Chính sách ƣu đãi hợp lý đối với DNNN thực hiện CPH, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh bình đẳng

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 79)

II. Một số cơ chế, giải pháp đẩy mạnh CPH:

5. Chính sách ƣu đãi hợp lý đối với DNNN thực hiện CPH, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh bình đẳng

quyền tự chủ kinh doanh bình đẳng

Định hướng chính các chính sách ưu đãi hợp lý như sau:

- Nghiên cứu và ban hành các chính sách để tạo lập mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa DN CPH và các DNNN. Cần xoá bỏ các ưu đãi mang tính chất bao cấp kéo dài đối với DNNN như cho vay chỉ cần tín chấp với phương án được duyệt, cho vay với lãi suất ưu đãi, cho khoanh nợ, xoá nợ, dãn nợ. Xem xét lại sự bao

cấp về sử dụng đất đai với diện tích quá rộng, vị trí thuận lợi nhưng không nộp đầy đủ tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất. Tiến hành thu hồi hoặc tăng mức thuê phải nộp đối với phần đất sử dụng không đúng mục đích. Khơng tiếp tục cho nợ thuế, hợp thức hoá các khoản nợ thuế kéo dài. Xố bỏ các hình thức trợ cấp, trợ giá và ưu đãi kiểu bao cấp đối với các hình thức khác.

Cần cụ thể hoá quyền lợi và trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm pháp lý đối với kết quả làm việc của cán bộ quản lý điều hành trong DNNN. Việc cách chức đối với giám đốc điều hành DNNN khơng hiệu quả nhiều năm liền cịn là hy hữu trong thực tế.

- Thực hiện chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận được DN để lại đầu tư cho sản xuất kinh doanh như đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài....

Doanh nghiệp được phép thanh toán vào giá thành khoản lãi vay đầu tư bằng nguồn vốn hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi để thanh toán lại cho người lao động trong doanh nghiệp.

Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để các doanh nghiệp sau CPH được quyền huy động vốn rộng rãi từ nhiều nguồn, giảm bớt số DNNN nắm cổ phần chi phối. Nhà nước chỉ tiếp tục đầu tư để giữ tỷ lệ cổ phần chi phối đối với số ít doanh nghiệp thuộc những ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, những ngành mà xã hội cần nhưng tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư; bởi nếu Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối ở nhiều Doanh nghiệp thì vốn Nhà nước vẫn bị dàn trải, không thể đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, trong khi lại kìm hãm các cơng ty cổ phần huy động vốn từ các nguồn trong xã hội.

Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, bình đẳng đối với các doanh nghiệp CPH. Thống nhất các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp CPH nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tạo sân chơi bình đẳng giữa các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cần hướng dẫn rõ ràng và thống nhất các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Sớm xố bỏ sự phân biệt đối xử trong hệ thống cơ chế, chính sách giữa doanh nghiệp dân doanh và DNNN, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các công ty cổ phần và DNNN, nhất là về giải quyết quyền sử dụng đất theo yêu cầu kinh doanh, vay vốn , xuất nhập khẩu…

Đối với cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào công ty cổ phần, cần có tiêu chuẩn rõ và thống nhất về người đại diện sở hữu Nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần Nhà nước tại công ty cổ phần. Cần xác định rõ quyền và trách nhiệm của người đại diện này đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và với hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước. Quy định rõ cơ chế phối hợp giữa những người quản lý trực tiếp phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, tránh tình trạng các cá nhân quản lý trực tiếp phần vốn của Nhà nước có các ý kiến biểu quyết khác nhau. Quy định cụ thể những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước thì người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước cần xin ý kiến của cơ quan, trước khi biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Trong các kênh quản lý vốn trực tiếp từ các cấp thuộc cơ quan Nhà nước (Chính phủ, bộ, địa phương) hoặc quản lý gián tiếp qua các công ty mẹ, cần phải có một hành lang pháp lý và kinh nghiệm về quản lý tài sản, tài chính để tránh gây thất thốt.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 79)