Nguồn huy động tiền gửi trung và dài hạn:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 54)

- Chất lượng báo báo:

2.2.2. Nguồn huy động tiền gửi trung và dài hạn:

Tiền gửi trung và dài hạn là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng do khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm và sinh lời. Vì vậy nguồn này có tính chất khá ổn định, Agribank Thiệu Hóa có thể yên tâm sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn này được cấu thành bởi hai nguồn cơ bản đó là: Tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế- xã hội, và tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn của dân cư.

*Tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế-xã hội:

Đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế-xã hội nhưng họ chưa có nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn. Vì vậy họ chọn giải pháp có lợi nhất là gửi vào ngân hàng. Kỳ hạn của khoản tiền này chủ yếu là trung hạn, quy mô không lớn, chiếm tỷ trọng nhỏ tổng tổng nguồn vốn trung và dài hạn của Agribank Thiệu Hóa trong ba năm quá (khoảng 1%-2%)

* Tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn của dân cư:

Sự biến động của nguồn vốn này qua từng giai đoạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế cũng như các chính sách về nguồn vốn của Ngân hàng, đặc biệt là chính sách lãi suất theo các nhà kinh tế thì tiết kiệm trong tầng lớp dân cư là khá lớn từ 5- 10 tỷ USD. Để khơi dậy tiềm năng này, Agribank Thiệu Hóa đã nghiên cứu và đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng với nhiều phương thức, thể lệ phù hợp với nhu cầu của dân chúng. Bên cạnh những nghiệp vụ mang tính truyền thống như: Tiết kiệm có kỳ hạn 1 năm, hai năm... Một số chi nhánh đã chủ động đưa ra các hình thức huy động mới như: Tiết kiệm cho vay xây dựng nhà ở, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng,... Cụ thể các hình thức đó như sau:

+ Tiết kiệm cho vay xây dựng nhà ở: Đây là một hình thức tiết kiệm của các tầng lớp dân cư được Agribank Thiệu Hóa áp dụng nhằm hỗ trợ cho người dân sớm có nhà ở, rút ngắn thời gian chờ đợi đủ vốn, góp phần vào việc thực hiện chính sách nhà ở của Đảng và Nhà nước. Khác hàng có nhu cầu mua sắm, cải tạo nhà có thể tiết kiệm có kỳ hạn ít nhất là một năm và được Ngân hàng cho vay thêm vốn để cùng với số tiết kiệm được để làm nhà ở. Ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết một hợp đồng tiết kiệm và vay vốn xây dựng nhà ở thể hiện việc gửi và rút vốn. Người gửi sẽ nhận được một sổ tiết kiệm do Ngân hàng, sổ này có thể được chuyển nhượng, thừa kế và có thể vay vốn với mức tối đa bằng với số dư trên sổ tiết kiệm tại thời điểm xin vay. Trường hợp người gửi có nhu cầu vay vốn lớn hơn số sư trên sổ tiết kiệm thì Ngân hàng sẽ xem xét và có quyết định cụ thể với từng trường hợp. Hình thức tiết kiệm này đã tạo ra một nguồn

vốn tương đối ổn định, Agribank Thiệu Hóa có thể sử dụng để tài trợ cho phát triển kinh tế.

+ Tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng: Tâm lý của người gửi tiền là luôn luôn lo sợ đồng tiền mất giá khi gửi tiền có kỳ hạn dài. Vì vậy hình thức tiết kiệm này có thể loại bỏ được tâm lý lo sợ đó. Khách hàng gửi tiền, Ngân hàng sẽ quy ra vàng theo thời giá tại thời điểm gửi và khi hết hạn thì khách hàng sẽ nhận lại số tiền tương đương với giá trị số vàng đó cộng với phần lãi. Thông thường người gửi tiền quan niệm rằng vàng ít bị mất giá nên họ rất quan tâm đến hình thức tiết kiệm này, mặc dù lãi suất thấp hơn các khoản đầu tư khác. Với Ngân hàng, đây là hình thức huy động vốn trung và dài hạn có thể nói là khá đặc biệt.

Nhờ có chính sách huy động vốn linh hoạt, tiền gưởi trung và dài hạn tại Agribank Thiệu Hóa ngày càng tăng trưởng. Năm 2012 tăng 20,6% so với năm 2011, chiếm 22% tổng nguồn vốn trung và dài hạn. Đến cuối năm 2013 số dư đạt 7500 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2012 và chiếm 26% tổng nguồn vốn trung và dài hạn. Sự biến động theo chiều hướng tích cực của nguồn vốn này chứng tỏ Ngân hàng đã đực biệt quan tâm khai thác nguồn vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư đồng thời cũng biểu hiện lòng tin của quần chúng đối với Agribank Thiệu Hóa ngày càng được nâng cao.

Để huy động ngày càng nhiều nguồn tiền gửi trung và dài hạn, Agribank Thiệu Hóa đã và đang không ngừng đổi mới áp dụng các nghiệp vụ huy động hiện đại, kích thích dân chúng gửi tiền với kỳ hạn dài và lãi suất hợp lý.

2.2.3. Vốn vay trung và dài hạn

Agribank Thiệu Hóa vay vốn trung và dài hạn trên thị trường thông qua hai hình thức chủ yếu: Vay thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; Vay trực tiếp. Chúng ta sẽ nghiên cứu nguồn vốn này trên cơ sở số liệu của bảng sau:

Bảng 2.5 Cơ cấu vốn vay trung và dài hạn của Agribank Thiệu Hóa qua 3 năm (2011 – 2013).

Đơn vị Tỷ đồng.

* Vốn vay trung và dài hạn

2011 2012 2013 Chênh lệch 2013 so với Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

Vay thông qua phát hành: 2800 40,8 5400 56 8000 59,4 2600 92.86 2600 48.15

- Kỳ phiếu có mục đích 1600 23,3 2500 26 3500 26 900 56.25 1000 40.00

- Trái phiếu 1200 17,5 2900 30 4500 33,4 1700 141.67 1600 55.17

- Vay trực tếp: 4054 59,2 4237 44 5458 40,6 183 4.51 1221 28.82

+ Vay NHNN và BTC 801 11,7 1648 17 2100 15,6 847 105.74 452 27.43

+ Vay các TCTD 1559 22,8 2135 22 3143 23,4 576 36.95 1008 47.21

+ Vay nước ngoài cho ĐTPT 1694 25,7 454 5 215 1,6 -1240 -73.20 -239 -52.64

Tổng cộng 6854 100 9637 100 13.458 100 2783 40.60 3821 39.65

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu vốn vay trung và dài hạn của Agribank Thiệu Hóa năm 2011

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu vốn vay trung và dài hạn của Agribank Thiệu Hóa năm 2012

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu vốn vay trung và dài hạn của Agribank Thiệu Hóa năm 2013

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w