tác
Một trong những nguyên nhân cản trở DNV&N tìm đến với NHTM là do tâm lí e ngại thủ tục vay vốn của ngân hàng còn rườm rà. Nguyên nhân dẫn đến tâm lí đó một phần cũng do doanh nghiệp thiếu chủ động tìm hiểu cơ chế chính sách của ngân hàng, thiếu chuyên nghiệp trong việc hoàn thành các giấy tờ thủ tục mà ngân hàng yêu cầu. Việc này gây mất thời gian và chi phí, tạo ra tâm lí chán nản đối với cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Vì vậy trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, cần nâng cao vai trò hỗ trợ, tư vấn với khách hàng. Bên cạnh đó có thể thực hiện một số dịch vụ hỗ trợ như công chứng, hướng dẫn lập và viết các giấy tờ, chủ động liên hệ với khác hàng về các thiếu sót…và có thể cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng.
Nâng cao vai trò hỗ trợ và tư vấn đối với khác hàng, tác phong làm việc chuyện nghiệp tận tình sẽ giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh tốt đẹp tới khách hàng, nâng cao uy tín và dễ dàng thu hút các khách hàng mới.
3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về khách hàng
Trở ngại đối với khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNV&N thường xuất phát từ hai phía ngân hàng và doanh nghiệp, song nhìn tổng thể về thị trường đó là tình trạng thông tin mất đối xứng. Cụ thể là doanh nghiệp không có thông tin đầy đủ về ngân hàng và ngân hàng không có thông tin đầy đủ về doanh nghiệp. Vì vậy thông tin về khách hàng trong hoạt động tín dụng đóng vai trò rất quan trọng, thông tin càng chính xác càng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc, tự tin
trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay.
Cần chủ động xây dựng và củng cố hệ thống thông tin về khách hàng là DNN&V; trước tiên là các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực địa bàn của PGD, kể cả doanh nghiệp đã và đang có quan hệ tín dụng và cả với một số doanh nghiệp tiềm năng chưa có quan hệ tín dụng với đơn vị bởi chính những doanh nghiệp đó sẽ trở thành khách hàng của đơn vị, khi họ có nhu cầu về vốn thì đơn vị có thể thời nắm bắt được ngay khi họ chưa kịp đặt quan hệ với các ngân hàng khác.
Các thông tin về khách hàng có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau:
Ở tầm vi mô: từ chính DNV&N, từ bạn hàng của doanh nghiệp, thậm chí có thể phỏng vấn công nhân hoặc những người sống xung quanh doanh nghiệp…Ở tầm vĩ mô: từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, các Bộ chuyên ngành, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất… Trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC) của NHNN cũng là một nguồn thông tin rất quan trọng, đáng tin cậy trong hệ thống ngân hàng.Ngoài ra còn có thể khai thác thông tin và số liệu lịch sử từ các tổ chức thống kê, phòng thống kê, phòng Công nghiệp, phòng Nông nghiệp… của các quận và thành phố.
3.24. Thực hiện tốt Marketing trong việc tiếp cận với các DNV&N
Hiện nay, các tầng lớp dân cư, hộ sản xuất hiểu biết về hoạt động tín dụng ngân hàng còn rất hạn chế. Họ cũng không biết nhiều về các hình thức cho vay khách ngoài phương thức truyền thống mà ngân hàng đang áp dụng cũng như về hồ sơ thời gian, lãi suất.. Điều đó làm ngân hàng mất khả năng lựa chọn làm đơn vị tài trợ vốn cho khách hàng. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, PGD cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo tài các chính sách, chế độ, thể lệ cho vay đối với khách hàng nói chung và DNV&N.
Đối với từng đối tượng khách hàng phải áp dụng các biện pháp marketing khác nhau, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của PGD. Có thể xem xét một số biện pháp:
- Quảng cáo, thông báo trên phương tiện truyền thanh của khu vực, phát tờ rơi các chương trình đặc biệt, thể lệ ưu đãi mới của ngân hàng để các doanh nghiệp nắm được thông tin mới nhất.
- Trực tiếp tiếp cận khách hàng: hoạt động này được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Cán bộ ở các bộ phận giao dịch với khách hàng có thể giới thiệu về các sản phẩm tín dụng, mời khách hàng đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng. Các cán bộ ngân hàng khi đi dự hội thảo, hội nghị, tranh thủ làm quen với các doanh nghiệp và giới thiệu họ đến giao dịch với ngân hàng mình…Lấy ý kiến của các doanh nghiệp về những mong muốn của họ, những khó khăn thực tế doanh nghiệp phải đối mặt khi vay vốn ngân hàng. Từ đó nắm được những nhu cầu của khách hàng, hiểu thêm những mong muốn của khách hàng để nghiên cứu triển khai những điều kiện, thể lệ
ưu đãi linh hoạt đi kèm với các phương thức cho vay nhằm đáp ứng những nhu cầu đó.