Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch HDBank Nam Đô (Trang 31 - 34)

Qua tổng kết ở trên, hoạt động cho vay DNV&N tại PGD Nam Đô đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng của khách hàng trên địa bàn hoạt động. Những hạn chế đó trước hết xuất phát từ những nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng.

2.3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan:

Chưa đưa ra được các điều kiện có tính ưu đãi, hấp dẫn,các biện pháp, phương thức riêng theo kịp với yêu cầu thực tế, cũng như phù hợp với những sự thay đổi nhất định trong nhu cầu về vốn của DNV&N.

Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng của đơn vị còn cứng nhắc. Việc áp dụng lãi suất và các loại phí còn mang nặng tính rập khuôn, chưa có quy định riêng cho từng đối tượng khách hàng, từng hình thức cho vay…

Bên cạnh đó vẫn còn tâm lí thụ động, chờ đợi khách hàng đến với mình mà không chủ động tìm kiếm mở rộng đối tượng khách hàng. Công tác phổ biến kiến thức cho

khách hàng về đơn vị và các quy định, thể lệ, ưu đãi cho vay còn chưa được chú trọng.

Trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng còn quá chú trọng vào vấn đề TSĐB. DNV&N có vốn kinh doanh thấp, nhỏ hơn 10 tỷ, do đó có thể nói TSĐB của các doanh nghiệp này có giá trị không cao, đặc biệt là không đáng kể với những dự án trung, dài hạn. Mặt khác, nguồn trả nợ chủ yếu của doanh nghiệp là nguồn thu từ dự án, do đó quan trọng nhất là việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư chứ không nên quá đặt nặng vấn đề TSĐB.

Thêm nữa, vấn đề thông tin tại đơn vị chưa thực sự hiệu quả. Các thông tin về doanh nghiệp chưa được cập nhật kịp thời, dẫn tới không hiểu rõ về nhu cầu cũng như các khó khăn, vướng mắc của khách hàng trong quá trình hoạt động, dẫn tới cản trở công tác tiếp thị;không hiểu rõ về giai đoạn hiện tại trong quá trình phát triển của doanh nghiệp; không đưa ra được đề nghị, tư vấn cần thiết về vấn đề mở rộng quy mô, nâng cấp dây chuyền, máy móc, quảng bá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể của doanh nghiệp; không thiết lập được quan hệ bền vững với khách hàng.

Tất cả những điều đó ngăn cản việc gia tăng, thu hút thêm đối tượng khách hàng là DNV&N, đồng thời ảnh hưởng tới tỷ trọng và cơ cấu dư nợ của hoạt động cho vay DNV&N.

2.3.2.2.2. Nguyên nhân khách quan:

* Nguyên nhân thuộc về DNV&N

Việc liên kết giữa ngân hàng và DNV&N còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ phía ngân hàng. Tâm lí cẩn trọng của ngân hàng khi cho vay phần lớn xuất phát từ bản thân doanh nghiệp.

Thứ nhất, tính minh bạch về tài chính của DN chưa cao, đặc biệt trong việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính chưa đạt yêu cầu. Các loại báo cáo chứng minh khả năng tài chính của DN thiếu minh bạch, không có chứng nhận của các công ty kiểm toán độc lập. Chính những điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hạn chế trong phê duyệt cho vay.

Thứ hai, các DNV&N hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung khiến cho ngân hàng khó tiếp cận và phổ biến các quy định mới cũng như trao đổi về các thủ tục cho vay với doanh nghiệp.

Thứ ba, DNV&N còn thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục ngân hàng. Bản thân DNV&N thường ở thế bị động, chỉ tìm đến những phương thức cho vay truyền thống của ngân hàng mà chưa chủ động tìm hiểu tính ưu việt trong các loại sản phẩm mới. Bên cạnh đó, quá trình làm việc giữa ngân hàng với DNV&N còn nhiều bất cập, do doanh ngiệp thiếu hiểu biết về thủ tục cho vay của ngân hàng. Mặt khác do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm nên thường xuyên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả ngân hành và doanh nghiệp.

Thứ tư, khả năng lập dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục. Các DNV&N do chưa có kinh nghiệm và chưa đầu tư kĩ lưỡng để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các rủi ro có thể xảy ra nên phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót. Các ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định và không đánh giá

chính xác được tính khả thi của dự án, dấn đến hạn chế khả năng cho vay trung, dài hạn của ngân hàng.

* Các nguyên nhân khác

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM cổ phần khác trên thị trường. Hiện nay quanh khu vực hoạt động của PGD Nam Đô còn có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng khác, như Techcombank, Vietcombank, NHTM cổ phần Quân đội…v..v..là những ngân hàng có vị thế cạnh tranh rất lớn. Đặc biệt các ngân hàng hiện nay đều nhận ra tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNV&N và đang tích cực tiếp cận với khách hàng, đổi mới chính sách tín dụng phù hợp. Thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng bị chia sẻ, dẫn đến khó khăn trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Thời gian qua, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, điều đó cũng ảnh hưởng phần nào không chỉ tới hoạt động của đơn vị mà còn tác động tới toàn bộ hệ thống HDBank, cũng như thị trường.

Nền kinh tế vừa mới có dấu hiệu hội nhập sâu rộng với quốc tế thì gặp phải giai đoạn kinh tế thế giới khủng hoảng, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi chắc chắn; doanh nghiệp còn nhiều khó khăn phải giải quyết, chưa bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ nên nhu cầu về vốn nhằm gia tăng hơn nữa tốc độ quay vòng vốn cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp. Do vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp tất nhiên sẽ gặp phải hạn chế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNV&N TẠI PGD NAM ĐÔ 3.1 Định hướng cho vay DNV&N tại PGD Nam Đô

3.1.1 Định hướng chung của PGD

PGD Nam Đô luôn hoạt động với mục tiêu: Tăng trưởng bền vững, chất lượng,

hiệu quả, an toàn. Đồng thời triệt để tuân thủ kỷ cương, kỷ luật điều hành, và thực

vốn huy động, tăng trưởng dư nợ, đảm bảo tăng trưởng phải đi đôi với an toàn vốn, thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng cũng như các đối tượng khách hàng để nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, có chính sách thích hợp nhằm ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, củng cố phát triển thị trường, thị phần trong khu vực hoạt động. Một số chỉ tiêu kế hoạch thực hiện trong năm 2012 :

- Huy động vốn: 160 tỷ đồng - Tổng dư nợ: 70 tỷ đồng

- Dư nợ cho vay DNV&N chiếm 70% tổng dư nợ, tăng 13% so với năm 2011. - Tỷ lệ nợ xấu: dưới 2% so với tổng dư nợ

3.1.2 Định hướng cho vay đối với DNV&N của PGD

Mặc dù, toàn hệ thống HDBank đang phải chịu sự hạn chế tăng trưởng tín dụng của NHNN, tuy nhiên hoạt động cho vay DNV&N vẫn luôn được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển hiện nay của HDBank. Không nằm ngoài xu hướng, chủ trương đó, PGD Nam Đô luôn đặt ra những định hướng cụ thể trong hoạt động cho vay đối với DNV&N:

Thứ nhất, không ngừng tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNV&N, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng đi đôi với kiểm soát, nâng cao hiệu quả tín dụng. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Thứ ba, đẩy mạnh cho vay trung dài hạn đối với DNV&N. Phấn đấu nâng tỷ trọng lên 50% dư nợ trung dài hạn vào năm tới.

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNV&N tại PGD Nam Đô

Nhìn nhận về tiềm năng phát triển của DNV&N, trên cơ sở lý luận, thực tiễn về những hạn chế cùng với các nguyên nhân khách quan, chủ quan; đồng thời dựa trên những lợi thế và năng lực hiện có, cần thực hiện một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNV&N ở PGD Nam Đô:

3.2.1. Thực hiện các cơ chế, phương thức tín dụng linh hoạt và hợp lí đối với DNV&N

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch HDBank Nam Đô (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w