5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Nâng cao sự hài lòng và kết nối giữa công chức, viên chức với lãnh đạo
Yếu tố lãnh đạo giữ vị trí quan trọng đến sự thảo mãn cũng như lòng trung thành của công chức, viên chức. Những kiến nghị sau đây mang tính chất kiến nghị đề xuất nhằm giúp lãnh đạo đơn vị thấy được tầm quan trọng của họ trong việc giữ chân công chức, viên chức giỏi.
- Phong cách lãnh đạo: Lãnh đạo đơn vị phải luôn giữ được phẩm chất đạo đức cá nhân, thể hiện phong cách tác phong lịch sự hòa nhã, tránh những hành động, cử chỉ, thái độ xem thường công chức, viên chức tạo hình ảnh xấu trong đánh giá của người công chức, viên chức về người quản lý. Nhất là những công chức, viên chức giỏi, lãnh đạo phải có cách ứng xử hợp lý để vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tạo sự tôn trong của nhân viên vừa góp phần giúp tổ chức duy trì năng lực vốn có. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhất là những cán bộ quản lý trẻ về các kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, các phẩm chất thiết yếu cần có của người lãnh đạo.
- Phân quyền: Ban lãnh đạo cần có sự phân chia quyền quản lý cho các cán bộ quản lý cấp trung để quản lý sát hơn lực lượng công chức, viên chức của mình. Các cán bộ quản lý cấp trung như là những người Đội trưởng trực tiếp quản lý công chức, viên chức vì thế họ sẽ nắm bắt được năng lực cũng như sâu sát về tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của công chức. Nhờ đó, nếu giao quyền quản lý và phân việc quản lý, những cán bộ quản lý cấp trung sẽ bố trí công việc hiệu quả hơn ban lãnh đạo. Hơn nữa, đây cũng là một bộ phận lao động chủ chốt mà đơn vị cần duy trì; việc giao quyền quyết định cho cán bộ quản lý cấp trung thể hiện sự tin tưởng của lãnh đạo đối với họ và tạo cho họ cơ hội để trao dồi, phát huy năng lực lãnh đạo.
Là bộ phận đứng đầu đơn vị, sự công bằng của bộ phận lãnh đạo là yếu tố tiên quyết đối với sự thỏa mãn của người lao động. Không chỉ công bằng trong phân công công việc, đánh giá kết quả công việc, khen thưởng mà lãnh đạo tổ chức còn phải công bằng trong việc đối xử với công chức, viên chức, tạo điều kiện thăng tiến cho họ. Vì theo cơ chế nhà nước, yếu tố bè phái vẫn tồn tại, việc tạo ra sự công bằng hoàn toàn trong đơn vị hiện vẫn là vấn đề để ngỏ. Do đó, để tạo sự công bằng và nâng cao sự hài lòng của công chức, viên chức cần có sự thay đổi dần dần; từng bước trẻ hóa đội ngũ công chức với tư tưởng mới kết hợp với những công chức có kinh nghiệm, trình độ cao và có tâm huyết phát triển đơn vị. Điều này cần có sự điều chỉnh chung trong cả tổ chức.
- Chăm lo đời sống công chức, viên chức: Lãnh đạo cần sâu sát hơn về đời sống của công chức, viên chức, để nắm bắt được những khó khăn và nguyện vọng của họ, đây là một trong những yếu tố then chốt trong việc giữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chân công chức, viên chức. Cán bộ quản lý cần rèn luyện khả năng lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, phán ánh, yêu cầu để có hướng giải quyết kịp thời. Chỉ có như vậy mới tạo cho người lao động yên tâm làm việc.
- Định kì đánh giá và đóng góp ý kiến: Hàng năm hoặc nửa năm nên tổ chức thực hiện cho công chức, viên chức đánh giá và đóng góp ý kiến cho lực lượng quản lý trực tiếp của mình cũng như đối với tập thể lãnh đạo. Việc này sẽ giúp cho lãnh đạo kịp thời biết được những điểm yếu làm cho công chức, viên chức không hài lòng và họ từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Những vẫn đề đặt ra là cán bộ lãnh đạo phải có ý thức sửa đổi thì mới thực hiện được biện pháp này nếu không sẽ mất thời gian mà hiệu quả không cao, công chức, viên chức lúc đó sẽ dè chừng và không nhận xét đúng với suy nghĩ tạo nên ức chế.
KẾT LUẬN
Trong các yếu tố nguồn lực quyết định tới sự thành bại của một tổ chức, nguồn lực con người luôn là yếu tố chủ chốt, bởi con người là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, nhân tài là phần quan trong hàng đầu không thể thiếu, nó quyết định đến kế hoạch phát triển lâu dài của mọi cơ quan hay tổ chức, doanh nghiệp.
Thực tiễn cho thấy, công chức, viên chức giỏi là lực lượng mang đến kết quả mỹ mãn cho hoạt động của các tổ chức, nhưng cũng lại là nguyên nhân làm cho các đơn vị gặp nhiều khó khăn khi họ quyết định chuyển sang làm việc cho những nhà tuyển dụng khác. Do đó, việc đảm bảo và tăng sự thỏa mãn của công chức, viên chức, duy trì nguồn nhân lực giỏi là nhiệm vụ cũng như mục tiêu chiến lược hàng đầu của bất cứ tổ chức nào. Nhưng để duy trì được nguồn nhân tài, cũng như tận dụng nó luôn là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đặc biệt với một đơn vị quản lý nhà nước như Chi cục Thuế. Bởi vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa hiện nay, với rất nhiều cám dỗ, rất nhiều sự săn đón nhân tài từ các công ty, tổ chức sử dụng lao động trong và ngoài nước. Thành hay bại? Giữ chân được công chức và tận dụng, phát huy được nhân tài hay không? Đó sẽ luôn là một bài toán hóc búa bắt buộc phải đương đầu, tìm ra phương hướng giải quyết của bất cứ nhà lãnh đạo đơn vị nào.
Qua ứu và qua thực tế làm việc tại cơ quan thuế trong thời gian vừ ận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công chức, viên chức tại Chi cục Thuế thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” ận cơ bả
lòng trung thành của công chức, viên chức và đánh giá thực trạng về lòng trung thành của công chức viên chức tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố về Cơ hội phát triển, Lương thưởng, nhân tố Lãnh đạo và sự cảm nhận về công việc của nhân viên tới việc xây dựng và duy trì lòng trung thành của nhân viên với đơn vị. Trong đó, yếu tố “Cơ hội phát triển thăng tiến” được nhiều công chức, vien chức đặt trọng tâm nhất, thể hiện sự cầu tiến, muốn vươn lên trong bộ máy nhân lực.
Sử dụng các kiểm định giả thiết, cho thấy ít có sự chênh lệch về lòng trung thành của công chức, viên chức khi so sánh về giới tính, độ tuổi cũng như trình độ học vấn. Tuy nhiên, có sự phân biệt ở yếu tố nhóm công chức, viên chức là Đảng viên và chưa phải Đảng viên; Điều này này thể hiện sự ảnh hưởng của định hướng chính trị với thái độ làm việc và sự trung thành các công chức, viên chức trong các tổ chức, đặc biệt là các đơn vị cơ quan nhà nước như Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang.
Từ kết quả nghiên cứu phân tích thu được, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của công chức, viên chức trong đơn vị trong thời gian tới để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc tại Chi cục. Với trọng tâm chú trọng vào việc tạo dựng những cơ hội phát triển về nghề nghiệp cho người lao động, thỏa mãn được nhu cầu mong mỏi nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của phần đa công chức tại Chi cục. Tiếp đó, cần phải chú ý tới việc xây dựng một hệ thống lương thưởng cạnh tranh, tạo lập sự kết nối giữa công chức là lãnh đạo cũng như giữa công chức với công chức, xác định nhu cầu, giúp công chức, viên chức hứng thú hơn với công việc. Tất cả những giải pháp trên cần được phối hợp một cách đồng bộ để có thể tạo được sự cộng hưởng tốt nhất qua đó nâng cao chất lượng công việc cũng như chất lượng phục vụ của người lao động.
Trong khả năng của mình, tác giả đã cố gắng phân tích sâu sắc nhất những vấn đề được đặt ra, sử dụng tốt nhất những kiến thức và hiểu biết của mình để xây dựng một nghiên cứu thiết thực và hữu dụng, không chỉ là với Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang mà còn là với các đơn vị trong và ngoài ngành. Tuy nhiên, do sự giới hạn về mặt thời gian, luận văn cũng sẽ không tránh khỏi những sai sót, tác giả luận văn mong nhận được sự
ể ứu của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Cành (2007), Giáo trình Phương pháp & phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM. 2. Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến Lòng trung
thành của nhân viên – Công ty Cổ phần Beton6, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
3. Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc Gia TP.HCM.
4. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh (2012), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, Nhã xuất bản Tài chính
6. Cục thuế tỉnh Bắc Giang: http://bacgiang.gdt.gov.vn/
Tiếng Anh - English
7. Anne Martensen*, Lars Grønholdt (2006), Internal Marketing: A study of Employee loyalty, its determinants and Consequences, Innovative Marketing, Vol 2 Issue 4.
8. Artz, Benjamin (2008), Fringe benefit and Job satisfaction, University of Wisconsin – White water, USA
9. Bellingham, R. (2004), Job Satisfaction Survey, Wellness Council of America.
10.Choi Sang Long, Musibau Akintunde Ajagbe, Khalil Md Nor and Ebi Shahrin Suleiman (2012), The Approaches to Increase Employees’ Loyalty:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ A Review on Employees’ Turnover Models, Australian Journal of Basic and Applied Sciences.
11.Chen, Zhen Xiong, Tsui, Anne S. and Farh, Jiing-Lih Larry, (2002),
Loyalty to Supervisor Vs. Organizational Commitment, Relationships to Employee Performance in China, Management Research News, 20 (1). 12.Cooper, D. R. & Schindler, P. S. (1998), Business Research Methodolygy,
McGrawHill Book Co – Singapore, Sixth Edition. 76
13.Denise Bailey Clark (2013), Employee Commitment and Other Factors That Affect Attraction and Retention of Employees in Organizations: The Examination of Research and OPM Practices, Doctor degree’s dissertation, University of Maryland.
14.Dionne, L. (2000), Leader-member Exchange (LMX): Level of negotiating latitude and job satisfaction, Université de Moncton, Shippagan
15.Durst, S. L. & DeSantis, V. S. (1997), The determinants of job satisfaction among federal, state and local government employee, State and Local Government Review, Vol. 29, No. 1 (Winter 1997), p. 7-16.
16.Efere, P (2005), Motivation and Job Satisfaction, Trans-Atlantic College, London.
17.Ellickson, M.C. & Logsdon, K. (2002), "Determinants of job satisfaction of municipal government employees", State and Government Review, Vol. 33, No. 3, pp.173-84.
18.Isacsson, G., Karlstrom, A. & Swardh, J. (2008), The value of time from subjective data on life satisfaction and job satisfaction: An emperical assessment, National Road and Transportations Research Institute, Sweden. 19.Kreitner, R & Kinicki, A (2007), Organizational Behavior, 7th Edition,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
20.Kumar, R. (2005), Research Methodology – A step by sterp guide for Befinners, 2nd Edition, Sage Publication Limited. 77
21.Lauren Keller Johnson (2005), Rethinking Company Loyalty, Harvard Management Update, 10 (3)
22.Mai Ngoc Khuong and Bui Diem Tien (2013), Factors influencing employee loyalty directly and indirectly through job satisfaction - A study of banking sector in Ho Chi Minh City, International Journal of Current Research and Academic Review, Vol 1 Num 4 (pp. 81-95)
23.Maslow, A. H. (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review, 50, pp. 370-396.
24.Pattanayak, B (2005), Human Resource Management, Third Edition, PHI Learning Pvt. Ltd, India.
25.Vemice J. Moody (2012), Examining Leadership Styles and Employee Engagement in the Public and Private Sectors, Doctor Degree Dissertation, University of Phoenix.
26.Seema Mehta,Tarika Singh, S.S. Bhakar, Brajesh Sinha (2010), Employee Loyalty towards Organization -A study of Academician, Prestige institute of Management, Gwalior.
27.Schmidt, S. (2007), The Relationship between Satisfaction with Workplace Training and Overall Job Satisfaction, Human Resource Development Quaterly, Vol. 18, No. 4., Winter 2007 © Wiley Periodicals, Inc.
28.Spector, P. E. (1997). Job Satisfaction. Application, assessment, causes, and. consequences. Thousand Oaks, California: Sage Publications, Inc. 29.Wesley, J. R. & Muthuswamy, P. R. (2008), Work Role Characteristics as
determinants of job satisfaction: An Empirical Analysis, XIMB Journal of Management., p. 65 – 74.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30.Worrell, T. G. (2004), School psychologist’s job satisfaction: Ten years later, Virginia Polytechnic Institute and State University.
31.http://en.wikipedia.org/wiki/Job_satisfaction
32.http://www.valuebasedmanagement.net/methods_alderfer_erg_theory.html
PHỤ LỤC 1 BẢN CÂU HỎI
LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI CHI CỤC THUẾ TP BẮC GIANG
Xin chào Quý Anh, Chị!
Tôi tên là ..., hiện là ... Trong khuôn khổ chương trình hoàn thành đề tài nghiên cứu về Lòng trung thành của công chức đối với Chi cục. Để hoàn thành đề tài, tôi rất mong muốn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Quý Anh (Chị) trong việc tham gia trả lời bản câu hỏi này.
Trước khi bắt đầu trả lời, mong Quý Anh (Chị) đọc những chú ý dưới đây: Trả lời tất cả các câu hỏi (theo những chỉ dẫn trong bản hỏi)
Tất cả những thông tin mà Quý Anh (Chị) cung cấp trong bản câu hỏi, chúng tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài ra, chúng tôi hoàn toàn không sử dụng cho mục đích khác.
Bản câu hỏi bao gồm 02 trang.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Anh (Chị),
PHẦN A: Ý KIẾN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH
Xin vui lòng cho biết ý kiến của các Anh (Chị) về những quan điểm sau đây, sử dụng thang chấm điểm từ 1 đến 5 với.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
1 2 3 4 5
1. Anh/chị được trả lương cao, phúc lợi tốt
2. Anh/chị thường được tăng lương
3. Anh chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ cơ quan.
4. Tiền lương, phúc lợi tương xứng với kết quả công việc
5. So với các nơi khác, anh chị thấy thu nhập của mình là cao.
6. Anh/chị được biết những điều kiện để được thăng tiến
1 2 3 4 5
7. Anh/chị được cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc. 8. Anh/chị có nhiều cơ hội thăng tiến tại đơn vị công tác.
9. Nhà quản lý luôn quan tâm đến công tác đào tạo, phát triển cán bộ kế thừa
10. Đồng nghiệp của anh/chị thoải mái và dễ chịu
11. Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ anh/chị trong công việc 12. Anh/chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt
13. Anh/chị cảm thấy có nhiều động lực trau dồi chuyên môn khi được làm việc với các đồng nghiệp của mình.
14. Cấp trên hỏi ý kiến anh/chị khi có vấn đề liên quan đến công việc của anh/chị
15. Cấp trên khuyến khích cấp dưới tham gia vào những quyết định quan trọng
16. Nhân viện nhận được sự hỗ trợ của cấp trên. 17. Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã. 18. Môi trường làm việc lành mạnh, an toàn 19. Nơi anh/chị làm việc sạch sẽ, thoáng mát
20. Anh/chị được cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công việc
21. Anh/chị cảm thấy thoải mái khi làm việc với người quản lý trực tiếp.
22. Công việc không bị áp lực cao
23. Công việc không đòi hỏi thường xuyên phải làm việc ngoài giờ 24. Công việc cho phép anh/chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
25. Công việc có nhiều thách thức.
26. Anh/chị cảm thấy tự hào làm việc tại chi cục