Tình hình RRTD tại VCB Vinh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh (Trang 49)

2.2.2.1. Nợ quá hạn

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Và Ngân hàng TMCPNT Việt

Nam nói chung và Ngân hàng TMCPNTVN Chi nhánh Vinh nói riêng dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường.

Trong giai đoạn cuối năm 2008 đến 2009, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt nam. Do hậu quả của lạm phát cao nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do lãi suất và chi phí đầu vào tăng cao, hoạt động SXKD không có hiệu quả hoặc thua lỗ. Giá cả biến động liên tục, kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng hoạt động trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời gian năm 2008 và đầu năm 2009. Một số doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa, không thu hồi được công nợ kịp thời để trả nợ cho ngân hàng nên nợ quá hạn đã gia tăng đáng kể, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, có năm đã chuyển sang mức 2 chữ số trong tình trạng đáng báo động. Do đó đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VCB Vinh, nhất là trong hoạt động đầu tư tín dụng.

Chi nhánh VCB Vinh đã quán triệt chủ trương, chính sách chung của NHNN và Ngân hàng TMCPNT Việt nam về tăng trưởng tín dụng, một mặt không ngừng mở rộng thị trường tín dụng, bên cạnh đó VCB Vinh đã triển khai đồng bộ hàng loạt các biện pháp quản trị rủi ro như: Tăng cường các biện pháp bảo đảm tiền vay, tăng cường kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay, tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ xấu và nợ tồn đọng. Sau khi áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: Tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp; Hoạt động tín dụng của VCB Vinh ngày càng mang tính chuyên môn hóa cao và không ngừng được nâng cao chất lượng. Về cơ cấu đầu tư, Chi nhánh tiếp tục mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng nâng dần tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói chung và kết

quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCPNT Việt Nam nói riêng: Lạm phát, giá cả, lãi suất Ngân hàng tăng cao và biến động thường xuyên, khó lường có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không cao nên việc phát triển tín dụng bị giảm sút. Bên cạnh đó, trong mấy năm qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Ngân hàng thương mai cổ phần đã phát triển thêm mạng lưới phòng giao dịch, chi nhánh nên các hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do chịu sự canh tranh gay gắt từ các ngân hàng trên địa bàn.

Trong giai đoạn này, thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt của NHNN, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng TMCPNT Việt Nam, VCB Vinh đã hạn chế cho vay, thu hẹp quy mô tín dụng. Với sự định hướng đúng đắn và sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực đóng góp của cán bộ trong chi nhánh, dư nợ của chi nhánh trong mấy năm qua vẫn trong tầm kiểm soát, có tăng trưởng nhưng nằm trong giới hạn cho phép.[7]

Bảng 2.3: Số liệu dư nợ tín dụng từ năm 2008 đến nay

Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Theo thời hạn - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 1.608 1.392 216 1.718 1.512 206 1.911 1.300 611 2.059 1.449 610 Theo loại tiền vay

- VND - USD 1.608 1.033 575 1.718 1.228 490 1.911 1.359 552 2.059 1.533 526 Tổng dư nợ tín dụng 1.608 1.718 1.911 2.059 Tốc độ tăng trưởng (%) 1,17% 6,84% 11,2% 7,7%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của VCB Vinh 2008-2011 2.2.2.2. Phân loại nợ

dụng của VCB Vinh đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu đang ở mức khá cao, đặc biệt tập trung chủ yếu ở một số khách hàng có quan hệ lâu dài với chi nhánh. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, không hạn chế được sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm, phòng tránh và giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phân loại nợ của VCB Vinh

Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 1. Tổng dư nợ : 1.627 1.608 1.718 1.911 2.059 - Nhóm 1 1.386 1.374 1.514 1927 - Nhóm 2 56 76 49 295,2 341 - Nhóm 3 92 12 1 2,1 1,3 - Nhóm 4 41 1 13 5,8 - Nhóm 5 51 145 141 58,7 33,9 2. Tổng nợ xấu 184 158 155 66,6 35,2 3. Tỷ lệ nợ xấu 11,34% 9,85% 9,00% 3,99% 1,71%

(Nguồn : Báo cáo DPRR thường niên của VCB Vinh hàng năm)

Qua bảng trên ta thấy, nợ xấu của VCB Vinh đã tăng mạnh vào cuối năm 2007, và kéo dài sang năm 2008, 2009. Xét tại thời điểm 31/12/2007, nợ xấu của VCB Vinh là 184 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,34% trên tổng dư nợ. Đây là một tỷ lệ quá cao, đáng báo động đối với hoạt động tín dụng của VCB Vinh. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm cho việc trả nợ cho Ngân hàng bị chậm trễ nên làm phát sinh nợ xấu. Nợ xấu chủ yếu là do khách hàng chậm trả gốc và lãi, hoặc do tiền công trình, tiền hàng về chậm nên không trả đúng hạn nợ gốc và lãi vay

cho Ngân hàng. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn trong nợ xấu là nợ vay của các công ty xây dựng, thi công công trình. Khi công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng do chủ đầu tư chậm thực hiện quá trình nghiệm thu, chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp xây dựng công trình nên đã chậm thanh toán, dẫn đến việc các công ty xây dựng cơ bản, xây dựng công trình chậm thanh toán nợ đến hạn cho Ngân hàng.

Bước sang năm 2008, cùng với việc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế Ngân hàng cổ phần, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCPNT Việt Nam chú trọng tới việc thu hồi nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống về mức thấp nên đã chỉ đạo và bắt buộc các chi nhánh phải thực hiện việc thu hồi nợ xấu, nhất là đối với các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu vượt 5%. Với chủ trương và với mục đích giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất, trong năm 2008, chi nhánh VCB Vinh đã từng tháng thu hồi và giảm dần tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, mặc dù đến cuối năm 2008, đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức 9,85% so với tổng dư nợ nhưng đây vẫn là tỷ lệ nợ xấu cao. Nợ xấu năm 2008 của VCB Vinh chủ yếu tập trung vào một số khách hàng cá biệt: Tổng công ty đầu tư hợp tác kinh tế Việt Lào, với món vay 4.000.000 USD (tương đương gần 68 tỷ đồng) chuyển nhượng dự án thủy điện bên nước bạn Lào đã chuyển nợ xấu khi việc khai thác gỗ theo dự án đã không thực hiện đúng tiến độ nên đã không trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Công ty liên doanh TNHH ABC Gemco thực hiện việc xây dự án cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương với mức dư nợ là 21 tỷ đồng, do Công ty đã không nắm bắt được sự biến động của thị trường bất động sản nên việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng không đúng tiến độ nên chậm trả cho ngân hàng, làm phát sinh nợ xấu. [7]

Với tình hình nợ xấu tăng cao, chất lượng tín dụng giảm sút, và nhu cầu đòi hỏi tỷ lệ nợ xấu phải được giảm xuống tỷ lệ thấp nhất sau khi cổ phần

hóa, ngày 07/04/2009 Tổng giám đốc Ngân hàng TMCPNT Việt Nam đã ban hành quyết định 106/QĐ-NHNT.CSTD “V/v ban hành Quy định về quản lý và xử lý nợ có vấn đề”, đồng thời đề ra dự thảo về trách nhiệm đối với các khoản nợ có vấn đề đối với những cấp có liên quan trong việc cấp tín dụng. Theo tinh thần quyết định 106, các chi nhánh phải tích cực thu hồi nợ xấu và đối với các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu từ 5% trở lên đều phải thành lập Tổ xử lý nợ xấu, trong đó đồng chí Giám đốc chi nhánh phải là Tổ trưởng, các tổ phó phải là các Trưởng phó phòng liên quan, các thành viên khác là các cán bộ tín dụng trực tiếp cho khách hàng nợ xấu vay. Vì vậy, với tình hình nợ xấu tại VCB Vinh ở mức cao, chi nhánh đã thành lập Tổ xử lý nợ xấu chuyên theo dõi các khách hàng nợ xấu và thẩm định, kiểm tra đề phòng đối với các khách hàng gặp khó khăn có nguy cơ chuyển nợ xấu.

Sang đầu năm 2009, do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế tỉnh Nghệ An nói riêng gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vay vốn gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng nên trong những tháng đầu năm 2009, nợ xấu của chi nhánh tăng cao, có thời điểm đã lên đến hơn 13%. Tuy nhiên, với việc thu hồi nợ xấu được xem là nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh trong năm 2009 nên trong năm 2009 chi nhánh VCB Vinh đã thu hồi được hơn 62 tỷ nợ xấu, đưa nợ xấu tại thời điểm 31/12/2009 chỉ còn 155 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9% so với tổng dư nợ.

Mặc dù Ban lãnh đạo chi nhánh, Tổ xử lý nợ xấu cùng các cán bộ tín dụng đã rất tích cực trong việc theo dõi đôn đốc, giám sát đối với khách hàng có nợ xấu để tích cực thu hồi nợ xấu cho chi nhánh nhưng tỷ lệ 9% tại thời điểm cuối năm 2009 như vậy vẫn còn quá cao, nên Ngân hàng TMCPNT Việt Nam đã thường xuyên cử đoàn vào kiểm tra, giám sát và cùng với Chi nhánh tiếp cận các khách hàng nợ xấu để nắm rõ tình hình và có những hướng giải

quyết vượt thẩm quyền chi nhánh.

Với sự sát sao của Trung ương, cùng sự nỗ lực vượt bậc của chi nhánh VCB Vinh nên trong năm 2010, chi nhánh VCB Vinh đã đạt được những khả quan trong việc thu hồi nợ xấu. Năm 2010 chi nhánh VCB Vinh đã thu được 78 tỷ đồng nợ xấu, đưa nợ xấu xuống còn 73 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,99% so với tổng dư nợ. Đồng thời, số lượng khách hàng nợ xấu cũng giảm đáng kể, 31/12/2008 số khách hàng nợ xấu là 51, 31/12/2009 số khách hàng nợ xấu là 21 và đến thời điểm 31/12/2011 chỉ còn 11 khách hàng.

Hiện nay VCB Vinh đang tích cực đôn đốc khách hàng, áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ xấu kể cả kiện ra tòa. Doanh số thu hồi nợ xấu trong năm 2011 đạt 64,5 tỷ đồng, do đó dự nợ xấu của VCB Vinh đến thời điểm 31/12/2011 chỉ còn 35,2 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ là 1,71% tổng dư nợ, giảm 51% so với năm trước và hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch do trung ương giao trong năm 2011 là đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2,2%. Trong năm 2011 do nền kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn như lạm phát, khủng hoảng tài chính tăng công, kinh tế tăng trưởng chậm hoăc suy thoái…; tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó gặp nhiều khó khăn, chi phí tài chính tăng cao… cho nên nợ xấu của chi nhánh trong năm 2011 phát sinh thêm 26 tỷ đồng, phần lớn là dư nợ của các công ty như: Công ty TNHH Châu Tiến, Công ty CP 575 Công ty Cổ phần TM, ĐT và xây dựng 424.

Qua tình hình thực tế nợ xấu tại chi nhánh VCB Vinh trong giai đoạn trên đã phản ánh việc quản trị rủi ro tín dụng của VCB Vinh chưa thật sự hiệu quả, cùng với sự tăng trưởng nóng tín dụng năm từ 2007, sự khủng hoảng kinh tế năm 2008, 2009 cũng như yếu tố con người chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển là những nhân tố chính gây nên sự giảm sút chất lượng tín dụng của VCB Vinh. Tuy nhiên sang năm 2010, 2011 VCB Vinh đã có nhiều biện pháp giải quyết nợ xấu thì chất lương tín dụng của VCB Vinh đã đươc cải

thiện, việc thu hồi nợ xấu đạt kết quả khá tốt, nợ xấu liên tục giảm. Việc giải quyết triết để nợ xấu cũ và hạn chế nợ xấu mới phát sinh đang là một vấn đề thách thức thật sự trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững đối với VCB Vinh nói riêng và đối với Ngân hàng TMCPNT Việt nam nói chung.

2.2.2.3. Thiệt hại từ rủi ro tín dụng tại VCB Vinh:

Mặc dù VCB Vinh đã rất chú trọng đến việc quản trị rủi ro tín dụng và đã đạt được những kết quả nhất định nhưng VCB Vinh vẫn không tránh khỏi những thiệt hại từ rủi tín dụng. Qua phân tích tình hình nợ xấu của VCB Vinh ở trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của VCB Vinh khá cao, một số khoản nợ của một số khách hàng quen chưa có giải pháp để giải quyết dứt điểm và có khả năng mất vốn ở những khoản nợ nhóm 4, nhóm 5. Những ảnh hưởng từ những khoản nợ xấu này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của VCB Vinh, đồng thời làm cho VCB Vinh phải hạn chế cho vay và phát triển tín dụng.

* Thiệt hại:

+ Do tỷ lệ nợ xấu hàng năm ở mức cao nên hạn mức tăng trưởng tín dụng bị trung ương khống chế, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh do nguồn vốn đầu vào huy động không được sử dụng để cho vay ra nền kinh tế.

+ Do tỷ lệ nợ xấu cao nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cũng phải tăng tương ứng, và các khoản nợ xấu hầu như không thu được lãi, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của chi nhánh.

+ Do tỷ lệ nợ xấu cao nên chi nhánh không được phép mở thêm phòng giao dịch, điều này đã làm ảnh hưởng đến việc phát triển mạng lưới của chi nhánh.

Tóm lại, RRTD xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: Nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi

được lãi cho vay, nặng nhất là khi ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp hạn chế được rủi ro tín dụng trong khi cho vay. 2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RRTD CỦA VCB VINH 2.3.1. Kết quả đạt được

Hầu như tất cả các ngân hàng hiện đại đều xây dựng các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, lĩnh vực mang lại nhiều rủi ro nhất, các ngân hàng đều xây dựng chiến lược quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)