Các chỉ số đo lường mức quản lý tài sản giúp các nhà quản lý thấy được hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản, mở rộng những loại tài sản mang lại thu nhập và loại bỏ đi những loại tài sản không có giá trị sử dụng.
44
(1) Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Năm 2011 = 407.904/ 630.812 = 0,65
Năm 2012 = 422.832/ 781.230 = 0,54 Năm 2013 = 450.390/ 866.245 = 0,52 Số ngày vòng quay hàng tồn kho Năm 2011 = 360/ 0,65 = 553 ngày Năm 2012 = 360/ 0,54 = 666 ngày Năm 2013 = 360/ 0,52 = 692 ngày
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quy vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Tùy vào hàng hóa và đặc điểm kinh doanh của công ty mà ta xác định xem tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp thì tốt, bên cạnh đó vòng quay hàng tồn kho và số ngày hàng tồn kho tỷ lệ nghịch với nhau vì vòng quay càng lớn thì thời
gian dự trữ càng ngắn và ngược lại. Nhìn vào những con số trên, năm 2012 vòng quay hàng tồn kho của công ty là 0,54 vòng và mất 666 ngày để quay được một vòng. Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 0,52 vòng và mất 692 ngày để quay được một vòng. Dựa vào đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng thường có thời gian sản xuất dài, dẫn tới hàng tồn kho cũng kéo dài trong chu kỳ sản xuất dài hơn làm cho vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm dần và số ngày để quay được một vòng tăng lên. Đặc thù của ngành xây dựng thường có số ngày hàng tồn kho lớn và vòng quay hàng tồn kho dài. Tuy nhiên, công ty cũng cần có sự quản lý hàng tồn kho một cách chặt chẽ nếu không sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả cuối cùng của công ty.
(2) Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu = Số bình quân các khoản phải thu
Năm 2011 = 501.469/ 278.912 = 1,80 vòng Năm 2012 = 528.327/ 310.006 = 1,71 vòng Năm 2013 = 578.902/ 366.103 = 1,58 vòng 45
Vòng quay các khoản phải thu: số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty. Từ con số trên ta có nhận xét như sau năm 2011 vòng quay các khoản phải thu là 1,80 tương ứng với 200 ngày, năm 2012 giảm xuống 1,71 vòng tương ứng là 211 ngày. Năm 2013 là 1,58 vòng tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 227 ngày.
Kỳ thu tiền bình quân: dựa trên công thức tính kỳ thu tiền bình quân ta có thể
tính được vào năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 200 ngày, kỳ thu tiền cao là do khoản phải thu tăng cao trong năm 2011, năm 2012 kỳ thu tiền là 211 ngày tăng 8 ngày so với năm 2011. Điều này có nghĩa là một đồng mà công ty bán chịu so với năm 2011 công ty thu hồi muộn hơn 11 ngày. Tuy nhiên khi nhìn vào khoản mục trích lập dự phòng phải thu khó đòi của công ty nhận thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011 điều này chứng tỏ việc thu hồi nợ của công ty tốt hơn, việc đánh giá khách hàng bán chịu công ty hiệu quả hơn, dẫn đến rủi ro tín dụng của công ty giảm.
(3) Thời gian quay vòng của tiền
Để tính được vòng quay của tiền ta đi vào tính toán những chỉ số như sau: Vòng quay khoản phải trả = (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý)/ (Phải trả người bán + Thuế, lương, thưởng)
Năm 2011 = (407.904 + 1.262 + 18.702)/ (15.749) = 27,2 Năm 2012 = (422.832 + 2.027 + 19.101)/ (19.101) = 22,8 Năm 2013 = (450.390 + 2.139 + 20.803)/ (20.803) = 19,1
Thời gian quay vòng = Số ngày trong năm/ Vòng quay khoản phải trả Năm 2011 = 365/ 22,7 = 13,4 ngày
Năm 2012 = 365/ 22,8 = 15,8 vòng Năm 2013 = 365/19,1 = 18,8
Vòng quay khoản phải trả của công ty năm 2011 đạt 27,2 vòng, năm 2012 đạt 22,8 vòng giảm 4,4 vòng so với năm 2011. Năm 2013 giảm xuống còn 19,1 vòng
tương ứng giảm 3,7 vòng so với năm 2012. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí của công ty là tốt và tốc độ tăng chi phí về thuế nhanh hơn so với các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Thời gian quay vòng của tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian quay vòng khoản phải trả.
Ta tính được thời gian quay vòng tiền dưới bảng sau:
46 Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Chu kỳ kinh doanh 753
877 919
Thời gian quay vòng khoản phải trả 13,4
15,8 18,8
Thời gian quauy vòng của tiền 740
861 900
Theo bảng tính về thời gian quay vòng của tiền trên ta thấy, thời gian quay vòng của tiền năm 2011 đạt 740 ngày đến năm 2013 đạt 900 ngày. Thời gian quay vòng tiền của công ty tăng nhanh chóng qua các năm, điều này cho thấy khả năng sinh lời của công ty chưa cao. Điều này cho thấy công ty bán hàng chậm hơn, cho khách hàng nợ tiền nên đã thu được tiền chậm, tăng chi phí và giảm khả năng sinh lời. Điều này ảnh hưởng đến tình hình phát triển của công ty vì vậy công ty cần có biện pháp phù hợp để thu được lợi nhuận cao.
(4) Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân
Năm 2011 = 501.469/ 1.102.063 = 0,46 Năm 2012 = 528.327/ 1.351.745 = 0,39 Năm 2013 = 578.902/ 1.539.706 = 0,38
Từ tính toán trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn qua 3 năm liên tục giảm từ 0,46 lần năm 2011 giảm xuống 0,39 lần năm 2012 và năm 2013 là 0,38 lần.
Nguyên nhân tỷ số vòng quay vốn cố định giảm là do tốc độ tài sản ngắn hạn tăng mạnh trong ba năm mà doanh thu thuần lại tăng chậm làm chi tỷ số này giảm và hiệu quả sử dụng tài sản xủa công ty thấp. Kết quả phân tích cho thấy một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra ngày càng ít hơn đồng doanh thu thuần, điều này là do công ty mở rộng sản xuất nhưng chưa thu được lợi nhuận cao. Hơn nữa, việc nới lỏng hơn các chính sách bạn chịu và đầu tư thêm vào hàng tồn kho khiến cho vòng quay của tài sản ngắn hạn giảm mạnh qua ba năm. Vì vậy, công ty cần có những chính sách hợp lý hơn trong quản lý hàng tồn kho và khoản phải thu để tăng hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn và tăng khả năng sinh lời.
(5) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tài sản cố định bình quân 47
Năm 2011 = 501.469/ 100.261 = 5,0 Năm 2012 = 528.327/ 127.071 = 4,2 Năm 2013 = 578.902/ 165.269 = 3,5
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn cho biết một đồng tài sản dài hạn tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả quản lý tài sản của công ty càng tốt. Tuy nhiên, nhìn vào tính toán trên có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn qua 3 năm ta thấy liên tục giảm từ 5,0 lần vào năm 2011 xuống là 4,2 lần trong năm 2012. So với năm 2011 giảm 0,8 lần tương ứng tỷ lệ giảm 16% và năm 2013 là 3,5 lần tức giảm 0,07 lần, nguyên nhân tỷ số vòng quay vốn cố định giảm là do tốc độ tài sản cố định tăng mạnh trong 3 năm mà doanh thu thuần lại tăng chậm nên làm cho tỷ số này giảm và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty thấp. Kết quả phân tích cho thấy một đồng tài sản cố định tạo ra ngày càng ít hơn đồng doanh thu thuần.
(6) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Vòng quay tổng tài sản)
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân
Năm 2011 = 501.469/ 1.498.301 = 0,34 Năm 2012 = 528.327/ 1.605.867 = 0,33 Năm 2013 = 578.902/ 1.900.322 = 0,33
Vòng quay tổng tài sản giảm qua các năm với năm 2011 đạt 0,34 lần, năm 2012 đạt 0,33 lần giảm 0,01 lần so với năm 2011. Cho thấy việc đầu tư vào tài sản của công ty không hiệu quả do tỷ số vòng quay tổng tài sản là tổng hợp của hai chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động và tài sản cố định. Năm 2013 ở mức 0,33 lần với năm 2012 có xu hướng giảm nhẹ. Công ty cần có những chiến lược phát triển tốt để việc đầu tư vào tài sản tốt hơn.
Tóm lại, qua phân tích về các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động của tài sản có thể nhận thấy rằng, khả năng quản lý tài sản của công ty chưa tốt. Nguyên nhân, do phải thu khách hàng và hàng tồn kho là hai khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm vì vậy công ty cần quan tâm quản lý nhiều hơn đến hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng như xây dựng mức dự trữ hàng
tồn kho hợp lý, xây dựng chính sách bán chịu và chính sách thu tiền khoa học, tránh để ứ đọng vốn vào hàng tồn kho và bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn.