5. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT
5.2.2 Phần hành kế toán TSCĐ
Việc mua sắm TSCĐ dùng cho văn phòng được giao cho phòng tổ chức-hành chính và TSCĐ giao cho phòng quản lý sản xuất đảm bảo TSCĐ mua về đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Tuy nhiên, công ty chưa có bộ phận chuyên thanh lý tài sản. Giá trị còn lại của tài sản thường được xác định dựa trên dự đoán chứ không có bộ phận chuyên môn riêng nên dễ dẫn đến đánh giá không chính xác, ảnh hưởng đến tài sản của công ty.
Do chủng loại TSCĐ trong công ty không quá nhiều, phần lớn sử dụng trong thời gian dài và ít biến động nên nhiệm vụ hạch toán phần hành này, mặc dù được giao cho kế toán vật tư kiêm nhiệm, nhưng đã đảm bảo được việc ghi chép, tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng.
Một số vấn đề còn tồn tại liên quan đến phương pháp tính khấu hao TSCĐ. Quyết định 15/2006 quy định việc trích khấu hao thực hiện theo nguyên tắc tròn ngày nhưng hiện nay công ty vẫn áp dụng phương pháp khấu hao tròn tháng. Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán, công ty nên thay đổi phương pháp tính phù hợp với quy định.
Công ty cũng không mở thẻ TSCĐ để phản ánh các thông tin liên quan đến từng TSCĐ. Để có được các thông tin liên quan đến tình hình của từng
TSCĐ cụ thể, nhất là các máy móc sử dụng ở phân xưởng có giá trị khá lớn, công ty nên mở thêm thẻ TSCĐ.
Cuối kỳ, công ty không tiến hành đánh giá lại TSCĐ.