Ví dụ 2.5. Thiết kế bài “Hình bình hành” (Toán 4, tr. 102).
Hoạt động 1: Xác định mục tiêu của tình huống dạy học.
- Về kiến thức: HS có được biểu tượng về hình bình hành. Nhận biết được một số đặc điểm của hình bình hành, phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.
- Về kĩ năng: Hình thành cho HS kĩ năng quan sát, khám phá kiến thức và phản hồi tích cực.
- Về thái độ: HS tự giác, tích cực trong quá trình giải quyết tình huống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vốn tri thức, kinh nghiệm đã có của HS liên quan đến việc giải quyết tình huống dạy học.
Đối với HS lớp 4, các em đã biết nhận dạng các hình như hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn; Nhận dạng hai đường thẳng song song, hai đoạn thẳng bằng nhau.
Hoạt động 3: Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm ôn tập, củng cố, tái hiện tri thức.
Các em hãy quan sát 5 hình sau và chọn ra hình chưa được học.
Chú ý dấu hiệu phân biệt tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông và hình chưa biết (H5 chưa học vì không có góc vuông).
H5 H4 H3 H2 H1 Hình 2.1
Hoạt động 4: Thiết kế các hoạt động giúp HS tiếp cận khái niệm “Hình bình hành”.
- Cho HS kể tên những hình đã học và hình chưa học. Sau đó GV chốt lại và giới thiệu hình bình hành ABCD
Có:
+ AB và CD là hai cạnh đối diện + AD và BC là hai cạnh đối diện
D C
B A
Hình 2.2
- GV chia lớp thành 4 nhóm để nhận biết đặc điểm của hình bình hành: + Dùng thước và êke đo độ dài các cạnh của hình bình hành trong SGK và kiểm tra mối quan hệ giữa hai cặp cạnh đối diện (kiểm tra xem các cặp cạnh đối diện có song song không). Sau đó nhìn hình và viết các nhận xét về hình bình hành vào khổ giấy lớn. Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
+ Dựa vào các đặc điểm của hình bình hành vừa tìm được HS rút ra kết luận. GV chốt lại: Hình bình hành là hình có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- GV khắc sâu thêm cho HS về hình bình hành bằng cách cho HS nêu đặc điểm của các hình sau:
H3 H2
HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra kết luận: + H1: Không có cặp cạnh song song nào. + H2: Có một cặp cạnh song song.
+ H3: Có hai cặp cạnh song song.
Sau đó cho HS phát biểu những dấu hiệu đặc trưng nhất của khái niệm: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Hoạt động 5: Thiết kế các hoạt động để củng cố khái niệm cho học sinh.
- Bước 1: Thiết kế các bài tập giúp HS nhận dạng và thể hiện khái niệm Khi HS đã biết được đặc điểm riêng của hình bình hành GV cho HS làm bài tập.
Bài 1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?
H5 H4 H3 H2 H1 Hình 2.4
Bài 2: Cho biết trong hình tứ giác ABCD:
AB và CD là hai cạnh đối diện. AD và BC là hai cạnh đối diện.
Q P N M D C B A Hình 2.5
Hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ, trong hai hình đó hình nào có
cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau? Bài 3: Dùng thước và êke vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình
bình hành.
b) a)
Hình 2.6
Bài 4: Trong hình vẽ sau có bao nhiêu hình bình hành.
Hình 2.7
Bài 5: Nêu cách vẽ hình bình hành bằng thước và êke. - Bước 2: Hoạt động ngôn ngữ.
Ví dụ: GV có thể cho một số câu diễn đạt, yêu cầu HS khoanh vào chữ đặt trước những câu diễn đạt đúng:
a) Hình bình hành có 4 đỉnh, 4 cạnh, 4 góc. b) Mọi hình bình hành đều là hình tứ giác. c) Mọi hình tứ giác đều là hình bình hành. d) Mọi hình chữ nhật đều là hình bình hành. e) Mọi hình bình hành đều là hình chữ nhật. - Bước 3: Hệ thống hóa.
Người dạy cần cho HS biết, trước đây các em đã được biết về các hình như hình tam giác, tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn...bây giờ các em được biết thêm một hình mới là hình bình hành. Hình này có những đặc trưng riêng không giống với các hình mà các em đã biết.
Hoạt động 6: Vận dụng khái niệm.
Trong hoạt động này GV có thể cho HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tế có hình dạng là hình bình hành.
Bài 2: Cắt hai tam giác bằng nhau. + Ghép chúng thành hình bình hành ABCD. + Dán hình bình hành ABCD lên vở.
Bài 3: Cắt hai ABC và A’B’C’ thoả mãn: + AB = A’B’; BC = B’C’; AC = A’C’.
+ Ghép hai tam giác theo cạnh BC và B’C’.
1. Hình vừa nhận được có phải là hình bình hành không?