- Thành phố đã tích cực, chủ động cải thiện môi trường đầu tư,kinh doanh theo
3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.4 Nâng cao chất lượng chiến lược XTĐT
Mặc dù trong thời gian qua, bộ phận XTĐT đã soạn thảo các chiến lược XTĐT cho từng giai đoạn cụ thể, mà gần đây nhất là chiến lược XTĐT 2006- 2010 cùng với đó là các kế hoạch XTĐT cho từng năm. Cơ quan XTĐT cũng đã xây dựng “danh mục dự án kêu gọi đầu tư” tuy nhiên chưa thực sự phát huy hiệu quả. Các chiến lược, kế hoạch đầu tư vẫn mang tính rập khn, máy móc, chung chung chưa theo kịp sự biến động khơng ngừng của nền kinh tế. Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần xây dựng một chiến lượng XTĐT hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào phân tích sâu một số nội dung, lĩnh vực mà các nhà đầu tư quan tâm. Xu hướng xúc tiến đầu tư có trọng điểm nhằm tập trung tối đa mọi nguồn lực xúc tiến vào việc thu hút dòn vốn FDI nhất định vào một số lĩnh vực cụ thể phù hơp với mục tiêu phát triển chung của thành phố, tránh việc đầu tư dàn trải không theo kế hoạch.
Thứ nhất, chúng ta cần xây dựng lại danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo sát tình hình thực tế để thể hiện rõ ngành nào, lĩnh vực nào là quan trọng, là định hướng phát triển của thành phố; xác định vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh để từ đó xác định được những dự án mà thành phố đang có lợi thế và mang tính đột phá như sản xuất thép đóng tàu, các linh kiện, nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất giầy dép, may mặc, nuôi trồng và chế biến hải sản, khách sạn... Các danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần được xây dựng theo từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể trong ngắn hạn (1 năm), trung hạn (2-3 năm).
Thứ hai, xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai của thành phố, chỉ rõ các quy hoạch- kế hoạch phát triển một cách cụ thể, rõ ràng, tránh hiện tượng chồng chéo trong đường lối, phương hướng và quy hoạch.
Thứ ba, xác định rõ các nhà đầu tư tiềm năng trong một số lĩnh vực cụ thể, từ đó đưa ra kế hoạch, chiến lược thu hút có trọng tâm, tranh thủ xu hướng tập trung đầu tư vào Việt Nam nói chung và Hải Phịng nói riêng của các doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… Ngoài ra cần định hướng thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai không xa như các nhà đầu tư ở Châu Âu, Canada…
Bảng2.3 : Các ngành và các quốc gia tương ứng
STT Ngành mục tiêu Các quốc gia mục tiêu
1 Vật liệu xây dựng Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan