hạn trong dư nợ hợp lí
Như chúng ta đã biết, DNVVN hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Vậy có được khoản vay phù hợp với chu kì sản xuất, vòng quay vốn, các thời điểm ra, vào của dòng tiền…sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và ổn định để phát triển.
Hiện nay, việc lựa chọn phương thức cho vay nào, giải ngân ra sao là không bắt buộc. Giữa ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận với nhau để áp dụng phương thức phù hợp nhất. PGD hiện đang áp dụng nhiều hình thức cho vay khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là cho vay trực tiếp từng lần. Phương thức này nhìn chung là cần thiết đối với những khác hàng mới, tuy nhiên gây mất thời gian do mỗi lần vay doanh nghiệp phải lập lại hồ sơ từ đầu về tất cả các thủ tục, TSĐB…Vì vậy nên áp dụng phương thức này đối với những doanh nghiệp không có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng, thu nhập không ổn định hoặc vay để bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời. Đối với những doanh nghiệp có quan hệ truyền thống thì chủ động áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức, hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay trả góp... nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, giảm khối lượng thủ tục rườm rà và tạo điều kiện cho doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho cả kì.
Cơ cấu về thời hạn trong dư nợ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNV&N. Các khoản vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, mức độ an toàn cao hơn, do đó các NHTM thường thiên về cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên nhu cầu vay vốn trung dài hạn của DNV&N là rất tiềm năng. Cần phải khuyến khích, đẩy mạnh tiếp thị tới các DNV&N có nhu cầu nâng cấp máy móc, mở rộng dây chuyền, quy mô hoạt động. Đồng thời cần thay đổi quan điểm về cho vay trung dài hạn đối với DNV&N, xác định đây mới là nguồn thu mang tính ổn định, lâu dài. Từ đó từng bước điều chỉnh cơ cấu thời hạn trong dư nợ nhằm đảm bảo hoạt động an toàn nhưng hiệu quả vững chắc lâu bền.