d. Nguyên tắc cụ thể
1.1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách
a. Xác định bộ máy tổ chức thực thi chính sách
Để tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chính phủ lựa chọn và chỉ định các cơ quan thực thi và giao nhiệm vụ chính thức cho các cơ quan này. Các cơ quan thực thi phải đảm bảo được các yêu cầu: Bảo đảm về mặt chính trị, pháp luật; có đủ nguồn nhân lực, vật lực, tài lực; Bảo đảm về thông tin gián tiếp; được quản lý và phân bổ ngân sách; có cố vấn về kỹ thuật; sáng tạo trong thực hiện, kết hợp đúng đắn giữa các cấp, các ngành và các địa phương; có hệ thống báo cáo thống kê, kế toán và hệ thống kiểm toán chặt chẽ; kiểm tra việc thực hiện chính sách đó, có sự đánh giá chính sách một cách khách quan.
b. Xây dựng chương trình hành động
Các cơ quan thực thi chính sách, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ sẽ xây dựng chương trình hành động để đưa chính sách vào thực tế, xây dựng các phương hướng và biện pháp thực thi cụ thể của cơ quan mình và trình cấp trên thông qua. Các cơ quan thực thi phải lập kế hoạch tác nghiệp để chuẩn bị triển khai chính sách. Trong đó phải xác định rõ ràng: thời gian triển khai chính sách; mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn thực thi chính sách; danh mục các công việc cần phải thực hiện; sự phân bổ các nguồn lực để thực hiện từng mục tiêu cụ thể của chính sách trong từng giai đoạn.
c. Ban hành văn bản hướng dẫn
Các cơ quan thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ban hành những văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng và các tổ chức,
cá nhân được vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn biết và thực hiện.
d. Tổ chức tập huấn
Các cơ quan thực thi chính sách tiến hành tổ chức tập huấn cho các cán bộ, nhân viên chịu trách nhiệm thực thi chính sách và tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để trang bị cho họ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện chính sách.
1.1.3.2. Giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách
Chỉ đạo thực thi chính sách là thực hiện việc triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đưa chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vào thực tiễn thông qua các kênh truyền tải sau:
a. Hệ thống thông tin đại chúng
Thông qua hệ thống thông tin đại chúng, các cơ quan thực thi chính sách tuyên truyền, giúp cho mọi người hiểu biết về nội dung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiểu nghĩa vụ và lợi ích của mình khi thực hiện chính sách. Qua đó tạo được sự đồng tình ủng hộ của dân chúng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn và những tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
b. Các chương trình chính sách
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai thực hiện thông qua các chương trình cho vay sau: cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn; cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.
c. Tài chính chính sách
Tài chính chính sách chính là việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để cấp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn vốn dùng để cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm các nguồn sau:
+ Nguồn tự huy động của các tổ chức tín dụng và các tổ chức cho vay khác, + Nguồn vốn vay vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
+ Nguồn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, + Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước.
d. Phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, các địa phương, các tổ chức quần chúng để thực thi chính sách.
Các cơ quan thực thi chính sách thực hiện phối hợp với nhau để thực hiện chính sách tín dụng phục phát triển nông nghiệp nông thôn theo chiều dọc, chiều ngang thông qua hệ thống thông tin, thông qua trao đổi gặp gỡ, hội họp...
1.1.3.3. Giai đoạn kiểm soát thực thi chính sácha. Thu thập thông tin về thực hiện chính sách a. Thu thập thông tin về thực hiện chính sách
Thông tin về thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thu thập qua các kênh sau: Báo cáo của các cơ quan thực thi từ dưới lên trên; thông qua các hoạt động kiểm tra của cán bộ tổ chức thực thi chính sách ở cấp cơ sở; thông qua hoạt động thanh tra, kiểm soát, giám sát hoặc thông qua các cuộc điều tra xã hội học.
b. Đánh giá việc thực thi chính sách
Từ những thông tin đã thu thập, các cơ quan thực thi chính sách tiến hành việc đánh giá hiệu lực, hiệu quả kinh tế - chính trị xã hội của chính sách.
c. Điều chỉnh chính sách
Thực tiễn cuộc sống luôn luôn biến đổi không ngừng. Nhiều yếu tố mới xuất hiện trong quá trình phát triển, đồng thời có những yếu tố không còn phát huy tác dụng. Vì vậy điều chỉnh chính sách, đặc biệt là những chính sách dài hạn có một ý nghĩa quan trọng để đạt được mục tiêu.
d. Tổng kết việc thực thi chính sách
Việc tổng kết thực thi chính sách là bước cuối cùng của giai đoạn thực thi chính sách nhằm đánh giá lại toàn bộ ý đồ và tiến trình triển khai chính sách. Việc tổng kết phải đảm bảo được các yêu cầu: phải đánh giá những cái được, những cái mất của chính sách; đánh giá các tiềm năng chưa được huy động và đưa ra những kết luận sau chính sách. Định kỳ, Chính phủ sẽ thực hiện đánh giá tổng kết việc thực thi chính sách.
1.2. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách
a. Tham mưu bộ máy tổ chức thực thi chính sách
Căn cứ vào nội dung chính sách và chức năng nhiệm vụ của từng các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước tham mưu trình Chính phủ các cơ quan tham gia vào tổ chức thực thi chính sách và xác định cụ thể nhiệm vụ của từng cơ quan trong tổ chức thực thi chính sách.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện xác định các đơn vị tại Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia vào việc tổ chức thực thi chính sách và phân công nhiệm vụ của từng đơn vị.
b. Tự xây dựng chương trình hành động
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng các chương trình hành động đối với Ngân hàng Nhà nước để đưa chính sách vào thực tế.
c. Ban hành văn bản hướng dẫn
Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng và tổ chức, các nhân vay vốn nông nghiệp, nông thôn biết và thực hiện chính sách dưới dạng Quyết định, Thông tư, Công văn, Chỉ thị. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ban, ngành để ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn và tổ chức cá nhân vay vốn nông nghiệp, nông thôn.
d. Tổ chức tập huấn
Ngân hàng Nhà nước tiến hành tổ chức tập huấn cho các cán bộ công chức của Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thực thi chính sách.
Ngân hàng Nhà nước tiến hành tổ chức tập huấn cho các cán bộ công chức của các tổ chức tín dụng tham gia cho vay nông nghiệp, nông thôn và tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
1.2.2. Giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách
Chỉ đạo thực thi chính sách là thực hiện việc triển khai chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn thông qua các kênh truyền tải sau:
a. Hệ thống thông tin đại chúng
Thông qua website chính thức của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như internet, truyền hình, báo hình, hội thảo... để tuyên truyền cho giúp cho các tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân được vay vốn hiểu biết về nội dung chính sách, hiểu nghĩa vụ và lợi ích của mình trong việc thực hiện chính sách, từ đó vận động được sự đồng tình ủng hộ, sự tham gia của các tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân vay vốn.
b. Tạo nguồn vốn, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn
Đây là vai trò rất quan trọng của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục phát triển nông nghiệp, nông thôn vì việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thường mang lại rủi ro cao với tổ chức tín dụng; do đó nếu không có cơ chế đặc thù thì rất ít tổ chức tín dụng sẽ thực hiện cấp tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện quản lý về tiền tệ, ngân hàng thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ; Ngân hàng Nhà nước thực hiện hỗ trợ vốn đối với các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn bằng việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để tạo nguồn vốn, khuyến khích cho các tổ chức tín dụng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn là công cụ dự trữ bắt buộc, công cụ tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở. Cụ thể như sau:
+ Về công cụ dự trữ bắt buộc.
Như chúng ta đã biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cấn vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán và cho vay của các tổ chức tín dụng. Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng tới số lượng phương tiện thanh toán tổ chức tín dụng được phép cung cấp trên thị trường, tức là thay đổi lượng vốn cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Như vậy, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có dư nợ cho vay cao đối với nông nghiệp, nông thôn sẽ giúp các tổ chức này có thêm nguồn vốn cho vay khách hàng; qua đó sẽ tạo động lực, khuyến khích việc các tổ chức tín dụng tích cực hơn trong cho vay nông nghiệp, nông thôn.
+ Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Chính sách tài cấp vốn bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn; chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu. Khi cấp một khoản tín dụng cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng khai thông năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn để cho vay nông nghiệp, nông thôn.
+ Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Nhà nước mua, bán giấy tờ có giá chủ yếu là ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các tổ chức tín dụng, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Bằng cách Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá ngắn hạn sẽ tăng khối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Đây là công cụ điều tiết hiệu quả nhất vì nó rất linh hoạt và chủ động. Hơn nữa, sự tác động của nghiệp vụ thị trường mở là lợi dụng cơ chế của thị trường nên các đối tượng chịu sự tác động thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược lại chiều hướng điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; những người kinh doanh chứng khoán không bị buộc mua hoặc bán theo một giá ấn định, nhưng Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện được yêu cầu của mình bằng việc điều chỉnh giá sao cho nó trở nên hấp dẫn đối tác. Điều kiện quan trọng nhất cho phép sử dụng công cụ này như sự phát triển của thị trường vốn thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Các chứng khoán được mua, bán trong nghiệp vụ thị trường mở là các chứng khoán đã phát hành trước đây và đang lưu thông trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước phải có khả năng kiểm soát và dự đoán sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thông ngân hàng.
c. Điều hành lãi suất linh hoạt phù hợp với định hướng thị trường góp phần bình ổn lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn
Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có
được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư vốn vào nông nghiệp nông thôn hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của tổ chức, cá nhân vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ đối với đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nhà nước sẽ tác động đến lãi suất cho vay trên thị trường thông qua hai kênh sau:
- Trực tiếp: Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất trần và lãi suất sàn đối với các tổ chức tín dụng.
- Gián tiếp: Ngân hàng Nhà nước công bố mức lãi suất áp dụng đối với các
khoản cho vay, chiết khấu, cầm cố chứng từ có giá. Lãi suất này là cơ sở để các tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay.
Như vậy, việc Ngân hàng Nhà nước điều tiết lãi suất như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các tổ chức tín dụng, của tổ chức cá nhân vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc xác định một mức lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường cho vay nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo được sự đồng thuận trong việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
d. Tiến hành phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, các địa phương, các tổ chức quần chúng để thực thi chính sách
Ngân hàng Nhà nước thực hiện phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có