4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
1.4. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới
Kết quả nghiên cứu tại Ấn ðộ cho thấy, nếu chỉ áp dụng giống mới mà vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác cũ thì năng suất chỉ tăng lên khoảng 26 - 30%. Nếu áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ nhưng vẫn dùng giống cũ thì năng suất lạc chỉ tăng 20 - 43%. Nhưng khi áp dụng giống mới kết hợp với kỹ thuật canh tác tiến bộ đã làm tăng năng suất lạc từ 50-63% trên các ruộng trình diễn của nơng dân. Chính vì vậy, trên diện tích hẹp ở Ấn ðộ năng suất lạc cũng đã đạt 70,0 tạ/ha [9, 14].
Ngồi ra, cịn cĩ nhiều nước trên thế giới nghiên cứu thành cơng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lạc như: Nigeria, Sudan, Xenegal, Indonesia, Cơng Gơ, Mỹ, Achentina, Hàn Quốc. Tại Achentina, tuy diện tích
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ... 17
lạc khơng lớn (180.000 ha/năm) nhưng đã cĩ nhiều thành cơng trong nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. Từ năm 1982 trở đi, cơng tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã được tăng cường. ðến năm 1991, năng suất lạc bình quân của Achentina đã đạt 20 tạ/ha, gấp 2 lần so với năm 1980. Các giống mới chất lượng cao đã được trồng trên 70% diện tích lạc cả nước và đã đưa Achentina trở thành nước xuất khẩu lạc đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Tương tự, Hàn Quốc là một nước phát triển ở Châu Á, nổi tiếng là đầu tư cao cho nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật trên cây lạc. Từ những năm 1960 cơng tác nghiên cứu đã được tăng cường. Nhờ biết kết hợp giống mới với kỹ thuật canh tác tiến bộ, đặc biệt kỹ thuật che phủ nilon, năng suất lạc ở nhiều trang trại đã đạt trên 60,0 tạ/ha.
Một trong những lý do sản xuất lạc ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật so với các nước Châu Á là nhờ vào chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ trồng lạc nhằm phát huy tiềm năng to lớn chưa được khai thác của cây trồng này trong sản xuất của Chính phủ Trung Quốc. Hơn 60 Viện, Trường, Trung tâm Nghiên cứu triển khai các hướng nghiên cứu trên cây lạc. Trong vịng 15 năm trở lại đây đã cĩ tới 82 giống lạc mới cĩ nhiều ưu điểm nổi bật như: năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận, thích ứng rộng... được chọn tạo và đưa ra sản xuất đại trà....ðặc biệt là Trung Quốc rất coi trọng vấn đề nghiên cứu đồng bộ cả về giống và biện pháp canh tác thích hợp [10] (sử dụng giống cĩ tiềm năng suất cao; gieo trồng ở mật độ thích hợp 40 cây/m2; tăng cường bĩn phân hữu cơ 30 - 35 tấn/ha phân chuồng; dùng chất điều hồ sinh truởng; áp dụng kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon; tăng cường hệ thống tưới tiêu cho lạc). Chính vì vậy, tại Trung Quốc cĩ những điểm cá biệt về năng suất lạc
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ... 18
như: đạt 112,0 tạ/ha (0,1ha), 96,0 tạ/ha (qui mơ 14,0 ha) và từ 60 - 75 tạ/ha trên diện rộng hàng trăm hecta [9].
Tại Trung Quốc, ngồi yếu tố giống tốt, sử dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến đã nâng cao năng suất lạc đáng kể [10], cụ thể:
+ Cải thiện kết cấu đất tầng canh tác bằng việc bổ sung cát vào đất sét hoặc thịt nặng và ngược lại, tăng cường phân hữu cơ đã làm năng suất lạc tăng lên khoảng 18%;
+ Giải pháp cày sâu (cày từ 25-30cm so với 10-12cm) đã làm năng suất lạc tăng lên từ 20 - 30% trên các loại đất khác nhau;
+ Bĩn phân cân đối dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và thơng qua việc phân tích đất (được du nhập từ Ấn ðộ) đã làm tăng năng suất lạc lên từ 16,9 - 24,4% và tăng hiệu lực sử dụng phân bĩn của cây trồng; + Sử dụng kỹ thuật trồng lạc trên luống hẹp (2 hàng/luống) làm năng suất lạc tăng lên 10% so với phương thức khác trong cùng điều kiện canh tác; + Ngồi ra, các kỹ thuật loại bỏ đất xung quanh cây con, sử dụng các chất điều hịa sinh trưởng (dinocap-DPC, paclobutrazol-P333, chlor cholin chloird-CCC), che phủ nilon,...cũng đã làm năng suất lạc tăng lên từ 14,0 - 25,0%.
1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc
Hiện nay, Mỹ là nước cĩ tập đồn lạc phong phú nhất với 29.000 mẫu giống được lưu giữ và bảo tồn theo nhiều hình thức khác nhau (in-situ và ex- situ); kế đến là Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng Nhiệt đới bán khơ hạn (ICRISAT) đang lưu giữ khoảng 14.310 mẫu giống khác nhau được thu thập từ 92 nước trên thế giới; Australia cũng là nước cĩ tập đồn lạc đa dạng (12.160 mẫu giống); Ấn ðộ, Trung Quốc hàng năm vẫn duy trì từ 5.000 - 6.000 mẫu giống [45].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ... 19
Các phương pháp chọn tạo giống mới hiện đang được dùng phổ biến tại các nước trên thế giới vẫn là nhập nội chọn lọc, lai hữu tính và đột biến...Gần đây, tại Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu cải tiến giống kháng bệnh virus xoăn lá bằng phương pháp chuyển gen kháng, kết quả ban đầu cho thấy khả quan. Tại Mỹ và ICRISAT đã nghiên cứu sử dụng cơng nghệ tế bào và kỹ thuật chỉ thị phân tử để chọn giống lạc kháng bệnh lá, héo xanh vi khuẩn và chịu hạn...
Từ nguồn vật liệu đa dạng và phong phú, bằng các phương pháp chọn tạo chủ yếu, các nhà tạo giống đã cải tiến giống theo các mục tiêu khác nhau như: chọn tạo giống chín sớm cho vùng tăng vụ, né tránh thiên tai; giống chịu hạn cho vùng nước trời; giống kháng sâu bệnh; giống năng suất cao; giống cĩ hàm lượng dầu cao, giống cĩ vỏ quả mỏng, giống cĩ hàm lượng protein trong thân cây cao... [39]. Theo hướng đĩ, một số giống lạc năng suất cao đã phổ biến rộng trong sản xuất. Tại ICRISAT đã chọn được nhiều giống lạc mới cĩ năng suất cao như: ICGV-SM83005 [48], ICGV88438, ICGV89214, ICGV91098 [37], và các giống lạc chín sớm ICGV 86015 [47], ICGS (E) 52, ICGV 86062,....Gần đây giống lạc ICGV 91114 với ưu điểm cho năng suất cao đang được phát triển rộng rãi ở các Bang Andra Pradesh và Chhattisgarh của Ấn ðộ. Ở Trung Quốc là các giống Haihua 1, Xuzhou 68-4, Luhua 9, Luhua 14, Luhua 8130,...cĩ tiềm năng năng suất trên 75,0 tạ/ha, các giống chất lượng tốt như Baisha 1016, Hua 17, Hua 10, Luhua 10,...các giống kháng với bệnh héo xanh và gỉ sắt như Zhonghua 2, Zhonghua 4, Yueyou92 [40, 51],.. Tại Nigeria, đã tuyển chọn được các giống lạc vừa cho năng suất cao (đạt trên 50,0 tạ/ha), vừa cĩ hàm lượng protein thơ trong thân cây cao (trên 14,8% - 21,6%) là M576-80I và M554-76. Tại Mỹ, các nhà khoa học đã tạo được nhiều giống cĩ năng suất cao, chất lượng tốt, cĩ khả năng kháng sâu bệnh phục vụ sản xuất, giống F2 VA93B. Giống VGS1 và VGS2 là 2 giống
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ... 20
cĩ năng suất cao được trồng nhiều ở Florida . Giống Andru 93 là giống cĩ năng suất cao, hàm lượng dầu là 50,7%, giống NC12C cĩ khả năng kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao từ 30-50 tạ/ha được trồng phổ biến ở Georgia, Florida và Alabam . Giống Tarmun 96, năng suất cao và cĩ khả năng kháng bệnh thối quả và một số bệnh do virus khác[34, 58]. Thái Lan cũng đã chọn tạo và đưa vào sản xuất các giống lạc cĩ đặc tính năng suất cao, chín sớm, chịu hạn, kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt cĩ kích thước hạt lớn như: Khon Kean 60-3; Khon Kean 60-2; Khon Kean 60-1 và Tainan 9 [41].
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân lân cho lạc
Gascho và Davis, (1995) [35] cho thấy sự thiếu dinh dưỡng lân cho cây lạc được xác định ở hầu hết các nước sản xuất lạc trên thế giới và theo Buresh và CS., (1997) [33] cĩ đến 60% diện tích đất sản xuất lạc ở Châu Phi là nghèo lân nghiêm trọng. Một thí nghiệm 2 nhân tố nghiên cứu sự tương tác của phun thuốc trừ nấm phịng các bệnh hại lá và phân lân đến năng suất lạc ở Ghana, Tây Phi cho thấy: áp dụng phân lân tăng 32% năng suất lạc so với chỉ phun thuốc phịng bệnh hại lá, kết hợp giữa phân lân và phun thuốc phịng bệnh hại lá nâng năng suất lạc lên 96% so với khơng bĩn lân và phịng trừ bệnh [46].
Lê Song Dự, Nguyễn Thế Cơn (1979) [12] chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu tại Sênêgan cho thấy lân cĩ hiệu lực trên nhiều loại đất, tăng 10-15% với lượng bĩn tương đối thấp (12-14 kg P2O5/ha). Phân lân khơng cĩ hiệu quả chỉ khi hàm lượng lân trong đất đạt trên 155 ppm. Bĩn phối hợp 20 kg N + 30 P2O5 sẽ tăng trọng lượng nốt sần và phát triển rễ tốt nhất, bĩn 13,1 kg P/ha, năng suất tăng 28,8%, bĩn 26,2 kg P/ha, năng suất tăng 40% so với khơng bĩn lân[35].
Vũ Cơng Hậu và CS, (1995) [14] trích dẫn kết quả của nhiều tác giả cho thấy “bĩn 14,52 kg P/ha cho lạc nhờ nước trời, năng suất lạc tăng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ... 21
210kg/ha (Mann 1965), 17,2 kg P/ha là tối ưu đối với lạc nước trời (Mahpatra 1973), trên đất limơng đỏ nghèo N, P bĩn 15 kg P/ha, năng suất lạc tăng 14,7% (Phanisai, 1969). đất đen bĩn 10 kg P/ha lên lá lạc cho năng suất tương đương với bĩn 40-60 kg P/ha vào đất”.
Lượng lân tổng cộng cây lạc hút tương đối ít, chỉ cần 0,4 kg dễ tiêu để sản xuất 1 tạ lạc củ. Tuy lượng lân cần thiết nhỏ, nhưng phải bĩn một lượng lớn phân lân vì hiệu quả hấp thụ lân từ phân bĩn thấp [14].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lân là yếu tố cơ bản hạn chế năng suất lạc, bĩn lân là biện pháp cơ bản nâng cao năng suất lạc.
1.4.3. Kết quả nghiên cứu về mật độ cho lạc
Kết quả của Buchanan G. A. và Hauser E. W. (1980) [32] thử nghiệm 3 mật độ lần lượt là 20.3 x 20,3, 40,6 x 40,6 và 81,2 x 81,2 cm và cĩ phịng trừ cỏ và khơng phịng trừ cỏ trên đất thịt nhẹ ở Mỹ cho thấy, cả hai trường hợp phịng trừ cỏ hay khơng phịng trừ cỏ dại năng suất lạc đều tăng lên cĩ ý nghĩa khi tăng mật độ gieo, chất lượng hạt cũng khơng cĩ ảnh hưởng bất lợi, đặc biệt cỏ dại cũng giảm đáng kể ở 2 cơng thức mật độ cao so với cơng thức 81,2 x 81,2 cm.
Ngược lại nghiên cứu về mật độ trồng lạc tại Nhật bản của Masayuki S. và Furukawa Y. (2000) [44] cho thấy trồng với khoảng cách hẹp thì cành dài hơn và nhỏ, số cành ít hơn trồng hàng rộng. Thời gian bắt đầu nở hoa phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian bắt đầu và kết thúc nở hoa sớm ở hàng hẹp, số lượng hoa trên hàng rộng nhiều hơn ở hàng hẹp. ðặc biệt trọng lượng rễ, thân, và hạt giảm rất nhiều ở các cơng thức mật độ cao trong khi năng suất trên ha tăng lên và đạt đến trần ở các cơng thức cĩ hàng rộng (với mật độ tối ưu là 45 x 45 cm).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ... 22
Tuy nhiên mật độ gieo lạc cịn phụ vào tập quán canh tác, Robinson R.G. (1994) [56] cho thấy đối với giống lạc thuộc nhĩm Spanish và Valencia khoảng cách hàng gieo lạc là 45 cm cho năng suất tối ưu nhưng khoảng cách hàng này hẹp cho máy cày chăm sĩc. Vì vậy để thuận tiện cho quá trình cơ giới hĩa, khoảng cách hàng khuyến cáo gieo lạc ở Mỹ là 56 hoặc 60 cm tùy vào loại máy chăm sĩc.
Kết quả của Sconyers L. E. (2005) [57] thử nghiệm ảnh hưởng của mật độ trồng lạc đến mức độ phát sinh phát triển bệnh thối thân lạc và bệnh héo xanh vi khuẩn cho thấy khi khoảng cách gieo giảm, mật độ tăng thì bệnh thối thân lạc tăng đáng kể nhưng ngược lại bệnh héo xanh vi khuẩn giảm đáng kể. ðiều đĩ chứng tỏ khoảng cách gieo trồng là nhân tố chính cho sự phát triển bệnh hại lạc. Mật độ tối ưu cho cây lạc ở các nước Châu Âu trong điều kiện tưới tiêu đảm bảo 14 cây/ m2 [49].
Ở Ấn ðộ, mật độ cây và khoảng cách trồng lạc cĩ biến động lớn giữa các vùng trồng, do phụ thuộc vào loại hình cây, mùa vụ gieo trồng, độ phì đất và trình độ thâm canh. Mật độ trồng lạc khuyến cáo ở các Bang của Ấn ðộ là 20 vạn cây/ha đối với lạc trồng trong mùa mưa và khơng quá 40 vạn cây/ha đối với lạc trồng trong mùa hè cĩ tưới. Trong tổng chi phí sản xuất, chỉ riêng chi phí giống cũng đã chiếm 35,20- 46,68% với lạc trồng ở vùng nước trời và 26,23- 37,47% lạc trồng ở vùng cĩ tưới nước. Mật độ cây khuyến cáo của Ấn ðộ cao hơn gấp 2 lần mật độ áp dụng ở những nước trồng lạc khác. Wiley và Heath (1969), đã nghiên cứu sự tương quan giữa mật độ cây và sản lượng quả và cho rằng mật độ cây khơng nên chỉ tính bằng số cây/ha mà phải tính đến cả sự phân bố cây/ruộng. Một số tác giả đã phân biệt hai yếu tố này và nhiều thí nghiệm về mật độ chỉ tính tới sản lượng trên đơn vị diện tích hoặc lấy sản lượng chia cho số cây để lấy trung bình cho một cây, khơng tính đến sản lượng của cây (Dẫn theo Vũ Cơng Hậu, 1995) [14].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp ... 23