III. Ý KIẾN CỦA CBCQ ĐƠN VỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC ĐỀ XUẤT CỦA CBNV TNL&NVTT:
3. Xác định trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp
Trước hết, phải xây dựng cá nhóm chất lượng. Đó có thể là cá nhóm chuyên môn về chính sách chất lượng , kiểm tra tính toán và đánh giá hiệu quả, phòng ngừa và của từng nhóm. Thiếu mục tiêu cụ thể, hoạt động của các nhóm trở thành không có
hiệu quả. Chẳng hạn, nhóm cải tiến chất lượng phải thực hiện các mục tiêu cụ thể: thường xuyên cải tiến chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải tiến dịch vụ và phục vụ khách hàng tạo mạng lưới nhân viên đã qua đào tạo và giúp đpx họ tham gia vào cải tiến dịch vụ đối với khách hàng, tạo cơ hội đâò tạo nhân viên, tạo ra sắc thái văn hóa riêng của mình. Để các nhóm hoạt động có hiệu quả phải chú ý đến các nhân tố thành công của nhóm: kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo, nguyên tắc thừa nhận, phát triển nhóm, quản trị nhóm, quản trị tốt các cuộc họp, thông tin cho mọi thành viên của nhóm, tập trung vào quá trình và áp dụng quá trình đã thiết lập
Phải xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bộ phận, cá nhân gwans với việc đảm bảo chất lươ gn. Quy định trách nhiệm đối với từng bộ phận, cá nhân một cách rõ ràng là điều kiện để xây dựng hệ thống quản trị định hướng chất lượng
Các bộ phận có trách nhiệm trực tiếp đối với việc đảm bảo chất lượng trong doanh nghiệp thường là: lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận marketing và tiêu thụ, bộ phận nghiên cứu và phát triển, bộ phận điều hành và kiểm soát sản xuất, bộ phận đảm bảo chất lượng, bộ phận cung ứng vật tư… Tuy nhiên, bộ ISO 9000 cũng quy định rõ trong số đó bộ phận nào chịu trách nhiệm hỗ trợ gắn với việc đảm bảo hệ thống chất lượng trong doanh nghiệp.