4- Sự thành đá (diagenesis)
4.2 Pha chất lưu: (the fluid phase)
Các chất lưu giúp cho các thay đổi thành đá dễ dàng thực hiện. Sự dồi dào và chuyển động của các chất lưu được kiểm soát bởi các nhân tố trầm đọng ban đầu và cả bởi chính các quá trình kiểm soát các chất lưu. Thí dụ, sự phát triển độ rỗng thông qua sự hòa tan là một quá trình thành đá khá quan trọng một cách cục bộ, khi nó kiểm soát lượng dòng chảy xuyên (throughflow) của chất lưu, đó là điều có thể (chức năng thẩm thấu ).
Các chất lưu kiểm soát sự kết tủa của xi-măng, sự phát triển của các khoáng vật tại sinh và thay thế, và tốc độ hòa than. Ngoài ra, chúng còn làm dễ dàng sự tái kết tinh. Các chất lưu phát sinh như các chất lưu trong lỗ rỗng trầm tích ban đầu ( nước tích đọng ), nước khí quyển hoặc nước biển, nhưng chúng tiến hóa khi chúng trộn lẫn, khi các phản ứng khử nước và nén chặt các hạt khoáng vật và thêm vào nước, khi các phản ứng thành đá của các hydrocacbon sản sinh và góp thêm vào methan, và khi sự biến đổi các khoáng vật khác nhau thêm vào các
pha khí bổ sung như CO2. Thêm nữa, khi các chất lưu xuyên thấm qua đá, các phản ứng
thành đá mà chúng sinh ra hoặc chất xúc tác thay đổi thành phần hóa học của các chất lưu. Hệ quả là các loại phản ứng thành đá xuất hiện sẽ phụ thuộc vào thành phần và khối lượng của pha chất lưu tiến hóa, cũng như vào các điều kiện nhiệt độ, Eh, pH và áp suất tồn tại trong khi xảy ra các phản ứng thành đá. Một thành phần thay đổi của pha chất lưu có nghĩa là các phản ứng thành đá sinh ra bởi một chất lưu di cư có thể khác nhau vào các thời gian khác nhau. Qua thời gian, cùng một đá hay trầm tích có thể trải qua các thay đổi thành đá khác nhau, hoặc như là do thành phần chất lưu thay đổi, hoặc như là do các chất lưu khác nhau đi qua đá đó. Vì vậy, các tiến trình thành đá có thể phức tạp và có thể bao gồm vài giai đoạn riêng lẻ.