Công cụ của chính sách

Một phần của tài liệu vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 28 - 30)

d. Nguyên tắc cụ thể

1.1.2.4. Công cụ của chính sách

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện thông qua 4 nhóm công cụ cơ bản:

a. Công cụ hành chính và tổ chức: là hệ thống văn bản pháp luật, kế hoạch

chính sách, quy hoạch của Nhà nước và hệ thống bộ máy tổ chức mà cơ quan thực thi chính sách sử dụng để việc thực thi chính sách trở nên hiệu quả hơn. Cụ thể:

+ Hệ thống văn bản pháp luật: Chính phủ ban hành Nghị định, Quyết định để đưa chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vào thực tiễn. Trên cơ sở Nghị định, Quyết định của Chính phủ các Bộ, ban, ngành có liên quan như Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn (Quyết định, Thông tư, Công văn). Để triển khai chính sách thì các tổ chức tín dụng tự ban hành quy chế tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tổ chức của mình trên cơ sở tham khảo các văn bản pháp luật liên quan.

+ Kế hoạch chính sách: Trên cơ sở mục tiêu của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các cơ quan thực thi xây dựng các mục tiêu và biện pháp cụ thể để đảm bảo cân đối nguồn lực nhằm mục đích đạt được các mục tiêu đề ra.

+ Quy hoạch của Nhà nước: Chính phủ ban hành quy hoạch phát triển ngành, vùng nông nghiệp, nông thôn để định hướng việc đầu tư tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Tổ chức bộ máy và cán bộ: Tổ chức thực hiện chính sách có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đến kết quả và tính hiệu quả của chính sách. Chính phủ phải xác định được bộ máy tham gia vào việc thực thi chính sách. Đồng thời, các cơ quan tham gia vào việc thực thi chính sách phải xác định được các bộ phận, phòng ban đơn vị của mình tham gia vào việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

b. Công cụ kinh tế là các ngân sách, các quỹ, hệ thống đòn bẩy và khuyến khích kinh tế.

Đối với chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn công cụ kinh tế là công cụ rất quan trọng vì để việc thực thi chính sách thành công thì phải có nguồn vốn để thực hiện chính sách và phải đảm bảo các tổ chức tín dụng đạt được lợi nhuận từ việc thực thi chính sách. Nguồn vốn để thực hiện chính sách này bao gồm nguồn từ ngân sách Nhà nước theo hình thức Nhà nước cấp trực tiếp hoặc

cấp gián tiếp qua Ngân hàng Nhà nước để cho các tổ chức tín dụng vay, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế.

Để thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nhà nước sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để khuyến khích hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm khiển khai các công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. Các công cụ Ngân hàng Nhà nước thường sử dụng là công cụ tái cấp vôn, dự trữ bắt buộc, công cụ lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở.

Ngoài ra tùy vào đặc điểm về tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn trong từng giai đoạn Nhà nước sẽ quyết định việc sử dụng các công cụ kinh tế khác như công cụ lãi suất, công cụ thuế, bảo hiểm, giá cả...để khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

c. Công cụ giáo dục, tâm lý: Thông qua hệ thống thông tin đại chúng (báo

chí, truyền hình...), hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống tư vấn chính sách, hội thảo...để tuyên truyền về chính sách, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhận thức của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực thi chính sách, nhận thức của các tổ chức tín dụng và các đối tượng được cấp tín dụng của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm đảm bảo thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt kết quả cao và hiệu quả nhất.

d. Công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ là các phương pháp, biện pháp quy trình và cách thức thực hiện chính sách, bao gồm:

• Xác định đối tượng,

• Quyết định chính sách,

• Kiểm tra chính sách,

• Theo dõi và tổng hợp báo cáo.

Các nghiệp vụ chính sách phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, đơn giản, công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời. Các nguyên tắc này phải được quán triệt ngay từ khi xây dựng và thể chế hóa các nghiệp vụ chính sách đối với cả quá trình tổ chức thực thi chính sách.

Các tổ chức tín dụng xây dựng nghiệp vụ cấp tín dụng của tổ chức mình trên cơ sở các quy định chung của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay trong

đó xác định rõ đối tượng được vay, cách chẩm điểm khách hàng, phương pháp thẩm định hiệu quả phương án kinh doanh và điều kiện để khách hàng được vay vốn.

Các phương pháp thống kê, so sánh...sẽ được các cơ quan thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn sử dụng để thực hiện chính sách.

1.1.3. Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách1

Quá trình tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách, giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách và giai đoạn kiểm tra và điều chỉnh chính sách.

Một phần của tài liệu vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam đối với tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w