Thực trang sản xuất mía nguyên liệu của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 61)

Năm 2006, huyện Hạ Lang bắt đầu trồng thử nghiệm giống mía Tân Đại Đường số 22, do nhà máy đường Long Châu (Trung Quốc) cung cấp với diện tích ban đầu 12,5 ha. Năng suất vụ đầu bình quân đạt 75 - 80 tấn/ha, có nơi đạt trên 100 tấn/ha, sản lượng thu hoạch được trên 1.000 tấn, trừ số mía giống để lại cho vụ sau, giá trị xuất khẩu đạt trên 400 triệu đồng. Năm 2007, huyện chính thức ký hợp đồng hợp tác trồng mía xuất khẩu với 2 huyện Đại Tân, Long Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và mở rộng diện tích mía lên 175 ha. Năm 2009 đã có 11 xã tham gia dự án trồng mía xuất khẩu với tổng diện tích trên 522 ha, giá trị xuất khẩu từ cây mía đem lại là gần 20 tỷ đồng. Tiêu biểu như xã biên giới Thị Hoa, vụ mía đầu tiên cả xã xuất khẩu được gần 4.000 tấn mía.

Từ năm 2010 đến nay, cây mía đã trở thành cây mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội của huyện Hạ Lang, tạo điều kiện cho nông dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững. Năm 2007, toàn huyện chỉ có gần 80 ha mía, đến năm 2013 Hạ Lang có 11/14 xã trồng mía, diện tích mía tăng đến hơn 900 ha, diện tích trồng mới hằng năm tăng trên 230 ha.Thị Hoa thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, xã vận động nhân dân tập trung trồng mía nguyên liệu, được hỗ trợ các nguồn vốn sản xuất và có đầu ra ổn định nên nông dân rất phấn khởi tham gia thực hiện. Biểu đồ 4.1 cho thấy diện tích mía của xã tăng qua các năm, năm 2007 chỉ trồng được 19 ha, đến 2013 tăng lên tới 273 ha mía. Mỗi năm trồng mới trung bình từ 30 - 40 ha. Nhiều hộ nông dân tập trung đầu tư cho cây mía theo hướng sản xuất hàng hóa, có năm thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm. Từ tập trung phát triển cây mía góp phần tích cực cho xã giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 5%/năm, nhiều hộ trở thành hộ khá có thu nhập ổn định từ 50 triệu đồng trở lên.

Biểu đồ 4.1: Diện tích mía xã Thị Hoa qua các năm

Nguồn: Ban thống kê xã Thị Hoa 4.1.1.1 Thực trạng về giống mía

Trước năm 2006 thì hầu hết các hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã sử dụng các loại giống mía địa phương có năng thấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp và nấu mật thủ công. Từ khi ký kết hợp đồng với nhà máy đường của huyện Long Châu (Trung Quốc) thì phía nhà máy đã cung cấp cho nông dân các loại giống mới có năng suất và chất lượng tốt hơn. Thử nghiệm cho thấy giống Tân Đại Đường 22 hợp với thổ nhưỡng của địa phương được sử dụng rộng rãi. Năm 2012 nhà máy nghiên cứu, thử nghiệm thành công giống mía Đại Đường 25 và đưa vào sản xuất với diện tích ngày một lớn.

Giống Đại Đường 22 do Viện nghiên cứu mía đường Đài Loan lai tạo.

Đây là giống mía thân hình trụ, màu phớt tím, lóng dài, lá cong, phiến lá màu xanh đậm, bẹ lá phớt tím, có nhiều lông tơ, tai lá hình mũi mác nhỏ, mầm mía hình bầu dục hơi lồi.

Đặc tính nông - công nghiệp của giống Đại Đường 22 là: Thời gian mía chín rất sớm từ 328-345 ngày (11 - 11,5 tháng); mía đẻ rất khoẻ và tái sinh gốc tốt. Năng suất mía cây từ 90-120 tấn/ha. Hàm lượng đường CCS từ

12,88-16,00%. Chịu hạn rất tốt; tương đối cứng cây, chống đổ trung bình; ít nhiễm bệnh thối đỏ ngọn; hơi nhiễm sâu đục thân vào giai đoạn mía chín (từ 6-8%). Giống mía Đại Đường 22 thích ứng rộng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất phù sa, đất đỏ vàng, đất đen, đất xám bạc màu và đất gò đồi bát úp có độ dốc thấp. Với những đặc tính như trên, Đại Đường 22 khá phù hợp với thổ nhưỡng của xã Thị Hoa, lại có trữ lượng đường cao nên đã được sử dụng ngay từ thời gian đầu hợp tác với nhà máy. Đến năm 2013, trên toàn xã giống mía Đại Đường 22 được trồng với diện tích là 207,6 ha, chiếm 76% tổng diện tích trồng mía.

Giống Đại Đường 25 được Lai tạo tại Viện Nghiên cứu Mía Đường

Đài Loan. Đây là giống mía thân to trung bình,trước khi bóc lá có màu vàng nhạt, khi ra nắng có màu tím nhạt. Lóng hình tròn, phủ lớp phấn trắng. Mắt mầm hình tam giác, màu tím sậm, gốc mầm dính sát vào chân lá. Phiến lá rộng trung bình và đều nhau, màu xanh sẫm, ngọn lá cong xoắn lại, lá già hơi có màu tím. Bẹ lá màu xanh có ít phấn.

Đặc điểm công - nông nghiệp của giống Đại Đường 25: Mọc mầm khá, đẻ nhánh mạnh, vươn lóng nhanh và tái sinh tốt. Kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt, ít trổ cờ, ít đổ ngã, khả năng lưu gốc tốt. Năng suất có thể đạt trên 100 tấn/ha. Đây là giống mới được đưa vào trồng tại xã, do đặc điểm của giống khá phù hợp với điều kiện đất đai của xã, năng suất lại khá cao nên đang có xu hướng tăng dần diện tích đất trồng giống này.

Các giống mía khác: Ngoài 2 giống mía trên người dân còn trồng các giống mía địa phương được những hộ dân làm nghề kéo mật mía duy trì, những giống mía này năng suất không cao nhưng tỷ lệ nước mật nhiều nên cho hiệu quả trong việc ép mật mía.

Như vậy trên địa bàn xã Thị Hoa đang có sự đầu tư về giống mía tương đối tốt, đã có sự chú trọng phát triển những giống có năng suất tốt và phù hợp với chất đất của xã. Tuy nhiên nhà máy vẫn chưa có sự quy hoạch giống mía

theo vụ thu hoạch, hầu hết các giống đều chín vào cùng thời điểm nên nếu không được thu hoạch kịp thời sẽ dẫn đến mía già, trổ cờ gây hao hụt cho người trồng mía. Như vậy nhà máy kết hợp với phòng nông nghiệp huyện Hạ Lang cần có những kế hoạch đưa thêm các giống mía có thời vụ khác nhau phù hợp với lịch ép mía của nhà máy.

4.1.1.2 Thực trạng sử dụng đất trồng mía

Thị Hoa là một trong 8 xã biên giới giáp với huyện Long Châu (Trung Quốc) sau khi thử nghiệm cho thấy Thị Hoa có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp sản xuất mía nguyên liệu, người dân Thị Hoa đã tích cực chuyển đổi dần diện tích cây trồng có năng suất thấp sang trồng mía nguyên liệu. Đến năm 2010 thì hấu hết tất cả các xóm trong xã đều có diện tích trồng mía.

Theo bảng 4.1 cho thấy các xóm đều mở rộng diện tích và tổng diện tích mía nguyên liệu của xã không ngừng tăng trong 3 năm gần đây. Diện tích mía nguyên liệu của xã chiếm phần lớn ở xóm Đông Cầu và xóm Cốc Nhan (chiếm gần 30% diện tích mía toàn xã) trong đó xóm Đông Cầu có diện tích lớn nhất. Phia Đán là xóm có diện tích trồng mía nhỏ nhất nhưng tốc độ tăng lên lại nhanh nhất từ 13,4 ha (năm 1011) tăng lên 26,06 ha (2013). Diện tích mía tăng lên do người dân thấy trồng mía thu nhập cao hơn các cây trồng khác, song một số hộ ở vùng sâu vùng xa như ở Ngườm Già hay hộ có đất ở xa đường giao thông, khó khăn trong vận chuyển mía nên họ vẫn giữ nguyên trồng những cây trồng dễ vận chuyển hơn.

Bảng 4.1 Tình hình phân bố đất trồng mía của xã 3 năm qua

Các xóm Năm 2011 Năm 2012 Năm 1013 So sánh (%)

Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) 12/11 13/12 BQ 1.Đông Cầu 25,41 14,44 27,00 13,71 36,70 13,09 106,3 135,9 120,2 2.Cốc Nhan 23,10 13,13 25,57 12,98 33,68 12,33 110,7 131,7 120,7 3.Khu Nooc 19,06 10,83 22,60 11,47 25,92 11,18 118,6 114,7 116,6 4.Thôm Cương 20,97 11,91 23,49 11,92 32,88 11,65 112,0 139,9 125,2 5.Khu Đâu 15,22 8,65 18,90 9,59 26,27 9,91 124,2 139,0 131,4 6.Bản Nhảng 21,09 11,98 22,56 11,45 28,21 11,02 107,0 125,0 115,6 7.Tổng Nưa 18,80 10,68 21,13 10,73 27,90 10,53 116,2 132,0 120,7 8.Pò Măn 18,95 10,77 20,33 10,32 27,58 10,41 107,3 135,7 139,5 9.Phia Đán 13,40 7,61 15,42 7,83 26,06 9,88 115,1 169,0 139,5 10. Ngườm Già 0 0 0 0 8,40 100,0 0 100 100 Tổng 176 100,0 197 100,0 273 100,0 112,0 138,6 124,6

4.1.1.3 Năng suất và sản lượng

Mía là cây công nghiệp hàng năm, do vậy mỗi năm chỉ được thu hoạch một lần. Sản lượng mía phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm chất đất, phân bón, giống, thời tiết. Đa số những người trồng mía đều là những người nông dân có nguồn vốn không nhiều do đó mức đầu tư còn thấp. Ba năm qua cùng với sự tăng lên về diện tích thì sản lượng mía cũng tăng theo.

Bảng 4.2 Kết quả sản xuất mía của xã qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 12/11So sánh13/12

Diện tích Ha 176 197 273 111,93 138,57

Năng suất Tấn/ha 60,6 60,0 62,7 99,01 104,45

Sản lượng Tấn 10665,6 11820, 0

17117,1 110,82 144,81

Nguồn: Ban kinh tế xã Thị Hoa

Từ bảng 3.2 cho thấy diện tích trồng mía của xã có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2013 trồng 273 ha tăng 97 ha so với 2011. Năng suất cũng tăng từ 60,6 tấn/ha (2011) lên 62,7 tấn/ha (2013) kéo theo sản lượng mía tăng lên qua các năm, đạt 17117,1 tấn năm 2013 tăng 6451 tấn so với năm 2011.

Như vậy, qua quá trình nghiên cứu về tình hình sản xuất mía của xã Thị Hoa, để cây mía vẫn là cây chủ đạo giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, ban quản lý phát triển mía đường cần phối hợp với nhà máy đường, các tổ kỹ thuật mía tại các cơ sở để có biện pháp giải quyết tốt nhằm mang lại hiệu quả cho hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w