Bước công việc này đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng thực hiện kiểm toán sau này. Khảo sát thông tin nhằm lập ra đươc một kế hoạch kiểm toán, xác định những nội dung quan trọng cần kiểm toán và giảm thiểu rủi ro. Các thông tin cần thu thập bao gồm: (Công ty TNHH X - Bảng 2.6)
Thông tin chung: loại hình doanh nghiệp; lĩnh vực hoạt động; hồ sơ pháp lý: Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, vốn đầu tư, thời gian
hoạt động, tỷ lệ góp vốn giữa các bên liên doanh; điều lệ thành lập, quyết định thành lập, ngành nghề kinh doanh chính; các quy đinh đặc biệt đối với ngành nghề kinh doanh,...
Cơ cấu tổ chức hoạt động: địa bàn hoạt động; cơ cấu tổ chức; nhân sự; các bên có liên quan.
Tình hình kinh doanh: mặt hàng cung cấp chính; đặc điểm của hoạt động kinh doanh; đặc điểm của sản phẩm, quy trình sản xuất; thị trường và cạnh tranh; phương thức bán hàng; rủi ro có thể gặp phải....
Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB: thái độ của ban lãnh đạo đối với hệ thống KSNB; sự tồn tại các thủ tục kiểm soát; tổ chức bộ máy kế toán; chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các chính sách kế toán; hình thức kế toán; thực hiện công việc kế toán; những điểm quan trọng cần được chú ý trong hoạt động của hai hệ thống này...
Các thông tin về các khía cạnh khác có liên quan như: Khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, những dấu hiệu ảnh hưởng (nếu có), các hoạt động quan trọng, chủ yếu trong năm có BCTC; các chỉ tiêu ước tính;...
KTV có thể thu thập thông tin KH bằng cách trao đổi với Ban Giám đốc, yêu cầu cung cấp tài liệu, thông tin về đơn vị hoặc tìm hiểu thông tin bên ngoài như qua báo chí, Website của đơn vị...
Với Công ty TNHH X: Đây là lần đầu AASC tiến hành kiểm toán nên phải thu thập thông tin của đơn vị từ nhiều năm trước. Tìm hiểu lịch sử phát triển của đơn vị, từ khi thành lập đến hiện tại. Hỏi ý kiến các KTV khác từng kiểm toán tại đơn vị (Bảng 2.6)