Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cổ phần dịch vụ cao cấp dầu khí việt nam (Trang 101 - 106)

- Các nhân tố tác động tới thẩm định tài chính dự án đầu tư

4. Phương pháp nghiên cứu:

3.2.1 Đối với ngân hàng

Cũng như rất nhiều các doanh nghiệp và công ty khác, công ty PVCR cũng gặp phải khó khăn khi trình hồ sơ đi vay vốn của các nhà ngân hàng. Vì thế đối với ngân hàng thiết nghĩ cần phải " rộng rãi" hơn trong việc cho vay vốn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo độ an toàn cho ngân hàng. Có thể giảm bớt một số thủ tục rườm rà không cần thiết, ưu tiên khách hàng lâu năm, có uy tín với ngân hàng cũng như trên thị trường, ưu tiên các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng, Có thể tạo điều kiện cho các dự án băng một số điều kiện mở.

Ngân hàng có thể làm tăng số khách hàng của mình bằng cách thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm, và đây cũng là một cách giúp khách hàng của mình. Để tránh phần nào việc các chủ dự án có những dự án rất hay, rất khả thi nhưng do chưa đủ vốn nên chưa tiến hành thực hiện dự án được. Lúc này, Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ là một quỹ đứng ra bảo lãnh và giúp đỡ các chủ dự án và để tránh lãng phí một cơ hội đầu tư.

3.2.2 Đối với cơ quan cấp trên có thẩm quyền.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, công ty thành lập ngày càng nhiều đặc biệt là ở các trung tâm, thành phố lớn như Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế xét thấy nhu cầu về văn phòng tiềm năng là rất lớn. Ở nước ta tài nguyên đất lại thuộc sở hữu Nhà nước vì thế các doanh nghiệp cũng như PVCR cần một sự hơn của các cơ quan cấp trên như UBND thành phố trong

việc giao đất hoặc cho thuê đất với giá ưu đãi để khuyến khích kinh doanh. Ngoài ra công ty PVCR cũng rất cần một số những ưu đãi khác trong quá trình hoạt động của mình.

Chú ý đến công tác thẩm định tài chính dự án tại các doanh nghiệp. Tạo điều kiện để bồi dưỡng cán bộ thẩm định, phổ biến những quy định mới trong công tác thẩm định nói chung. Việc tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là rất cần thiết, bởi lẽ như thế sẽ có một thống nhất chung trong công tác thẩm định tài chính dự án. Ban hành một hệ thống chuẩn mực, các phương pháp, chỉ tiêu thống nhất để các doanhnghiệp tiến hành theo một khuôn mẫu chung đồng thời các cơ quan quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý, ngân hàng cũng dễ đánh giá các dự án hơn.

KẾT LUẬN

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp phải tự chủ trong kinh doanh, tự tìm chỗ đứng cho mình trong nền kinh tế. Hết thời bao cấp, các doanh nghiệp chỉ có duy nhất một cách đứng trong nền kinh tế đó là đứng bằng chính đôi chân của mình. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng trong thời gian qua không thể không kể tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp. Nền kinh tế nhiều thành phần nên các lĩnh vực đầu tư cũng được đa dạng theo và quay lại phục vụ chính nó. Các chủ thể trong nền kinh tế đang dần thấy vai trò ngày càng lớn của các dự án và từ đó càng coi trọng hơn công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.Các doanh nghịêp Việt Nam hiện nay, đây là khâu đang còn yếu vì đây là vấn đề khá mới mẻ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đối với công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu Khí Việt Nam, dự án là nguồn sống của công ty vì thế nên chất lượng dự án cũng như chất lượng công tác thẩm định dự án là một vấn đề quan trọng của công ty.Mặc dù còn nhiều khó khăn xong công ty đã và đang dần dần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của mình để góp phần vào công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, năng động hơn, bền vững hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2005) Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

2. PGS.TS Lưu Thị Hương (2005) Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2005) Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

4. TS. Nguyễn Hữu Tài (2002) Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

5. Frederici S.Mishkin (2002) Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội

6. Harold Bierman, JR.Seymour Smidt (2002) Quyết định dự tón vốn đầu tư , Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh

7. TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006) Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống Kê. Hà Nội

8. Nguyễn Tấn Bình (2005) Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

9. Quốc Hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

10. Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (2009), Báo cáo tổng hợp dự án đầu tư, Phòng Kế hoạch Đầu tư, Hà Nội

11. Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (2010), Báo cáo tổng hợp dự án đầu tư, Phòng Kế hoạch Đầu tư, Hà Nội

12. Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (2010), Báo cáo dự án đầu tư dự án CT10-CT11, Phòng Kế hoạch Đầu tư, Hà Nội

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cổ phần dịch vụ cao cấp dầu khí việt nam (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w