thương Việt Nam chi nhánh Vinh
Trong thời gian qua, do tình hình diễn biến phức tạp của thị trường trong nước và quốc tế, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại gặp không ít khó khăn. Ngoài những nguy cơ đến từ nền kinh tế, các ngân hàng còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là sự lớn mạnh của các doanh nghiệp làm cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại mở chi nhánh hoạt động tại Nghệ An. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có trên 30 tổ chức tín dụng trong đó có 27 ngân hàng thương mại, 01 ngân hàng phát triển, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 quỹ tín dụng trung ương với hơn 40 quỹ cơ sở, tổng cộng có trên 100 phòng giao dịch.
Sự gia tăng về số lượng ngân hàng trên địa bàn tuy có ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương nhưng cũng tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động huy động vốn và tín dụng.
Các chi nhánh ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh mới thành lập trên địa bàn với nhiều biện pháp như lôi kéo nhân lực của các ngân hàng quốc doanh, tăng cường hoạt động marketing, tăng lãi suất huy động bằng nhiều hình thức, có cơ chế thông thoáng trong hoạt động tín dụng… đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng của các ngân hàng quốc doanh nhất là đối tượng khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, thị phần của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng bị chia nhỏ. Tình hình cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu thống kê đến thời điểm 31.12.2011 sau đây:
24% 12% 10% 8% 7% 5% 4% 29% NH Nông nghiệp NH Ngoại thương Vinh NH Bắc Á NHPT Nghệ An NHCT Nghệ An NH Quốc tế NHCT Bến Thủy Các NH khác
Hình 2.2 : Thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An năm 2011)
Với chiến lược phát triển tín dụng bền vững, an toàn, hiệu quả, tốc độ tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh giảm xuống và xếp thứ 5 trên địa bàn sau : Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Vinh, Ngân hàng công thương chi nhánh Vinh, Ngân hàng đầu tư chi nhánh Vinh. Cụ thể dư nợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An tính đến ngày 31/12/2011 được phân bổ theo biểu đồ 2.2 sau đây :
34% 16% 7% 6% 5% 4% 25% NH Nông nghiệp NH Ngoại thương Vinh NH Bắc Á NHPT Nghệ An NHCT Nghệ An NH Quốc tế NHCT Bến Thủy Các NH khác
Hình 2.3 : Thị phần dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Tuy nhiên với một hệ thống các giải pháp đồng bộ và tích cực, cùng với uy tín của mình trên địa bàn và nhờ vào chính sách phục vụ khách hàng tốt, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vinh trong những năm qua đạt được rất nhiều thành tựu khả quan như tăng trưởng nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng và kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, số lao động đã tăng gấp 6,5 lần so với thời điểm thành lập và ngoài trụ sở chính được xây dựng khang trang hiện đại 8 tầng còn mở thêm 04 phòng giao dịch khẳng định sự phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vinh. [7]
2.1.2.1. Nguồn vốn của VCB Vinh
Ý thức được nguồn vốn là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định đối với hoạt động của một tổ chức tín dụng nên ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh đã tập trung triển khai nhiều hình thức huy động vốn, thực hiện chính sách lãi suất và phí dịch vụ linh hoạt để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Trong điều kiện hàng loạt tổ chức tín dụng khác đua nhau mở chi nhánh, văn phòng hoạt động, thị trường bị chia sẻ đến mức khó kiểm soát, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, để thu hút khách hàng bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống, chi nhánh đã triển khai thêm nhiều sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ mới như: Dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động ATM Connect24, thanh toán trực tuyến, triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, … Đồng thời với việc mở rộng mạng lưới giao dịch (mở thêm 4 phòng giao dịch) đã giúp Chi nhánh nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, tạo ra sự khác biệt trong giao dịch, sản phẩm của Chi nhánh đối với khách hàng nhờ đó đã được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Trong suốt 23 năm qua, VCB Vinh luôn khẳng định là một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn
tỉnh Nghệ An cả về huy động vốn và sử dụng vốn, hoạt động huy động vốn của VCB Vinh không ngừng tăng trưởng qua các năm và khẳng định ưu thế là Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn.
Huy động vốn từ khách hàng của Vietcombank Vinh tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16%. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt hơn 3.813 tỷ đồng, tăng 13,65% so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2010 tăng trưởng gần 16% so với năm 2009. Năm 2009 tăng trưởng gần 25% so với năm 2008. Năm 2011 nguồn vốn huy động của VCB Vinh chiếm 10% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Nghệ An (3.813 tỷ đồng) [7]. Huy động vốn bình quân đầu người hàng năm đạt gần 26 tỷ đồng/người/năm. Vốn huy động của chi nhánh luôn đáp ứng được cho hoạt động đầu tư và gửi VCB TW điều hoà cho toàn hệ thống.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn (2008-2011)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31.12.2008 31.12.2009 31.12.2010 31.12.2011 Số tiền Tăng/giảm Số tiền Tăng/giảm Số tiền Tăng/giảm Số tiền Tăng/giảm
(± %) (± %) (± %) (± %) Tổng nguồn vốn huy động 2.732 1,56 3.463 26,77 4.825 39,3 - Chi nhánh vay TW 93 (67,00) 314 236,52 1.090 246,73 - Huy động từ khách hàng) 2.330 8,82 2.905 24,66 3.355 15,47 3.813 13,65 Bao gồm: * Đồng Việt Nam 1.288 23,65 1.717 33,25 2154 25,43 2.754 27,4 - Tiền gửi không kỳ hạn 273 275 385
- Tiền gửi có kỳ hạn 1.011 1.436 2921 Trong đó từ 12 tháng trở
lên 252 211 743 * Ngoại tệ 61,359 (10,06) 66,212 7,91 72,048 8.8 - Tiền gửi không kỳ hạn 2.954 4.174 4.322 - Tiền gửi có kỳ hạn
53.943 61.136 56.789 Trong đó từ 12 tháng trở
lên 26.989 28.195 30.113
2.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam. Nghệ An có nguồn khoáng sản được đánh giá là đa dạng. Thế mạnh kinh tế của tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, Xi măng, mía đường, thủy điện và du lich. Kinh tế Nghệ An những năm gần đây đã được khởi sắc, tăng trưởng nhưng vẫn là một địa bàn khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều hạn chế về tài chính, thiếu các dự án, phương án kinh doanh thực sự có hiệu quả, số doanh nghiệp hội đủ các điều kiện để được đầu tư tín dụng rất ít, bên cạnh đó hoạt động ngân hàng lại chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thực sự là nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt chính sách khách hàng, luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương và chính sách của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ nên hoạt động tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân mỗi năm từ 10 – 20%. Tính đến thời điểm 31/12/2011, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 2059 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước đạt 97,5% kế hoạch dư nợ cả năm. Đảm bảo thực hiện đúng quy định của Trung ương dự nợ cho vay cua chi nhánh chủ yếu để cung cấp vốn lưu động cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu, bao bì, lương thực thực phẩm và các lĩnh vực không thuộc đối tượng hạn chế tín dụng. Sở dĩ đến cuối năm 2011 chi nhánh chỉ đạt 97.5% kế hoạch dự nợ mục tiêu là do trong tháng 12/2011 chi nhánh đã kịp thời thu hồi được khoản nợ xấu có giá trị 56,7 tỷ đồng. Dự nợ cho vay của VCB Vinh chủ yếu vấn là dự nợ cho vay ngắn hạn đến 31/12/2011 dư nợ cho vay ngắn hạn của VCB Vinh đạt 1449 tỷ đồng (tăng 11,46%) so với cùng kỳ năm trước. Đi ngược với dư nợ cho vay ngắn hạn, dự nợ cho vay dài hạn của VCB Vinh lại giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ
năm trước về số tuyệt đối giảm 1 tỷ đồng và đạt 610 tỷ đồng. VCB Vinh đã chủ trương cắt giảm cho vay đối với các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu, do đó dự nợ ngoại tệ tại chi nhánh đã giảm tới 13,79% (-4,1 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Do đó đã giảm áp lực về vấn đề thanh khoản ngoại tệ.
Cùng với sự tăng trưởng dư nợ tín dụng, cơ cấu đầu tư cũng từng bước được chuyển dịch theo hướng đa dạng và toàn diện hơn. Nếu như trước đây vốn đầu tư của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào khai thác kinh doanh hàng xuất nhập khẩu với đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp nhà nước thì nay vốn tín dụng của Chi nhánh đã được cung ứng và tiếp cận đến tất cả các lĩnh vực kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp hiện có trên địa bàn. Đến thời điểm này, cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh đối với các thành phần kinh tế đã phản ánh đúng tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung ương là đa dạng hoá đối tượng đầu tư và hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể như sau:
- Dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước chiếm 26,7% tổng dư nợ. - Dư nợ cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,7% tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và tư nhân, cá thể chiếm 71,6% tổng dư nợ.
Kể từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương, đánh giá được những khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp trên địa bàn để có chiến lược đầu tư tín dụng hợp lý và linh hoạt trong từng thời kỳ. Nhờ đó cùng với việc tăng trưởng tín dụng, vốn đầu tư của Chi nhánh đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm, tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà. Hoạt động đầu tư của Chi nhánh đã tập trung vào những ngành hàng có nhiều tiềm năng và thế mạnh của địa phương như: Thu mua, chế biến hàng nông lâm hải sản và các loại khoáng sản mà tỉnh có tiềm năng, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Trong những năm vừa qua, Chi nhánh luôn chủ động tìm kiếm các dự án khả thi để đầu tư trong đó có nhiều dự án lớn của địa phương. Đến nay, nhiều dự án đã khẳng định được hiệu quả, thu hồi được vốn đầu tư và trả hết nợ vay như: Dự án đầu tư 2 dây chuyền sản xuất bia của Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh, Dự án Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle (Chi nhánh tham gia đồng tài trợ 12 triệu USD trong khoản vay 20 triệu USD với tư cách là ngân hàng đầu mối). Từ những thành công đó, cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, VCB Vinh đã tiếp tục đầu tư những dự án lớn như: Dự án BOT tuyến tránh thành phố Vinh của Tổng công ty công trình giao thông 4 (cho vay 50 tỷ đồng), Dự án thuỷ điện Quảng Trị của Ban quản lý dự án Thủy điện 2 (cho vay 100 tỷ đồng), Dự án vệ tinh VINASAT (cho vay 20 triệu USD), Dự án đầu tư dây chuyền 2 của Nhà máy gạch Granite Trung Đô (cho vay 40 tỷ đồng). Bên cạnh những dự án lớn, vốn tín dụng của Chi nhánh cũng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua sắm phương tiện vận tải,... cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Các dự án này đã và đang phát huy hiệu quả, giúp các doanh nghiệp đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động.
Cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng, Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc triển khai hàng loạt các biện pháp quản trị rủi ro như: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng; Thực hiện chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp, quản trị lãi suất.
Trước đây, một số doanh nghiệp tại địa phương do trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém nên đã xảy ra tình trạng thua lỗ hoặc thất thoát vốn do gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng. Chi nhánh đã kiên trì tìm nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để xử lý nợ tồn đọng. Thực tế có những trường hợp không còn khả năng trả nợ Chi nhánh đã xử lý tài sản thế chấp, xiết nợ bằng tài sản. Nhờ kiên quyết trong công tác đấu tranh thu hồi nợ nên đến nay Chi nhánh đã xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của nhiều doanh nghiệp. Doanh số thu hồi nợ xấu đến hết ngày 31/12/2011 đạt trên 64,5 tỷ đồng, do đó đến thời điểm cuối năm 2011, dư nợ xấu của chi nhánh còn 35,2 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ là 1,71% tổng dư nợ, giảm mạnh 52,1% so với năm 2010 và hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch do Trung ương giao năm 2011 là đưa nợ xấu xuống dưới 2,2%.[7]
Trong năm 2011, do nền kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn như lạm phát, khủng hoảng tài chính công, kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái… tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó gặp nhiều khó khăn, chi phí tài chính tăng cao… cho nên nợ xấu mới của chi nhánh năm 2011 vẫn phát sinh thêm hơn 26 tỷ đồng.
Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng còn có những khó khăn tồn tại do chưa lường hết mặt trái của cơ chế thị trường, một số cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm nên một bộ phận vốn đầu tư chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, chậm thu hồi hoặc chuyển thành nợ xấu.
Năm 2008, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động, đầu năm lạm phát tăng nhanh và những tháng cuối năm lại xuất hiện suy thoái kinh tế. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, hàng hoá tiêu thụ chậm, công nợ không thu hồi được, nhiều doanh nghiệp sản xuất bị đình trệ và thua lỗ. Điều đó đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, tăng trưởng tín dụng bị chậm lại, tỷ lệ nợ xấu có
chiều hướng tăng lên. Tuy vậy, nhờ cố gắng quản trị các mảng nghiệp vụ khác hoạt động có hiệu quả nên Chi nhánh đã trích đủ dự phòng rủi ro theo