Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 115)

4.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm hộ điều tra

4.2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ

Nghiên cứu nguồn lực con người là một chỉ tiêu quan trọng cho biết nguồn vốn con người của mỗi hộ, đây là một trong số các nguồn vốn quan trọng trong quá trình sản xuất của hộ. Đối với sản xuất mía, nguồn nhân lực quyết định đến thu nhập của hộ, năng suất và quy mô sản xuất mía của hộ. Nghiên cứu nguồn lực trên cơ sở phân tích và đánh giá các chỉ tiêu: tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô nhân khẩu, quy mô lao động chính của hộ.

Bảng 4.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 30 20 10 2.Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 42,51 46,73 44,6 44,6 3.Trình độ học vấn + Cấp I % 26,67 30,00 40,00 30,00 + Cấp II % 56,67 45,00 40,00 50,00 + Cấp III % 16,66 25,00 20,00 20,00

4.Nhân khẩu Người/hộ 4,2 4,7 4.58 4,49

5.LĐ trong độ tuổi LĐ/hộ 2,53 2,48 2,6 2,54

6.Lao động NN chính LĐ/hộ 3,3 3,24 2,47 3,02

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

• Tuổi chủ hộ

Tuổi của chủ hộ sản xuất mía có sự biến động lớn từ (25 – 64). Tập trung chủ yếu trong độ tuổi 30-60 (chiếm 63%). Độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ

thấp nhất chỉ (11%) và tập trung ở QMV. Bảng 4.3 cho thấy tuổi trung bình của các nhóm hộ QMN, QMV, QML lần lượt là 42,5; 46,7; 44,6 tuổi. Đây là độ tuổi vẫn đang sung sức và có suy nghĩ chín chắn để đưa ra các quyết định sản xuất của hộ.

Qua điều tra hộ, tỷ lệ nữ được phỏng vấn ít hơn so với tỷ lệ nam được phỏng vấn. Tỷ lệ nữ được phỏng vấn ở nhóm hộ QMN là 25%, nhóm hộ QMV là 28%, nhóm hộ QML là 32,5%. Điều này chứng tỏ nam giới là người ra quyết định chính trong sản xuất

• Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của các chủ hộ sản xuất mía nguyên liệu xã Thị Hoa phần lớn là đã học đến cấp II. Đây là tiền đề cho sự tiếp cận và áp dụng những kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Có thể tính toán để sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn. Trình độ học vấn của các chủ hộ biến động lớn từ cấp I đến cấp III, tức từ lớp 2 đến lớp 12. Bảng 4.3 cho thấy, trong 3 nhóm hộ thì tỷ lệ hộ có trình độ cấp II chiếm tỷ lệ cao nhất trung bình là 50%, trình độ cấp III vẫn còn ít chỉ chiếm 20% hộ điều tra ,song tập trung chủ yếu ở nhóm hộ QMN. Điều này cho thấy việc tiếp thu kỹ thuật và tính toán trong sản xuất vẫn còn hạn chế.

• Quy mô nhân khẩu

Điều tra 60 hộ với 256 nhân khẩu thì số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 154 chiếm 60%. Trong 20 hộ QMN có 82 nhân khẩu, bình quân 4,2 nhân khẩu/hộ. Đối với hộ QMV có 110 nhân khẩu, QML có 64 nhân khẩu và bình quân nhân khẩu/hộ lần lượt là 4,7 và 4,58. Các nhóm hộ điều tra có tổng số nhân khẩu biến động tương đối lớn từ 2 đến 6 người, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm hộ có số thành viên 4-5 người. Bình quân số nhân khẩu tương đối cao 4,49 người/hộ.

• Quy mô lao động nông nghiệp chính của hộ

Lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trồng mía. Lao động nông nghiệp chính trong

nghiên cứu bao gồm những người chuyên trách tham gia sản xuất nông nghiệp kể cả lao động trong độ tuổi và lao động ngoài độ tuổi theo quy định của nhà nước. Với quy định này số lao động tham gia nông nghiệp của các nhóm hộ giao động từ 1-5 lao động/hộ. Giữa các nhóm hộ, sự chênh lệch nhau về số nhân khẩu bình quân và lao động không nhiều. Bình quân 3 lao động/hộ, trong đó nhóm hộ có lao động tham gia sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là nhóm hộ QML 3,3 lao động/hộ, tiếp theo là nhóm hộ QMV 3,24 lao động/hộ, thấp nhất là nhóm hộ QMN chỉ có 2,47 lao động/hộ. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất nông nghiệp ở xã Thị Hoa tương đối lớn, đã thu hút lao động tham gia tương đối nhiều.

4.2.1.2 Tình hình nguồn lực đất đai

Đất đai là tài nguyên quan trọng để nông hộ thực hiện sản xuất mía nguyên liệu và cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ nông dân. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt quan trọng và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao thì cần phải sử dụng đất đai một cách hợp lý.

Trên địa bàn nghiên cứu 3 xóm là Tổng Nưa, Phia Đán và Đông Cầu thì các hộ thuộc xóm Tổng Nưa chủ yếu canh tác trên diện tích đất gò đồi thấp, trước đây người dân trồng các loại cây màu như ngô, đỗ tương, lạc, sắn...Kể từ năm 2007, hầu hết các hộ nông dân đã chuyển đổi cây trồng sang sản xuất mía nguyên liệu. Cây mía đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc xóa đói giảm nghèo và làm tăng thu nhập của hộ nông dân.

Đối với các hộ thuộc xóm Đông Cầu thì diện tích đất bình quân của hộ lớn hơn Tổng Nưa bao gồm cả đất đồi và đất bằng phẳng. Họ sử dụng cả hai loại đất này để trồng mía. Do đó diện tích đất trồng mía cũng nhiều hơn thuộc QML và QMV.

Phia Đán cũng là xóm có nhiều đất canh tác là các gò đồi thấp, thoải rất thích hợp trồng cây công nghiệp hàng năm. Hầu hết diện tích đất của xóm đều sử dụng trồng mía và sắn nguyên liệu.

Bảng 4.4 Phân bố đất đai theo nhóm hộ (Tính bình quân cho 1 hộ) ( ĐVT: m2/hộ) Loại đất QMN QMV QML BQ *Tổng diện tích đất của hộ 10050 15900 23660 16536,67 1.Đất thổ cư 680 960 1110 916,67 2.Đất NN 6350 10240 16120 1090,33 -Đất trồng mía 4050 7900 12530 8160,00 -Đất trồng cây hàng năm khác 2300 2340 3590 2743,33 3.Đất lâm nghiệp 3020 4700 6430 4716,67

II.Chỉ tiêu bình quân

1.Diện tích đất NN/khẩu 1512 2179 3520 2403,67

2.Diện tích đất mía/khẩu 964 1681 2735 1793,60

3.Diện tích đất NN/LĐ 1510 4129 6200 3946,33

4.Diện tích đất mía/LĐ 1601 3185 4819 3201,74

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Bảng 4.4 ta thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ tương đối lớn dao động từ 6000m2 đến trên 16000m2. Trong đó đất trồng mía chiếm tỷ lệ cao nhất. Diện tích đất giữa các nhóm hộ theo quy mô có sự khác nhau về các loại đất thổ cư, đất nông nghiệp. Đối với hộ QML diện tích đất trồng mía trung bình 12530 m2/hộ và 2735 m2/khẩu, trong khi đó hộ QMV và QMN lần lượt là 7900m2/hộ và 1681m2/khẩu, 4050 m2/hộ và 964 m2/khẩu.

4.2.1.3 Tình hình trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất

Để tiến hành sản xuất mía nguyên liệu các hộ sản xuất cần phải trang bị một số dụng cụ chủ yếu phục vụ quá trình sản xuất như: sức cày kéo, bình phun thuốc, máy cày... Phần lớn TLSX của các hộ được sử dụng cho tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của các hộ về số lượng và giá trị còn thấp.

Bảng 4.5 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất mía của nhóm hộ

(Tính bình quân cho 1 hộ)

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ

1.Trâu bò cày kéo Con 1,33 0,90 0,60 1,07

2.Máy cày, bừa Cái 0,07 0,15 0,40 0,15

3.Xe bò Cái 0,40 0,35 0,20 0,33

4.Bình bơm thuốc sâu Cái 0,67 0,80 0,90 0,75

5.Máy bơm nước Cái 0,53 0,60 0,60 0,53

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng 4.5 có thể thấy tình hình trang bị dụng cụ cho sản xuất mía của các hộ là không giống nhau. Đặc điểm khác biệt sản xuất mía ở các hộ điều tra, ngoài những dụng cụ thường dùng mà hộ nào cũng có các loại dụng cụ rẻ tiền như cuốc làm cỏ, dao chặt mía thì các dụng cụ có giá trị lớn được các hộ đầu tư không giống nhau. Hầu hết dụng cụ đắt tiền như máy cày, máy bừa, máy bơm thuốc sâu các hộ không có điều kiện mua. Các hộ QMN có dụng cụ đầy đủ hơn như cày bừa trâu, xe bò, bình bơm thuốc sâu....Trong khi đó các loại dụng cụ này hộ QML có mức trang bị thấp hơn và chủ yếu thuê ngoài các dịch vụ cày bừa, phun thuốc. Điều này được lý giải vì các hộ QMN ngoài trồng mía còn trồng nhiều cây màu khác như trồng lúa, ngô, đậu đỗ, lạc, sắn...Sản xuất mía lâu nay vẫn sử dụng cách làm đất thủ công cổ truyền bằng lao động chân tay kết hợp với sức kéo gia súc (trâu, bò), có rất nhiều hạn chế. Vào mùa mưa, cày đất bằng máy tạo điều kiện cho đất giữ nước tốt hơn, giúp cây mía phát triển nhanh. Với chi phí, cày bằng máy đã tiết kiệm được 10% chi phí đầu tư công lao động mà hiệu quả cao hơn nhiều. Song các loại máy cơ giới này quá đắt nên ít hộ mua. Trong 60 hộ điều tra chỉ có 0,15 cái máy cày/hộ, trong đó nhóm hộ QML có 0,4 cái /hộ, QMV 0,15 cái/hộ và nhóm hộ QMN có 0,07 cái/hộ.

Như vậy, để phục vụ sản xuất hiệu quả hơn, hộ cần đầu tư vốn mua sắm các loại tư liệu quan trọng như máy cày bừa, máy bơm nước. Do đặc điểm của những loại tư liệu này khá đắt tiền do vậy các hộ nên hợp tác chung vốn để đầu tư thì hiệu quả sẽ cao hơn. Ngoài ra, nhà máy đường nên có chính sách đầu tư, cần hỗ trợ người trồng mía đưa máy cơ giới vào khâu làm đất, chăm sóc mía để nâng cao HQKT và giảm chi phí cho người trồng mía.

4.2.1.4 Nguồn vốn sản xuất

Bảng 4.6 Tình hình vay vốn dùng cho sản xuất mía của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ

1.Tỷ lệ hộ vay vốn hiện nay % 66,67 65 50 60,56

2.BQ vốn vay/ha/năm 2013 Tr.đ 17,55 12,93 8,38 12,95

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ hộ trồng mía phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay là khá lớn, tỷ lệ hộ vay vốn ở QMN là lớn nhất chiếm 66,7%, tiếp theo là QMV và QML lần lượt là 65%; 50%. Bình quân vốn vay/ha/năm 2013 của nhóm hộ QMN cũng lớn hơn so với các hộ thuộc QMV và QML. Điều này được lý giải rằng, do các hộ thuộc QMV và QML phần đa là các hộ khá, nguốn vốn tự có tích lũy được qua các năm cao, tự chủ được nguồn vốn cho sản xuất nên họ chỉ cần vay vốn với lượng nhỏ. Các hộ QMN là những hộ nghèo hoặc mới tách hộ nên gặp khó khăn về vốn, buộc họ phải vay vốn để đầu tư cho sản xuất mía.

4.2.2 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của các hộ điều tra

4.2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng mía của hộ điều tra

Diện tích mía của các nhóm hộ theo loại giống cũng có nhiều sự khác biệt. Nhóm QMN, QML diện tích mía chủ yếu là Tân Đại Đường 22 (lần lượt là 0,37 ha; 1,03 ha), nhóm QMV 0,60 ha.

Bảng 4.7 Diện tích, năng suất, sản lượng mía các nhóm hộ điều tra

Tính bình quân cho 1 hộ

Diễn giải ĐVT Chung các

hộ QMNChia theo quy môQMV QML

Giống Đại Đường 22 Ha 0,57 0,37 0,60 1,03

Giống Đại Đường 25 Ha 0,34 0,21 0,35 0,44

2. Năng suất mía

Giống Đại Đường 22 Tấn/ha 57,8 59,80 56,85 55,87

Giống Đại Đường 25 Tấn/ha 60,63 59,10 59,77 60,06

3. Sản lượng

Giống Đại Đường 22 Tấn 31,68 22,01 34,24 55,58

Giống Đại Đường 25 Tấn 20,32 13,46 20,74 26,24

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Như vậy, đa số các hộ sử dụng giống mía Đại Đường 22 với diện tích bình quân 0,57 ha, còn giống Đại Đường 25 bình quân 0,34 ha/hộ. Do sợ rủi ro nên số hộ đầu tư trồng giống mới đang còn ít chỉ có nhóm QMV đầu tư nhiều cho giống mới.

Năng suất giống Đại Đường 22 thấp hơn giống Đại Đường 25 ở hai nhóm hộ QMV, QML từ 3-5 tấn/ha. Chỉ có nhóm hộ QMN giống Đại Đường 22 có năng suất cao hơn Đại Đường 25 (0,70 tấn/ha). Như vậy, các hộ QMN sử dụng giống Đại Đường 25 chưa thật sự hiệu quả, một phần các hộ chưa nắm rõ kĩ thuật chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm trồng giống Đại Đường 22. Bình quân chung giống Đại Đường 22 có năng suất thấp hơn Đại Đường 25 (57,80 tấn/ha với 60,63 tấn/ha).

Vì vậy, khuyến nông cơ sở cần tích cực hơn trong việc tuyên truyền kĩ thuật, cũng như các biện pháp thâm canh đối với nhóm QMN về giống Đại Đường 25. Với diện tích đất đai lớn, các hộ QML cũng có sản lượng lớn hơn 2 nhóm hộ còn lại

4.2.2.2 Đầu tư chi phí cho sản xuất mía nguyên liệu của hộ điều tra

Do điều kiện các hộ là khác nhau nên tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất mía nguyên liệu cũng khác nhau giữa các nhóm hộ. Trong đó nhóm hộ QMN có tình hình đầu tư chi phí là cao nhất 45,12 triệu đồng/ha, nhóm hộ QMV 42,9 triệu đồng/ha; nhóm hộ QML 42,24 triệu đồng/ha. Điều này cũng phù hợp với tình hình đầu tư của các hộ trong thực tế vì tiềm lực kinh tế của các hộ đáp ứng tốt hơn ở quy mô nhỏ.

Bảng 4.8 Tình hình chi phí cho sản xuất mía của nhóm hộ điều tra theo quy mô (Tính bình quân 1ha) Chỉ tiêu QMN QMV QML SL (kg) GT (1000đ) SL (kg) GT (1000đ) SL (kg) GT (1000đ) Tổng chi phí (TC) - 45136,22 - 42978,66 - 42404,86 1.CPTG (IC) - 27629,47 - 27674,45 - 26936,75 a)Chi phí VC - 24047,11 - 23732,51 - 22687,74 Giống 11,91 12955,76 11,48 12487,62 10,60 11531,90 Phân chuồng 14,48 2895,39 13,24 2648,03 9,76 1951,32 Đạm 449,83 4408,35 421,35 4129,27 408,48 4003,14 Lân 106,36 553,07 93,89 488,23 79,22 411,94 Kali 60,50 786,51 72,61 943,91 97,80 1271,44 BVTV - 549,01 - 517,75 - 493,61 CPVC khác - 1899,02 - 2517,70 - 3024,39 b)Chi phí DV - 3582,36 - 3941,94 - 4249,01 Thuê cày bừa - 688,50 - 708,72 - 745,30 Thuê phun thuốc sâu - 540,00 - 568,00 - 602,80 CPDV khác - 2353,86 - 2665,22 - 2900,91 2.Lao động - 19461,35 - 17304,21 - 15865,31 3.Chi phí phân bổ - 4235,00 - 3699,55 - 3069,51

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Chi phí giống mía: Đối với các hộ sản xuất mía nguyên liệu tại xã Thị

Hoa giống mía được các hộ lấy của các hộ sản xuất khác trong xã hoặc được Công ty thương mại tổng hợp Hạ Lang đầu tư nếu hộ trồng mới, thử nghiệm giống mới trong sản xuất. Đối với nhóm hộ QMN đầu tư về giống 12,9 triệu đồng/ha; nhóm hộ QMV 12,5 triệu đồng/ha; nhóm hộ QML 11,5 triệu đồng/ha. Có sự khác biệt trong sử dụng giống được lý giải do nhóm hộ QMN có diện tích đất ít, không mất nhiều thời gian trồng, lao động nông nghiệp lại sẵn có nên hộ thường chặt mía giống thành hom mang rải đều các luống mía, do vậy hộ đảm bảo được yêu cầu về mật độ hom mía. Nhóm hộ QML hơn, do điều kiện nguồn vốn chưa đủ, nguồn lao động hạn chế, nhiều hộ trong khâu trồng mía không theo hình thức đặt hom mà hộ rải cả cây mía giống xuống các rãnh rồi dùng dao chặt thành hom. Cách trồng này của hộ rất nhanh, tiết kiệm được thời gian song mật độ dày các hom mía không đảm bảo về yêu cầu

kỹ thuật. Như vậy hộ sẽ không tốn nhiều giống như cách trồng của nhóm hộ QMN. Cách thức trồng của các nhóm hộ cũng ảnh hưởng dến mật độ dày của mầm mía. Hộ QMN sẽ có được ruộng mía với mật độ mầm dày hơn.

Ngoài sự khác nhau về lượng giống sử dụng, còn có sự khác nhau về

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân trên địa bàn xã thị hoa, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w