Các môi trường biển khơ

Một phần của tài liệu Trầm Tích học và Nhịp địa tầng ( Nhà Địa Chất học Nguyễn Xuân Bao) (Trang 62 - 63)

3- Các môi trường biển

3.5 Các môi trường biển khơ

Các môi trường biển khơi (pelagic environments) là các môi trường tích tụ thụ động về kiến tạo nằm dưới biển sâu hoặc đại dương. Có 2 kiểu môi trường biển khơi đã được nhận biết là bồn biển khơi/ đồng bằng biển thẳm (pelagic basin/ abyssal plain) và cao nguyên đại dương (oceanic plateau). Các bồn biển khơi là các môi trường trên đáy biển hoặc đại dương, là các vùng kéo dài đến tròn trịa được bao quanh bởi các đồi hay các gờ. Các đồng bằng biển thẳm xuất hiện như những môi trường biển thẳm bằng phẳng, rộng ở về phía biển của chân lục địa và không có các đồi gò nằm trong. Cả 2 đều là những vùng thấp. Các cao nguyên đại dương là những vùng nổi cao trong các đại dương sâu, nổi cao lên trên các đồng bằng biển thẳm lân cận.

Các trầm tích của các môi trường biển khơi chủ yếu là hạt mịn. Các kiểu chính bao gồm các bùn có màu sắc, sét và bùn mềm (ooze). Các bùn nửa biển khơi là các trầm tích bột với một vài vật liệu nguồn gốc sinh vật (chủ yếu là các vi sinh vật chứa vôi và silic) và hơn 25% vật liệu có cỡ lớn hơn 5 microm có nguồn gốc từ các nguồn lục địa silicat, các núi lửa, hoặc các bối cảnh biển nông. Các sét biển khơi là các trầm tích giàu sét chứa ít hơn 50% vật liệu nguồn gốc sinh vật và ít hơn 25% các vụn silicat có cỡ lớn hơn 5 micron. Các bùn mềm nói chung chứa sét và có ít hơn 25% các vật liệu vụn silicat có cỡ lớn hơn 5 micron, nhưng chủ yếu có hơn 50% các vật liệu có nguồn gốc sinh vật. Các trầm tích biển khơi thường phân phiến hoặc phân lớp mỏng, nhưng ở một số trường hợp sự khuấy trộn sinh vật đã phá hủy sự phân lớp được tạo thành do mưa trầm tích.

Các nhân tố kiểm soát sự trầm tích và địa tầng có được trong các môi trường biển khơi bao gồm lịch sử kiến tạo, nhiệt độ và độ phì nhiêu (độ chứa dưỡng chất) của nước gần bề mặt, lịch sử của độ sâu bù carbonat calci (the Calcium carbonate Compensation Depth – CCD) và lịch sử cổ sinh học. Lịch sử kiến tạo chi phối cả tốc độ và lượng trầm tích vụn

silicat nạp vào trong môi trường biển khơi và vị trí bồn. Nhiệt độ và độ phì nhiêu của nước gần bề mặt (là nơi các sinh vật sống tạo ra các vi hóa thạch) kiểm soát khối lượng và kiểu sinh vật chìm xuống đáy. CCD là mực sâu mà bên dưới đó tốc độ hòa tan của calcit vượt quá tốc độ cung cấp. Ở nơi mà đáy đại dương ở độ sâu lớn hơn thì các hóa thạch chứa silic (ví dụ Radiolaria hoặc Tảo….) vật liệu silicat chi phối trầm tích do mưa trầm tích tạo ra. Lịch sử cổ sinh học kiểm soát kiểu sinh vật đóng góp vào quá trình trầm tích biển khơi. Thí dụ, các đá phiến silic Radiolaria phổ biến trong các đá Mesozoi, có thể có các tương đồng hiện nay trong các trầm tích chứa tảo diatom (Tảo silic).

Các trầm tích các môi trường phụ của đồng bằng bồn/biển thẳm và cao nguyên đại dương đều có bản chất như thế. Các mặt cắt địa tầng gồm có các dãy lớp xen bùn kết, đá phiến silic (chert), đá phấn (chalk), và bùn kết vôi hoặc các tương đương không phân lớp của chúng, bùn, sét và bùn mềm (ooze).

Một phần của tài liệu Trầm Tích học và Nhịp địa tầng ( Nhà Địa Chất học Nguyễn Xuân Bao) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w