II. Những mặt đƣợc và những mặt chƣa đƣợc của quá trình CPH DNNN ở nƣớc ta trong thời gian qua
2.5 Một số cơng ty cổ phần có kết quả kinh doanh thấp, giảm so với trƣớc khi CPH
trƣớc khi CPH
Tuy hiệu quả của CPH ngày càng được khẳng định, nhưng sau CPH rất nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, đặc biệt đã xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử giữa DNNN với doanh nghiệp đã CPH mà theo phản ánh của các doanh nghiệp điều này thể hiện rõ các chính sách và thực thi chính sách về đất đai, tài sản, tín dụng.
Thực tế, sau CPH, diện tích đất đai nhà xưởng không thay đổi nhiều. Các địa phương vẫn tiếp tục cho doanh nghiệp thuê đất với giá thấp, giao đất với giá thấp hơn so với giá thị trường, nhưng do sự thiếu rõ ràng về quyền sử dụng đất cũng như chưa giải quyết dứt điểm các quyền và nghĩa vụ đất đai có liên quan trước khi đăng ký dưới hình thức cơng ty cổ phần đã làm nảy sinh
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp CPH. Rất nhiều doanh nghiệp lúng túng trong việc bố trí kế hoạch hoạt động kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng...; hay góp vốn liên doanh bằng tài sản có trên đất mà doanh nghiệp đang sử dụng. Từ thực tế này đã xuất hiện tình trạng các đơn vị thành viên tổng công ty đã CPH nhưng khơng có quyền sử dụng đất, không được đứng tên thuê giao đất nên phải nhờ tổng công ty đứng ra dùng quyền sử dụng đất vay vốn hộ.
Tương tự, trước đây, khi cịn là thành viên trong các Tổng cơng ty, hầu hết các dây chuyền sản xuất chính hoặc các tài sản lớn đều do Tổng công ty đầu tư, đứng tên sở hữu, nhưng khi CPH việc chuyển giao đăng ký chưa được dứt điểm, gây ra tình trạng quyền sở hữu tài sản không rõ ràng. Sự không rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm đã khiến cho doanh nghiệp CPH gặp nhiều vướng mắc, nhất là khi doanh nghiệp triển khai mở rộng, liên doanh, hợp tác kinh doanh... với các đối tác khác.
Sau CPH, doanh nghiệp cần rất nhiều vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất nhưng dưới mơ hình hoạt động mới - cơng ty cổ phần đã gặp phải khó khăn rất lớn là thiếu vốn. Theo các doanh nghiệp, sau CPH, tỷ trọng vay vốn từ nguồn tín dụng thương mại nhà nước đã giảm đi đáng kể. Doanh nghiệp cần vốn phải trơng chờ vào các nguồn tín dụng khác kể cả tín dụng phi chính thức và tín dụng người lao động, cổ động hoặc gia đình, bạn bè.
Khơng chỉ có thế, sự phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp CPH thể hiện rõ qua việc các điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản và lòng tin khi cho vay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể đối với doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi. Đây là những trở ngại phát sinh gây hạn chế đối với các doanh nghiệp chuyển đổi. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tài chính thơng qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp tài chính như khoanh nợ, dãn nợ, xố nợ, chuyển vốn vay thành vốn nhà nước đầu tư... sau CPH khơng cịn. Doanh nghiệp cần
nguồn vốn lớn, huy động nội bộ khơng đủ buộc phải tính đến các nguồn vốn bên ngồi khác, thậm cho với cả tín dụng phi chính thức tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Những cơng ty này là những công ty hoạt động trong những ngành, lĩnh vực điều kiện phát triển khó khăn, cơng nghệ lạc hậu, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, chi phí kinh doanh cao hơn mức trung bình, ví dụ như các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, máy móc… Cụ thể trong đó có 28,6% số doanh nghiệp có doanh thu giảm; 10% số doanh nghiệp bị thua lỗ; 42% số doanh nghiệp có số nộp ngân sách giảm so với trước khi CPH. Nhiều doanh nghiệp có số lao động giảm, chủ yếu là do doanh nghiệp được giải quyết lao động dôi dư, sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế.
Theo đánh giá chung, qua hơn mười lăm năm tiến hành, CPH DNNN đã được triển khai thực hiện đúng hướng, đường lối của Đảng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong CPH cũng có nhiều tồn tại, địi hỏi phải có những chủ trương, giải pháp phù hợp để đẩy nhanh trong thời gian tới.