiệu Hóa đã chủ động tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn bằng việc vay các TCTD trong nền kinh tế khi cần thiết. Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành do Agribank Thiệu Hóa vay từ các Công ty bảo hiểm như: Công ty Bảo hiểm xã hội, Công ty Bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay vấn đề vốn trung và dài hạn đang là một vấn đề bức xúc của hầu hết các NHTM ở nước ta, nên hầu như Agribank Thiệu Hóa không vay nguồn này ở các NHTM trong nước. Theo bảng 2.3 ta thấy nguồn này có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn vay trung và dài hạn trong 3 năm qua. Nếu như cuối năm 2012 số dư là 2135 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2011 và chiếm 22% vốn vay trung và dài hạn thì đến cuối năm 2013 số dư đã đạt tới 3143 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2012 và chiếm 23,4% vốn vay trung và dài hạn.

Nguồn này tăng mạnh và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn vay trung và dài hạn cũng gắn liền với sự tăng trưởng của tín dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước và cá dự án mà Agribank Thiệu Hóa tự tìm kiếm. Sự biến động nguồn vốn vay từ các TCTD cũng dễ hiểu vì Quỹ đầu tư phát triển và nguồn vay trung và dài hạn từ nước ngoài đang có xu hướng giảm.

Vay trung và dài hạn từ các TCTD là nghiệp vụ huy động vốn quan trọng của Agribank Thiệu Hóa nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của các dự án cụ thể. Tuy nhiên, nếu lượng vốn này quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng (vì lãi suất thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu cùng kỳ hạn).

* Vay nước ngoài cho đầu tư phát triển:

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm kiếm các nguồn vốn trung và dài hạn từ nước ngoài để tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển là một trong những nghiệp vụ huy động vốn quan trọng của Agribank Thiệu Hóa . Trước năm 2011 nguồn này rất được chú trọng.Cuối năm 2009 có số dư là 1936 tỷ đồng, cuối năm 2010 có số dư là 1677 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn do Agribank Thiệu Hóa năng động tự đi vay. Tính ưu việt của nguồn này thể hiện ở tính ổn định, kỳ hạn dài và lãi suất vay hấp dẫn (theo lãi suất trên thị trường tiền tệ thế giới, trong

năm 2012 mức giao động là: 6,3%- 6,5%/năm). Tuy nhiên với quan điểm nguồn vốn trong nước có vai trò quyết định, hơn nữa trong giai đoạn từ năm 2011-2013 lãi suất nguồn này có xu hướng tăng lên nguồn này trong cơ cấu vốn vay trung và hạn của Agribank Thiệu Hóa giảm tương đối. Theo số liệu bảng 2.3 chúng ta thấy: Cuối năm 2011 số dư là 1694 tỷ đồng, chiếm tới 24,7% vốn vay trung và dài hạn; cuối năm 2012 số dư chỉ còn 454 tỷ, chiếm 5% vốn vay trung- dài hạn, cuối năm 2013 số dư chỉ còn 215 tỷ đồng, chiếm 1,6% vốn vay trung - dài hạn. Sự giảm sút của nguồn này trong 3 năm qua là phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực để phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Hơn nữa nghiệp vụ này của Agribank Thiệu Hóa nói riêng và cá NHTM nói chung đang gặp một số khó khăn bởi sự kiểm soát, quản lý của NHNN.

Tóm lại, nghiệp vụ vay trực tiếp vốn trung và dài hạn của Agribank Thiệu Hóa trong 3 năm qua đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nguồn vay nước ngoài giảm mạnh trong năm 2012 và năm 2013 nhưng vốn vay trực tiếp vẫn là phù hợp với quan điểm của Agribank Thiệu Hóa nói riêng và chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung trong việc phát huy nội lực để phát triển đất nước.

2.2.4. Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư:

Đây là vốn mà Bộ Tài chính nhận được từ các tổ chức như: IMF, WB, ADB,... , Ngân hàng phục vụ hoặc cho vay lại với các dự án có tầm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hầu hết các trường hợp, Agribank Thiệu Hóa được bên tài trợ cho phép hưởng kỳ hạn trước khi bắt đầu hoàn trả nguồn vốn này. Agribank Thiệu Hóa có trách nhiệm đưa vốn vay đến người sử dụng cuối cùng và theo dõi việc trả nợ của các khoản vay này, thu hồi nợ trả lại cho BTC hoặc bên tài trợ.

Có thể nói nguồn vốn này khá quan trọng đối với Agribank Thiệu Hóa . Theo bảng 2.3 ta thấy: Cuối năm 2011 số dư đạt 3410 tỷ đồng, chiếm 18% vốn trung và dài hạn, cuối năm 2012 số dư giảm xuống còn 3321 tỷ đồng, chiếm

14,8% vốn trung- dài hạn; và cuối năm 2013 số dư chỉ đạt 3303 tỷ đồng, chiếm 11,5% vốn trung- dài hạn. Sự suy giảm này không có nghĩa là uy tín của Agribank Thiệu Hóa giảm sút mà chủ yếu là do Ban quản lý dự án của Việt Nam thiếu vốn đối ứng. Hơn nữa, nguồn vốn này thường kèm theo các điều kiện của bên tài trợ, các nhà tài trợ làm thủ tục triển khai dự án quá lâu,...Tuy nhiên việc tận dụng thế mạnh và đặc tính ưu việt của Agribank Thiệu Hóa với tư cách như một tổ chức tiền thân cho Ngân hàng phát triển chính thức ở Việt Nam để mở rộng nguồn vốn này là điều rất cần thiết cho quá trình CNH,HĐH ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới.

Tóm lại, vốn uỷ thác đầu tư là nguồn trung- dài hạn khá đặc biệt của Agribank Thiệu Hóa . Tuy nhiên trong những năm qua Agribank Thiệu Hóa phụ thuộc chủ yếu vào sự chỉ định của Chính phủ mà bản thân Ngân hàng chưa thực sự chủ động thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng và sử dụng tốt nguồn vốn này.

Qua quá trình phân tích trên chúng ta thấy nguồn vốn trung và dài hạn của Agribank Thiệu Hóa luôn tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm qua đạt trên 20%. Kết quả đó phần nào đã khẳng định sự năng động, sáng tạo của Agribank Thiệu Hóa trong công tác huy động vốn trung và dài hạn, từng bước tạo lập nền tảng về vốn cho hướng phát triển thành Tập đoàn Tài chính- Tín dụng của Agribank Thiệu Hóa trong tương lai.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w