Giải quyết các bất cập, vƣớng mắc về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)

II. Một số cơ chế, giải pháp đẩy mạnh CPH:

4. Giải quyết các bất cập, vƣớng mắc về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.

dụng đất.

Có thể giải quyết vướng mắc này theo hướng:

- Thí điểm tính giá trị quyền sử dụng đất vào phần vốn góp Nhà nước trong công ty cổ phần theo giá thoả thuận trong Hội đồng định giá dựa trên khung giá phân loại cụ thể. Đây là biện pháp để khai thác tối đa và hiệu quả giá trị quyền sử dụng đất, tạo điều kiện phát triển một thị trường đất đai, thị trường bất động sản của Việt Nam.

- Cho phép các DN CPH được mua lại quyền sử dụng đất theo phương thức trả góp trong một khoảng thời gian nhất định. Nhà nước cũng có thể cho thuê quyền sử dụng đất với thời hạn ít nhất là 50 năm, có điều chỉnh giá 5 năm một lần theo mặt bằng chung của thị trường. Việc chỉnh giá thuê đất không thể điều chỉnh ngay được vì phải tính lại đồng bộ tất cả các quận huyện. Thời gian tính lại giá cho thuê có khi đến gần 2 năm làm chậm quá trình CPH.

- Nhà nước tiến hành bán đấu giá một số nhà đất đắc địa, dùng tiền đó bổ sung vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH. Hoặc Nhà nước cho đấu giá thuê đối với các nhà đất đó.

Các cơ quan quản lý nhà đất, Uỷ ban nhân dân.phải được giao trách nhiệm hướng dẫn và xử lý trực tiếp các tranh chấp quyền sử dụng đất nh- ư trường hợp các DN Nhà nước cùng chung một lô đất hoặc DN này xây dựng trên đất thuê của DN khác, một phần đất bị lấn chiếm chưa đựoc giải toả, mặc dù DN đã trả tiền thuê đầy đủ.

Cơ quan hữu trách về nhà đất cần sớm giải quyết vấn đề hợp thức hoá giấy tờ sở hữu nhà và ký hợp đồng chính thức về việc cho thuê đất đối

với các DN đã CPH. Đến nay, mặc dù đã hơn 4 năm kể từ khi tiến hành CPH ở Hà Nội, song tất cả 89 DN CPH vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà và hợp đồng thuê đất. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thế chấp tài sản có giá trị để vay vốn ngân hàng.

Giải quyết thoả đáng lao động dôi dư sau CPH, doanh nghiệp có quyền chọn, sử dụng những người đáp ứng được yêu cầu công việc. Những người không đáp ứng yêu cầu thì Nhà nước phải giải quyết. Nhà nước có chế độ rõ, thoả đáng cho về hưu sớm, về mất sức hoặc đào tạo lại đối với những người còn trẻ, khoẻ có khả năng đáp ứng những ngành nghề, công việc mới. Quy định hiện nay về việc không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động sau khi doanh nghiệp thực hiện CPH trong năm đầu tiên đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Việc chấm dứt hợp đồng lao động với những người không đáp ứng yêu cầu công việc ở các doanh nghiệp CPH theo quy định hiện hành cần được điều chỉnh và sửa đổi theo hướng: tăng mức trợ cấp mất việc cho người lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động khi để người lao động bị mất việc sau khi chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, giảm bớt thủ tục và tập trung thực hiện sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Có chương trình tổ chức đào tạo bồi dưỡng lao động về năng lực làm chủ doanh nghiệp, năng lực quản lý, chuyên môn, nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)