Lập dự toán chi phí

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp - Cải Tiến Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Tại Công Ty May 10 – Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện (Trang 33 - 40)

% Xây dựng lực lượng triển khai

% Phát triển tài liệu chất lượng

% Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ tư vấn nội bộ trong doanh nghiệp

Giải pháp hỗ trợ:

+ Đổi mới nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

+ Phát triển hệ thống thông tin, nâng cao khả năng nắm bắt và xử lý thông tin

Tầm quan trọng của việc lập dự toán:

Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực khác theo định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị.

Xác định rõ mục tiêu làm căn cứ đánh giá thực hiện dự án sau này

Quy trình dự toán:

_ Xây dựng các định mức chi phí sản xuất:

£Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty sử dụng chất liệu vải thô. ëĐịnh mức giá:

Giá mua 1m vải thô: 37200 đ Chi phí chuyên chở: 300 đ Chi phí nhập kho: 200 đ Chiết khấu ( 200 đ)

 Định mức giá: 37500 đ

¬Định mức vải tiêu thụ 1 chiếc áo như sau: Lượng vải cần thiết để sản xuất 1 chiếc áo: 1m Mức hao hụt cho phép: 0,1m

Mức sản phẩm hỏng cho phép: 0,1m Định mức vải cho 1 chiếc áo: 1,2m

Định mức chi phí cho 1 chiếc áo= Định mức giá vải* Định mức lượng vải=37500* 1,2= 45000 đ

Định mức cúc:= 5 * 0,4= 2000 đ Định mức chỉ: 200 đ/áo

¬Định mức chi phí lao động trực tiếp: +Định mức giá của 1 giờ lao động trực tiếp: Mức lương cơ bản của 1 giờ là 6000 đ

Thuế lao động: (20% mức lương cơ bản) 1200 đ Phụ cấp lương (30% mức lương cơ bản) 1800 đ Định mức giá của 1 giờ lao động trực tiếp: 9000 đ

+Định mức thời gian cho phép của một chiếc áo được tính như sau: Thời gian lao động cơ bản cho 1 chiếc áo là 1h

Thời gian giành cho nhu cầu cá nhân là 0,3h Thời gian lau chùi máy là 0,1h

Thời gian tính cho áo hỏng là 0,1h

Định mức thời gian sản xuất 1 chiếc áo 1,5h

Định mức chi phí lao động trực tiếp = định mức giá lao động trực tiếp * định mức lượng lao động trực tiếp= 9000 * 1,5h= 13500 đ

+ Định mức chi phí sản xuất chung: • Định mức biến phí sản xuất chung: 3000 đ/h * 1,5h= 4500 đ/sp

• Định mức định phí sản xuất chung: 11000* 1,5h=16500 đ/sp

Sản lượng và tỷ trọng của công ty:

Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm bình quân năm( chiếc)

Tỷ trọng(%)

Sơ mi các loại 9 600 000 73,4

Jacket 480 000 3,7

Quần Sooc 3 000 000 22,9

Tổng 13 080 000 100

Ta thấy sơ mi là mặt hàng chiếm một khối lượng và là nguồn thu chủ yếu của Công ty. Mặt hàng này gồm nhiều chủng loại khác nhau trong đó sơ mi nam chiếm ưu

thế. Chi phí sản xuất cho mặt hàng này được công ty đặc biệt chú trọng đầu tư và quan tâm. Đặc điểm lao động: Tổng lao động Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Số lượng (người) 6500 5830 670 Tỷ trọng(%) 100 89,69 10,31

Bảng thể hiện rõ đặc trưng của công ty May 10, đó là công ty sản xuất. Việc sử sụng và phân bố nguồn lực của công ty tương đối hợp lý. Đảm bảo chi phí trả cho lao động hợp lý, không lãng phí.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty:

6.Ước tính lợi ích của dự án

+ Chất lượng sản phẩm của công ty được nâng cao + Là nển tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty.

+ Cải thiện tình trạng tài chính từ việc hoạch định và đạt được các kết quả thông qua các quá trình có hiệu quả và hiệu lực.

+ Cải thiện uy tín của công ty May 10 nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của công ty.

+ Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của May 10.

+ Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống.

+ Các nhân viên được đào tạo tốt hơn.

+ Nâng cao tinh thân nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo.

+Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn.

+ Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

Phần V: Xây dựng hệ thống hồ sơ chất lượng.

1) Lựa chọn và viết quy trình cho kế hoạch chất lượng

Công ty May 10 tiếp cận với phương pháp quản trị theo quá trình của ISO 9000:2000 đem đến cho công ty cái nhìn mới trong quá trình sản xuất và từ đó có thể thay đổi quá trình sản xuất tại chính công ty

*,Quy trình cho kế hoạch chất lượng

Bước 1: Cam kết của lãnh đạo

Là bước quan trọng có tính quyết định sự thành công việc xây dựng hệ thống .Vai trò của lãnh đạo là phải xác định được chính sách chất lượng của công ty,đồng thời phải phân bổ được nguồn lực cần thiết để thực hiện được chương trình và phối hợp các hoạt động của hệ thống QLCL

Bước 2 : Xây dựng nhóm lãnh đạo chương trình chất lượng và nhóm cải tiến chất lượng

Thành lập ban lãnh đạo chương trình chất lượng thường từ 3 đến 7 người, chịu trách nhiệm toàn bộ việc lập kế hoạch giám sát thực hiện kế hoạch này , để ra những chỉ dẫn và phân bổ các nguồn lực cần thiết

Các chương trình nhận thức về ISO 9000 phải truyền đạt tới mọi thành viên trong doanh nghiệp

Bước 4 :Đào tạo

Đào tạo là một hoạt động cần thiết và đòi hỏi phải tiến hành liên tục và thường xuyên

Chương trình đào tạo phải được xây dựng cho từng loại đối tượng khác nhau, lãnh đạo các cấp, cấp trung gian giám sát viên và công nhân. Đào tạo phải bao quát các khái niệm cơ bản của hệ thống chất lượng ISO 9000

Bước 5 : Đánh giá thực trạng công ty

Doanh nghiệp phải lập một lược đồ các hoạt động thông tin từ khi khách hàng đặt đơn mua hàng đến khi sản phẩm đến tay họ . Từ sơ đồ chính này , xây dựng các sơ đồ cho phòng ban phân xưởng . Qua đó doanh nghiệp thiết lập hồ sơ , tài liệu hiện có , xem xét tài liệu vẫn sử dụng được bổ sung vào bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Loại bỏ các tài liệu lạc hậu

Bước 6 : Kế hoạch thực hiện

Sau khi xác định rõ những quy định và hướng dẫn công việc cần phải xây dựng thì doanh nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc

Bước 7: Xây dựng hệ thống văn bản theo ISO 9000

Tầng 1: sổ tay chất lượng: quy định chính sách chất lượng, mục tiêu của tổ chức và mô tả khái quát hệ thống chất lượng.

Tầng 2: Các quy định của hệ thống mô tả hoạt động của từng phòng ban, phân xưởng, việc kiểm soát chất ưlợng thực hiện như thế nào.

Tầng 3: Các tài liệu chất lượng( hướng dẫn công việc biểu mẫu, biểu cáo).

Bước 8: áp dụng hệ thống chất lượng mới.

Ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hệ thống chất lượng thường áp dụng ngay trong toàn bộ doanh nghệp. Doanh nghiệp thực hiện theo từng giai đoạn thì có thể đánh giá hiệu quả của hệ thống theo từng khu vực lựa chọn . Tốt nhất là nên đánh giá khu vực có nhiều cơ hội

Bước 9: Đánh giá chất lượng nội bộ

Khi hệ thống được thiết lập thì phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng nội bộ. Đào tạo 1 số nhân viên để thực hiện đánh giá nội bộ. Sau khi đánh giá được chất lượng lần đầu . Doanh nghiệp tổ chức hội nghị nhằm đánh giá hệ thống chất lượng đang áp dụng có phù hợp hay không . Hội nghị phải chỉ ra các hành động khắc phục phòng ngừa (nếu có) và đảm bảo hiệu quả của các hoạt động này

Bước 10: Chứng nhận và đăng ký

Dựa trên danh sách các tổ chức chứng nhận hiện có trong nước và ngoài nước. Xem xét tổ chức này có được phép cung cấp dịch vụ chứng nhân trong khu vực mà doanh nghiệp kinh doanh hay không và giá cả để lựa chọn 1 vài tổ chức thích hợp Sau khi lựa chọn tổ chức chứng nhân, công việc đầu tiên tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá hệ thống văn bản tài liệu ủa doanh nghiệp. Nếu phù hợp sẽ tiến hành đánh giá việc áp dụng hệ thống tài liệu này tại doanh nghiệp có phù hợp hay không.

Các ký hiệu được dùng khi vẽ lưu đồ

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp - Cải Tiến Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Tại Công Ty May 10 – Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện (Trang 33 - 40)

w