Ngô và mía là 2 loại cây trồng có thể tiến hành trên cùng một loại đất, theo điều tra thì một số nông hộ cho biết: là trồng mía hiệu quả thấp hơn và họ có diện tích trồng nhỏ lẻ nên họ vẫn giữ nguyên đất trồng ngô hoặc đã chuyển đổi một phần đất trồng mía sang trồng ngô.
Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả sản xuất mía so với ngô
(Tính bình quân trên 1 ha)
I.Các chỉ tiêu kết quả
1.GTSX (GO) 1000đ 38400,00 58888,00
2.Chi phí trung gian(IC) 1000đ 14147,82 27413,56
3.Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 24252,18 31474,44
4.Thu nhập hỗn hợp(MI) 1000đ 18702,18 22059,48
II.Các chỉ tiêu hiệu quả
1.GO/IC Lần 2,71 2,15
2.VA/IC Lần 1,71 1,15
3.MI/IC Lần 1,32 0,84
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua bảng 4.19 cho thấy: Bình quân cứ một đồng chi phí sản xuất mía chỉ thu được 2,15 đồng GO, 1,15 đồng VA và 0,84 đồng MI. Trong khi đó, do mức đầu tư sản xuất của ngô thấp hơn mía nên hiệu quả sản xuất của ngô cao hơn mía: cứ một đồng đầu tư sản xuất ngô ta thu được 2,71 đồng GO, 1,71 đồng VA và 1,32 đồng MI. Tuy nhiên, cây mía lại đem lại kết quả sản xuất cao hơn, cứ một ha mía nông hộ thu được 58888 nghìn đồng GO, 31474,44 nghìn đồng VA và 22059,48 nghìn đồng MI. Mặt khác mía là loại cây trồng có tính hàng hóa rất cao, trong khi ngô thấp hơn và một phần phục vụ cho tiêu dùng và chăn nuôi trong gia đình. Trên địa bàn xã, trong quá trình sản xuất, một số hộ đã tiến hành trồng xen ngô với mía đã tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Do vậy, việc chuyển đổi đất trồng ngô sang đất trồng mía là cần thiết bởi nông hộ có thể tiến hành trồng xen hai loại này để tiết kiệm chi phí.
Như vậy, mặc dù kết quả sản xuất mía đạt mức khá cao, tuy nhiên do chi phí đầu tư sản xuất mía lớn nên hiệu quả sản xuất đem lại thấp hơn so với ngô. Chính vì vậy, đầu tư sản xuất một cách thích hợp đang là vấn đề được người dân quan tâm hiện nay, đòi hỏi việc vào cuộc và hỗ trợ của các cán bộ khuyến nông trong việc hướng dẫn kỹ thuật và đưa ra mức đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mía.