CHƯƠNG 4: CÁC MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH GIỚI THIỆU

Một phần của tài liệu Trầm Tích học và Nhịp địa tầng ( Nhà Địa Chất học Nguyễn Xuân Bao) (Trang 47 - 48)

GIỚI THIỆU

Các trầm tích tạo ra ở môi trường trầm tích. Môi trường trầm tích là khu vực bề mặt của thạch quyển hoặc ở trên hay ở dưới mặt nước biển mà được phân biệt bởi một loạt đặc tính hóa học, vật lý và sinh học. các đặc tính này kiểm soát sự phát triển các trầm tích và các đá có các kết hợp độc đáo về kiến trúc cấu tạo thành phần và hóa thạch, tức là chúng kiểm soát sự thành tạo các tướng trầm tích. Các môi trường trầm tích được đại diện bởi các tướng đá (lithofacies) là các thể trầm tích và các đá trầm tích có các đặc trưng riêng biệt về kiểu đá, kiến trúcvà cấu tạo.

Dựa vào việc nghiên cứu các quá trình trong các môi trường hiện tại cũng như các tướng đá do các quá trình đó tạo thành. Các nhà nghiên cứu trầm tích học có thể luận ra các đá cổ xưa tương tự được hình thành như thế nào. Các nhà địa tầng học nghiên cứu các dãy trầm tích phân lớp như là phương sách thiết yếu để thiết lập các dãy địa tầng trong dữ liệu đá. Cùng với các nhà cổ sinh học các nhà địa chất này khám phá thông tin cần thiết để luận giải lớp phủ đá trầm tích bao trùm bề mặt Trái Đất.

Các môi trường trầm tích thường được chia ra 3 loại :

• Lục địa

• Chuyển tiếp

• Biển

Các môi trương lục địa đều ở trên mực nước biển ( trên mức triều cao ) và không bị ảnh

hưởng bởi các quá trình biển. Trái lại, các môi trường biển đều nằm dưới mực nước biển

(dưới mức triều thấp). Các môi trường chuyển tiếp nằm giữa các mức của các môi trường biển và lục địa và bị ảnh hưởng bởi các tác nhân biển và lục địa (thí dụ: nước ngọt và nước mặn, các tác động của sóng và gió)

Bảng 4.1 Phân loại các môi trường trầm tích

Các loại chính Môi trường tổng quát Các môi trường chi tiết

Lục địa (continental)

Sông (fluvial/river) - Lòng sông (channel) và doi (bar)

- Lũ tràn bờ, thế năng cao, thí dụ: đê (levee)

- Lũ tràn bờ, thế năng thấp, thí dụ: đầm lầy (swamp)

- Quạt bổi tích (alluvial fan)

Hoang mạc (desert) - Hồ muối cạn (playa)

- Sa mạc (erg)

Băng hà (glacial) - Dưới băng hà (subglacial)

- Giữa băng hà (englacial) - Trên băng hà (supraglacial) - Hồ băng (cryolacustrine)

- Sông ven băng hà (proglacial fluvial) - Gió tạo ven băng hà (proglacial aeolian)

Hồ (lacustrine) - Hồ băng (cryolacustrine)

- Hồ nước ngọt (fresh water lacustrine) Đầm lầy

(paludal/swamp)

- Giữa đầm lầy (intrapaludal) - Đầm lầy chân thỏ (deltaic paludal) Trượt đất (landslide)

Hang động (spelean/cave) Chuyển tiếp

(transitional) Châu thổ ven bờ (coastaldeltaic) - Doi lòng sông (channel bar)- Bãi bồi do vỡ đê (overbank-crevasse

splay)

- Đầm lầy châu thổ (deltaic paludal) - Hồ châu thổ (deltaic lacustrine) - Ven châu thổ (prodelta)

- Mép châu thổ (delta - front) Của sông – vũng/phá

(Estuarine-lagoonal)

- Cửa sông (estuarine) - Vũng/phá (lagoonal) - Đầm lầy mặn (salt marsh) Bãi biển gian triều

(littoral-beach)

- Bờ trước bãi biển (beach foreshore) - Bờ sau bãi biển (beach backshore) - Đụn ven bờ (beach dune)

- Lạch triều (tidal channel) - Bãi triều (tidal flat)

Biển (marine) Thềm-biển nông (shelf-

shallow sea)

- Mở thế năng thấp (low-energy open) - Hạn chế thế năng thấp (low - energy restricted)

- Thế năng cao (high-energy) - Biển băng (glacio-marine)

Rạn hay ám tiêu (reef) - Rạn (reefal)

- Rạn, trước (forereef) - Vũng rạn (reef lagoon) Hẻm ngầm dưới biển

(submarine canyon) Sườn và dốc (slope and

rise) - Sườn-dốc mở (open slope-rise)- Bồn sườn (slope basin)

Biển thẳm (pelagic) - Bồn hoặc đồng bằng biển thằm (basinal

or abyssal plain)

- Cao nguyên đại dương (oceanic plateau)

Máng (trench) - Sườn máng (trench slope)

- Bồn sườn máng (trench slope basin) - Đáy máng (trench floor)

Đới đứt gãy-rift (rift- fracture zone)

Một phần của tài liệu Trầm Tích học và Nhịp địa tầng ( Nhà Địa Chất học Nguyễn Xuân Bao) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w