3- Các môi trường biển
3.3 Các môi trường sườn – chân lục địa
Sườn ngầm dưới biển (submarine slope) là phần dốc của đáy biển trải rộng từ chổ gập
của thềm (shelfbreak) cho đến chân lục địa (rise) (hình 4.6). Các sườn thường nghiêng từ 1-
100, nhưng cục bộ đạt đến độ nghiêng 150 hoặc nhiều hơn.
Chân lục địa là đới rộng, dốc thoải, chuyển tiếp giữa sườn và máng (trench), bồn hoặc đồng bằng biển thẳm.
Các môi trường phụ trong phạm vi môi trường sườn-chân lục địa bao gồm các môi
trường phụ sườn-chân mở (the open slope-rise subenvironment) xuất hiện dọc theo các rìa
đại dương nghiêng dốc đồng đều và các môi trường phụ bồn sườn (slope basin subenvironment) phát triển ở nơi các quá trình uốn nếp, đứt gãy hoặc cả hai, tạo ra một bồn trên sườn đó. Các bồn trước cung của các hệ thống cung đảo thuộc vào loại hình đó.
Ba kiểu quá trình chính dấn đến tích tụ trầm tích ở các môi trường phụ sườn-chân lục
địa: mưa trầm tích biển khơi (pelagic sediment rain) đơn giản là sự rơi trầm tích, bao gồm
trầm tích vụn silicat, hóa ngoại lai (allochemical) và các kết tủa từ cột nước lên trên đáy biển.
Sự tích tụ dòng chảy (current deposition) là sự tích tụ trầm tích đáy (bedload) hoặc treo lơ
lửng (suspended) do các dòng chảy, khi chúng mất hết khả năng vận tải trầm tích. Sự tích tụ
khối (mass deposition) là sự tích tụ do các dòng hạt (grain flows) hoặc dòng khối (mass
flows). Sự xen lớp của các trầm tích được tạo ra bởi mỗi một trong ba quá trình tích tụ đó xuất hiện theo các cách khác nhau phụ thuộc vào các chi tiết của những điều kiện riêng biệt trong môi môi trường đó. Trong môi trường phụ sườn-chân mở, các trầm tích hạt mịn phân lớp mỏng song song hoặc phân phiến (bùn, bùn nửa biển khơi, hoặc bùn vôi) là phổ biển. Các trầm tích này có thể chứa một hợp phần lớn từ mưa trầm tích và vật liệu bổ sung từ thềm vào trên sườn. Các dòng địa chuyển hoặc đồng mức (geostrophic or contour currents) (các dòng chảy song song với sườn), cũng như các dòng đáy khác nhau có thể sục trầm tích già hơn hoặc trầm đọng bổ sung cát, bùn vôi, cát phân lớp xiên chéo hoặc bùn vụn silicat. Các dòng chảy rối tích tụ cả các turbidut dãy Bouma điển hình lẫn các turbidit bùn phân phiến. Sự tích tụ khối tạo ra các olistostrom và các đá liên quan. Các mặt cắt điển hình của các đá trầm tích sườn-chân lục địa chứa (1) các đá bùn hoặc đá bùn vôi; (2) các turbidit phân lớp mỏng đén dày, đôi chổ phân cấp hạt; (3) một ít diamictit (đá hỗn tạp) có olistostrom. Sự trầm tích trong các bồn sườn đôi chổ kéo theo một sự đóng góp lớn từ các dòng chảy rối và sự tích tụ khối, nhưng bùn là chủ yếu ở nhiều bồn. Các phiến silic (cherts), tuf và các đá khác đôi chổ cũng tạo thành trong các bồn sườn.