Phân loại các nhó mA (Allochems hóa tha sinh)

Một phần của tài liệu Trầm Tích học và Nhịp địa tầng ( Nhà Địa Chất học Nguyễn Xuân Bao) (Trang 25 - 26)

Các đá nhóm A, các đá chủ yếu là các allochems, nói chung được phân loại cùng với các đá kết tủa hữu quan của chúng. Như đã nói ở trên, hai kiểu đá vôi được phân loại được dùng phổ cập nhất về đá vôi đều bao gồm các biến thể cả hóa tha sinh và kết tinh. Hơn nữa, các phân loại này còn phần trăm lượng allochems như là một tham số phân loại. Tuy nhiên, vẫn có lí do cả về kinh nghiệm (quan sát) lẫn về nguồn gốc để phân biệt các đá nhóm loại A và loại P.

Trong phân loại của Dunham (1962), các lượng tương đối của bùn (micrit) so với các hạt khung carbonat được dùng để phân định bồn kiểu đá vôi hóa tha sinh (hình 9.5). Đá bùn vôi (lime mudstone) chứa ít hơn 10% hạt. Đá wack (wackstone) chứa hơn 10% hạt nhưng nền là micrit (những hạt lớn nói chung khonong chạm vào nhau). Trong đá vôi nén, hay đá pack (packstone), micrit lấp đầy các khoảng giữa các hạt khung (các hạt nói chung chạm vào nhau và đá có nền hạt). Các đá hạt (grainstone) có nền hạt và không có nền micrit.

Trong một sô công trình nghiên cứu chi tiết, các kiểu hóa thạch đặc biệt có mặt giữa các hạt tha hóa sinh vật đã được phân chia và tên của chúng được dùng để bổ nghía cho các tên gốc; ví dụ, đá pack rêu động vật (bryozoan packstone). Sự nhận biết các vụn sinh vật đặc biệt rất có ích trong phân tích tướng, bởi vì mỗi sinh vật có khoảng chịu đựng giới hạn về độ mặn, độ sâu, nhiệt độ hoặc các nhân tố khác. Những phân tích như thế đồi hỏi sự thành thạo nhận biết các đặc điểm thạch học của các thành phần khung xương khác nhau mà qua thời gian chúng thay đổi về độ phong phú và đặc điểm.

Một phần của tài liệu Trầm Tích học và Nhịp địa tầng ( Nhà Địa Chất học Nguyễn Xuân Bao) (Trang 25 - 26)