Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch HDBank Nam Đô (Trang 38 - 39)

đạo đức nghề nghiệp

Đội ngũ nhân viên là bộ mặt của đơn vị, là những người trực tiếp làm việc với khách hàng và khách hàng đánh giá đơn vị thông qua tác phong, kinh nghiệm làm việc đội ngũ nhân viên. Vì vậy đơn vị cần phải tăng cường đầu tư vào yếu tố con người. Cán bộ trước hết phải được rèn luyện về ý thức làm việc, tác phong khi giao tiếp với khách hàng. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết về việc khách hàng có tiếp tục quay lại với ngân hàng hay không. Vì vậy, cần phải thường xuyên có sự trao đổi giữa các cán bộ trong đơn vị về kĩ năng giao tiếp với khách hàng, kinh nghiệm xử lí các tình huống phục vụ cho hoạt động marketing và tiếp xúc với khách hàng. Không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên. Đây là yếu tố chiến lược trong phát triển thương hiệu, uy tín của đơn vị. Chính vì vậy, lãnh đạo của đơn vị cần chủ trương tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, chế độ thưởng phạt công minh, để khuyến khích, nâng cao tinh thần, hoạt động của đội ngũ nhân sự làm cơ sở cho nâng cao uy tín và vị của đơn vị trong khu vực.

3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng phát triển nhà TP HCM - HDBank

PGD Nam Đô luôn chịu sự chỉ đạo trong mọi hoạt động của chi nhánh HDBank Hà Nội, vì thế việc mở rộng cho vay đối với DNV&N của đơn vị cần sự hỗ trỡ rất lớn từ cấp trên là chi nhánh HDBank Hà Nội, cao hơn nữa là Hội sở và toàn hệ thống HDBank. Hiện nay, HDBank đã xác định DNV&N là khách hàng chiến lược, tuy nhiên về chính sách thực hiện, trên toàn hệ thống còn nảy sinh nhiều bất cập. Mong rằng có những sự điều chỉnh nhất định nhằm tạo điều kiện cho PGD hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ nhất, chi nhánh HDBank Hà Nội cần xây dựng chính sách tín dụng đối với DNV&N phù hợp hơn với tình hình và các đặc điểm riêng của doanh nghiệp ở khu vực. Trong đó cần có nhiều chính sách ưu đãi cụ thể hơn mà PGD được phép thực hiện đối với DNV&N giúp đơn vị chủ động hơn trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay, đặc biệt về chính sách lãi suất.

Thứ hai, để chỉ đạo hiệu quả công tác cho vay DNV&N, chi nhánh nên có tổ chuyên trách về cho vay DNV&N để thực hiện việc cập nhật, xử lí thông tin, hỗ trợ công tác cho vay DNV&N ở các PGD.

Thứ ba, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động. Việc kiểm tra tiến hành định kì sẽ đảm bảo, đốc thúc đơn vị thực hiện đúng quy định, đúng tiến độ được giao phó. Bên cạnh đó, công tác thanh tra thường xuyên giúp phát hiện những sai phạm kịp thời, đồng thời giúp đỡ tháo gỡ và xử lí những khó khăn của đơn vị.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch HDBank Nam Đô (Trang 38 - 39)