Tình hình sản xuất mía Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 35 - 38)

Về mặt tài nguyên tự nhiên như khí hậu, đất đai. Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng trung bình khá để phát triển mía cây. Việt Nam có đủ đất đồng bằng, lượng mưa nói chung là tốt (1400mm đến 2000mm/năm), nhiệt độ phù hợp độ nắng thích hợp. Trên phạm vi cả nước, các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là Duyên hải Nam Trung Bộ có khả năng mía đường lớn nhất.

a. Giai đoạn trước khi có chương trình mía đường (1980-1994)

Vào đầu những năm 80, diện tích mía cả nước có xu hướng tăng và đạt 162.000 ha vào năm 1984. Sau đó, diện tích mía lại giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do giá đường thế giới giảm mạnh, đường nhập khẩu nhiều và thậm chí có lúc vượt quá nhu cầu tiêu dùng trong nước, làm giá đường trong nước giảm. Do vậy, giá mía thấp khiến nông dân giảm diện tích trồng mía. Tốc độ phát triển mía bình quân trong 10 năm 1980-1990 là 1,77%/năm. Đầu thập niên 90, sản xuất mía đã được phục hồi dần và có tốc độ phát triển khá hơn giai đoạn trước. Những năm 1990-1994 đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,23%/năm, mía tập trung chủ yếu tại khu 4 cũ, Đông Nam Bộ… Giống mía thời kỳ này chủ yếu là giống có năng suất thấp, độ đường thấp.

b. Giai đoạn từ 1995 đến năm 2000

Trong 5 năm thực hiện chương trình mía đường, diện tích năng suất đã có tốc độ tăng nhanh hơn nhiều. Nếu như vào năm 1994 cả nước chỉ có xấp xỉ 170 nghìn ha thì đến niên vụ mía 1999-2000, diện tích mía cả nước lên tới 344,2 nghìn ha, tăng bình quân 15,2%/năm. Trong khi đó, năng suất mía bình quân cả nước đạt 51,6 tấn/ha, tăng đáng kể so với mức xấp xỉ vào năm 1994. Nhờ sự tăng nhanh cả về năng suất và nhất là diện tích trồng mía, sản lượng mía cây tăng đột biến đạt 17,8 triệu tấn vào niên vụ 1999-2000, gấp 2,4 lần sản lượng cao nhất trước khi có chương trình mía đường. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng đạt 18,8%/năm. So với cây công nghiệp hàng năm khác cùng kỳ, tốc độ tăng sản lượng của mía cây chỉ thấp hơn đôi chút so với bông (9,7%/năm), nhưng cao hơn nhiều so với lạc (1,6%/năm) và đậu tương (3,1%/năm). (Báo cáo tổng quan về ngành hàng: Mía đường, 2003)

c. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay:

Sau chương trình 1 triệu tấn đường năm 2000, diện tích mía đường cả nước có xu hướng giảm nhẹ, duy trì trên dưới 300 ngàn ha. Sản lượng mía dao động trong khoảng 15-17 triệu tấn mía cây/năm.

Năm 2007 năng suất đạt gần 60 tấn/ha, sang năm 2008 năng suất chỉ còn gần 56 tấn/ha. Chỉ có ĐBSCL có điều kiện tưới nước đầy đủ cho năng suất cao, lại có trữ đường thấp do phải chạy lũ. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp đường của Việt Nam còn nhỏ lẻ. Tính đến vụ 2008-2009 cả nước có 37 nhà máy đường đang hoạt động, với 31 công ty nhà nước (đã cổ phần hóa), 5 công ty liên doanh với nước ngoài. Tổng công suất khoảng 96.300 tấn mía/ngày. Theo viện chiến lược phát triển đến năm 2010, dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người, nhu cầu đường khoảng 962 ngàn tấn, tốc độ tiêu thụ 5,5-6%/năm. Đó là điều kiện cho ngành đường Việt Nam phát triển. Nhìn lại niên vụ 2008 - 2009, do thiếu nguyên liệu mà nhiều nhà máy phải đóng cửa

một thời gian dài, thậm chí một số nhà máy quy mô nhỏ buộc phải giã từ “cuộc chơi” vì không thể cầm cự khi chỉ hoạt động được 40 - 50% công suất. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến cuối năm 2010, diện tích mía cả nước chỉ đạt 266.300 ha, năng suất mía bình quân đạt 59,9 tấn/ha, chữ đường bình quân ước đạt khoảng 10 CCS, sản lượng mía cả nước chỉ đạt 16,16 triệu tấn, sản lượng đường ước đạt gần 1 triệu tấn. Trong 5 năm gần đây, giá đường và mía khá cao, các công ty sản xuất kinh doanh mía đường và người trồng mía có lãi, diện tích mía đã được mở rộng. Ngoài ra, đầu tư sản xuất thâm canh mía cũng được quan tâm nên năng suất, sản lượng mía liên tục tăng.

Biểu đồ 2.1: Năng suất, sản lượng mía Việt Nam

ĐVT: N.suất (tấn/ha), S.lượng (triệu tấn) Nguồn: Tổng hợp từ FAO

Năm 2009, khi diện tích mía nguyên liệu chạm đáy thì cũng là lúc nguồn cung mía nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu và lợi nhuận từ cây mía bắt đầu tăng trở lại. Sự tăng trưởng lợi nhuận từ cây mía sẽ thúc đẩy

người trồng mía mở rộng diện tích để gia tăng lợi nhuận. Nhờ vậy, diện tích mía nguyên liệu của Việt Nam đã được mở rộng đáng kể từ 2009-2012.

Theo Bộ NN&PTNT, vụ sản xuất mía đường 2012-2013 cả nước trồng 298.200 ha, tăng hơn 15.000 ha so với vụ trước. Trong đó, diện tích vùng nguyên liệu tập trung (gồm 25 tỉnh có nhà máy đường) là 285.100 ha, cao hơn 14.139 ha so với vụ trước. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 63,9 tấn/ha, tăng 2,2 tấn/ha so với vụ trước. Đây là mức năng suất đạt cao nhất trong 10 năm qua. Sản lượng mía cả nước trong niên vụ 2012-2013 đã đạt 19,04 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với vụ trước.

Mặc dù điều kiện khí hậu tương đối phù hợp để phát triển cây mía, song việc quy hoạch chưa thật tốt cùng với đó là điều kiện canh tác nông nghiệp thủ công, đất đai manh mún, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu hỗ trợ của khoa học, thủy lợi… khiến năng suất mía không cao. Trong nước một số nơi có quy hoạch nhưng lại quy hoạch chồng chéo nhiều loại cây trồng cùng diện tích, tạo sự cạnh tranh gay gắt, khó khăn cho việc đầu tư xây dựng vùng mía tập trung, thâm canh cao. Cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi vùng trồng mía còn kém; việc cơ giới hóa được thực hiện chủ yếu ở khâu làm đất, tình trạng thiếu lao động lúc thời vụ.

Như vậy trên thế giới cũng như Việt Nam tình hình ngành mía đường luôn luôn biến đổi cả về sản lượng, diện tích, năng suất cũng như giá cả. Điều nay cho thấy ảnh hưởng rất lớn không những đến nền kinh tế đất nước mà còn ảh hưởng lớn và trực tiếp đến người trồng mía. Do vậy, nhà nước cần quan tâm tới người sản xuất mía đườngnhằm ổn định cuộc sống của người dân, tránh hiện tượng nông dan trở nên đói nghèo vì cây mía.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 35 - 38)