Số liệu dựa trên phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

II. Những vấn đề chung về CPH DNNN ở Việt Nam

1 số liệu dựa trên phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp

- Doanh nghiệp không giảm đi, ngược lại sẽ tăng thêm, Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế hơn. Việc các DNNN làm ăn kém hiệu quả có thể dẫn tới việc thua lô và phải giải thể hoặc sáp nhập. Nhưng khi CPH, không những các DNNN này làm ăn hiệu quả hơn mà Nhà nước lại có điều kiện để góp vốn hình thành nên các cơng ty cổ phần khác tạo điều kiện tăng thu về thuế.

- Giảm thiểu tối đa điều kiện tham nhũng của bộ máy công chức, tránh được lãng phí trong đầu tư.

- Tạo được sự minh bạch về sở hữu, cân bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Như vậy, CPH triệt để sẽ tạo nên những nguồn lực mới cho xã hội, thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phát triển kinh tế quốc dân.

2.2 CPH góp phần tăng cƣờng hiệu quả đầu tƣ của toàn xã hội.

DNNN kinh doanh không hiệu quả sẽ làm lãng phí, thất thốt nguồn lực quốc gia. Khi Nhà nước cấm dân kinh doanh thì DNNN khơng có đối thủ cạnh tranh, hình thành cơ chế sản xuất quan liêu bao cấp. Thực tế ở nước ta cho thấy phần lớn các DNNN hoạt động khơng hiệu quả. Ngun nhân chính của vấn đề này là do sự không minh bạch về sở hữu. Chính sự tù mù về sở hữu đã làm triệt tiêu động lực của mọi người, làm tăng các chi phí để ni bộ máy đại diện sở hữu cồng kềnh và hệ thống các cá nhân có liên quan tới họ. Tiến hành cổ phần hóa sẽ giải quyết được vấn đề về sở hữu, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư của toàn xã hội.

2.3 CPH tác động tới sự tăng trƣởng của đất nƣớc

Thực tế ở nước ta cho thấy tăng trưởng của khu vực kinh tế Nhà nước là một yếu tố quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các DNNN lại hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thì cần phải cơ cấu lại thành phần kinh tế này thông qua thực hiện CPH DNNN. Vai trò của việc CPH đối với sự tăng trưởng kinh tế được biểu hiện cụ thể như sau:

- CPH làm giảm số lượng các Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do đó sẽ

giảm bớt được một khoản bổ sung vốn từ ngân sách cho những doanh nghiệp này để dành đầu tư vào những nhu cầu phát triển khác.

- Thông qua CPH, Nhà nước thu được một phần giá trị tài sản Nhà nước trước đây giao cho doanh nghiệp quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả. Khoản tiền này sẽ được đầu tư trở lại để phát triển doanh nghiệp, làm tăng thêm phần giá trị tài sản còn lại của Nhà nước tại các doanh nghiệp đó, bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông khác, cho người lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh từ quá trình CPH.

- Việc giảm đầu mối DNNN sẽ làm giảm nhu cầu hỗ trợ và ưu đãi tín dụng của Nhà nước. Điều này sẽ làm giảm bớt áp lực vay vốn lên các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Quỹ tín dụng Nhà nước. Thực trạng tài chính của các ngân hàng này được lành mạnh hoá và cơ hội để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tiếp cận các nguồn vốn vay sẽ mang tính bình đẳng và thị trường hơn.

- Sự tồn tại của các công ty cổ phần với cơ chế lưu chuyển cổ phần thông qua thị trường chứng khốn tạo ra q trình luân chuyển vốn từ nơi khơng có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao hơn. Tồn bộ các nguồn lực xã hội nằm trong các công ty cổ phần sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn.

- Nếu biết tận dụng những lợi thế sẵn có của mình và những hỗ trợ ban đầu về cơ chế, chính sách của Nhà nước thì các cơng ty cổ phần có khả năng nhanh chóng vươn lên khẳng định vị thế và chiếm lĩnh thị trường. Điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, từ đó tạo thành một vịng xốy thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

2.4 CPH tác động đến đời sống kinh tế của ngƣời lao động

CPH làm cho sở hữu doanh nghiệp đa dạng hơn, vì vậy tạo cho những người lao động cơ hội thực sự làm chủ doanh nghiệp. Bằng việc sở hữu các cổ phần trong doanh nghiệp, người lao động có thể tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao động khơng chỉ đối với các vấn đề của doanh nghiệp, mà cả đối với các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội đất nước.

2.5 CPH đẩy lùi vấn đề tham nhũng

Ở nước ta hiện nay, tham nhũng đang là một vấn đề lớn của xã hội. Tình trạng này đang là một trở lực lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng của nạn tham nhũng là do cơ chế quản lý của Nhà nước còn nhiều bất hợp lý, nhiều thủ tục hành chính phiền hà cịn chưa được dỡ bỏ, quyền tự do dân chủ của cơng dân có lúc, có nơi cịn chưa được tơn trọng thực sự. Hơn nữa, sự thiếu minh bạch trong hoạt động quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho những người thực thi quyền Nhà nước lợi dụng.

CPH DNNN ở nước ta có tác dụng rất lớn trong việc đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham nhũng đang khá phổ biến trong DNNN và những cơ quan quản lý chúng. Sự bao cấp của Nhà nước đối với nhiều doanh nghiệp, cơ chế xin - cho là mảnh đất tốt lành cho những hành động lãng phí, tham nhũng. CPH tạo ra sự giám sát chặt chẽ của chủ sở hữu (cổ đông) đối với giám đốc và cán bộ

quản lý DNNN. Điều này có nghĩa là giám đốc, các nhân viên quản lý không dễ dàng thực hiện hành vi vụ lợi như khi DNNN đang hoàn toàn thuộc sở hữu của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)