Đánh giá hoạt động tín dụng DNVVN

Một phần của tài liệu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phân ngoại thương việt nam chi nhánh cà mau (2009-2011) (Trang 47 - 60)

Bảng 2.9 Đánh giá hoạt động tín dụng DNVVN

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số cho vay 125 164 234

Doanh số thu nợ 112 119 211

Dư nợ 83 128 131

Nợ quá hạn 13 25 30

Ds thu nợ/Ds cho vay 89,6 72,56 90,17

Nợ quá hạn/Dư nợ 15,67 19,53 22,91

Vòng quay vốn tín dụng 1,46 1,13 1,51

Nợ quá hạn/Dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng một cách rõ rệt, nó cũng nói lên chất lượng tín dụng của các khoản vay trước đó. Tỷ lệ này hiện nay chấp nhận ở mức tối đa là 5%.

Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình sử dụng vốn thực tế của Chi nhánh không hiệu quả cao. Năm 2009 là 16,67%, sang năm 2010 là 19,53%,

đến năm 2011 chỉ số này tăng lên 22,91% Chỉ số này qua 3 năm cao, chứng tỏ rủi ro tín dụng của Chi nhánh tăng.

Ds thu nợ/Ds cho vay

Nhìn vào tỷ lệ Ds thu nợ/Ds cho vay ta thấy tình hình khả năng thu hồi nợ chi nhánh khá cao.Năm 2009 cứ 1 đồng vốn thì thu được 89,6% đồng nợ.Năm 2010 tuy tỷ lệ này giảm 1 đồng vốn thu được 72,56 % đồng nợ.Nhưng đến năm 2011 chì số này tăng tăng lên 1 đồng vốn thu được gần bằng 1 đồng nợ khoảng 90,17 % đồng vốn.

Nhìn chung, công tác thu nợ của Ngân hàng khá tốt, tuy nhiên để công tác thu nợ được tốt đòi hỏi cần phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa tăng doanh số cho vay với tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng đem lại lợi nhuận tối đa đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đồng vốn và tốc độ chu chuyển của vốn phát vay tại Ngân hàng. Nếu đồng vốn được sừ dụng và thu hối với tốc độ cao hơn thì có thể sử dụng vốn một cách linh hoạt hơn từ đó khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm tăng giảm không ổn định và có xu hướng tăng trong những năm tới nếu Ngân hàng đạt được những chỉ tiêu mà kế hoạch đã định ra. Cụ thể năm 2009 vòng quay vốn tín dụng là 1,46 vòng, năm 2010 giảm còn 1,13 vòng, năm 2011 là 1,51 vòng. Nguyên nhân của sự tăng này là do Ngân hàng tích cực thu nợ và đạt được hiệu quả trong công tác này.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIETCOMBANK CÀ MAU

3.1 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cà Mau

Trong quá trình hoạt động bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng đến tín dụng của Ngân hàng, có nhân tố chủ quan cũng như có yếu tố khách quan tác động, và đối với một chi nhánh hoạt động tại địa phương như Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cà Mau cũng không tránh khỏi hạn chế :

- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chưa phân bổ đều đến các nghành nghề kinh tế, chủ yếu chỉ tập trung vào cho vay các nghành nghề khách sạn nhà hàng và vây dưng mà đặc biệt là cho vay nghành xây dựng

- Do ảnh hưởng của lạm phát và những biến động trên thi trường thế giới và nguồn cung của nguyên vât liệu, nhiên liệu khan hiếm xảy ra cục bộ trong nước mà hậu quả là sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu, vật liệu xây dựng... làm cho giá thành tăng vọt trong khi lợi nhuận mang lại không nhiều. Điều này ảnh hưởng công tác thu nợ và mở rộng tín dụng do khách hàng ngần ngại trong quyết định đầu tư hay mở rộng.

- Chất lượng tín dụng tuy có nhiều cố gắng nhưng việc kiểm tra trước, trong và khi sau cho vay không làm thường xuyên liên tục nên xử lý nợ có

nhiều vấn đề không kịp thời, cho gia hạn nợ. Công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

- Nhìn chung các DNVVN có xuất phát điểm thấp, nhiều doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, điều hành sản xuất kinh doanh chưa khoa học, còn mang nặng tính gia đình do đó chưa thể tạo niềm tin vững chắc cho các tổ chức tín dụng.

- Công tác giám sát khách hàng sau khi vay vốn hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do thói quen sử dụng tiền mặt của xã hội và khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều Ngân hàng nên rất khó kiểm soát.

- Ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng và lựa chọn khách hàng để thiết lập quan hệ, chỉ giao dịch với những khách hàng tìm đến với Ngân hàng. Do đó hạn chế khả năng mở rộng qui mô tín dụng, đồng thời bỏ lỡ cơ hội cung ứng vốn cho những khách hàng có uy tín và có dự án khả thi

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng thì Ngân hàng phải nổ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh đồng tiền bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử duụng vốn nhằm tăng lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, sau đây là một số giải pháp:

- Đối với khách hàng truyền thống cần giữ quan hệ lâu dài và giải quyết các nhu cầu mới của họ.

- Mở rộng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế, lựa chọn kỷ khách hàng trên cơ sở tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

- Một vấn đề quan trọng hơn nữa là trong và sau khi cho vay Ngân hàng cần tổ chức thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những món vay lớn và khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân hàng hoặc tuyển dụng thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Trang bị thêm trang thiết bị, máy móc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng, đồng thời nâng cao trình độ tin học để quản lý hồ sơ trên máy giúp cho Ngân hàng quản lý và truy cập nhánh chóng hồ sơ khách hàng.

- Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật cho cán bộ viên chức như luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự… nhằm giúp cho cán bộ thực hiện tốt công việc của mình.

3.3. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

3.3.1. Đối với công tác tín dụng

Hoàn thiện công tác thẩm định:

- Cán bộ tín dụng phải nắm vững tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương mình phụ trách.

- Cán bộ tín dụng phải xem xét khách hàng có ý thức trả nợ không. - Dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng dịch vụ thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn.

- Khi quyết định cho vay phải cân nhắc thận trọng về số tiền cho vay có thật sự được đáp ứng đúng, đủ nhu cầu về vốn của đơn vị vay vốn không? Phương pháp về tiến độ giải ngân, định kỳ hạn nợ phù hợp với thực tế kinh doanh và đối tượng vay vốn. Hợp đồng trả lãi và gốc hàng tháng, hàng quý sao cho phù hợp với chu chuyển vốn và khả năng tài chính của đơn vị.

Giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng vốn vay:

- Cán bộ tín dụng phải giám sát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử

dụng vốn có đúng mục đích, nếu sử dụng sai mục đích thì thu hồi nợ trước thời hạn.

Công tác thu nợ:

- Đối với nợ đến hạn: chủ động gửi giấy báo nợ đến hộ để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên đối với họ trong việc trả nợ vay, hạn chế tối đa với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

- Đối với nợ xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ: Ngân hàng có kế hoạch thu ngay tại từng thời điểm cụ thể không chờ đến khi nợ gia hạn đến hạn vì đây là những món nợ có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của đơn vị.

Phân tán rủi ro:

- Điều chỉnh lại cơ cấu cho vay, đầu tư cho vay đa ngành nghề, chia nhỏ khoản vay cho nhiều đối tượng khác nhau.

- Mua bảo hiểm tín dụng cho một số ngành nghề chứa nhiều rủi ro. - Đối với những món vay lớn từ 100 triệu đồng trở lên và những món vay có vấn đề phải bàn cãi nhất thiết phải được đưa ra thảo luận, tham gia ý kiến một cách vô tư, quyết liệt của hội đồng thẩm định tín dụng cấp chi nhánh càng nhiều ý kiến tranh luận thậm chí đối chọi nhau trong việc phân tích dự án vay vốn là dấu hiệu thành công, an toàn và tin tưởng của dự án được xét duyệt hoặc từ chối.

Tài sản đảm bảo:

- Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng. Vậy để chứng minh được điều này phải có giấy chứng nhận sở hữu quyền quản lý, sử dụng tài sản.

- Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm thì khả năng có thể thu hồi tài sản bảo đảm nợ vay là bao nhiêu.

3.3.2. Đối với công tác tổ chức quản lý

Biện pháp về nhân sự

- Ban lãnh đạo Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo cán bộ tín dụng theo lĩnh vực, chuyên ngành, cử cán bộ chuyên cho vay và thu hồi nợ theo từng dự án hay địa bàn nhất định nào đó. Việc phân chia chuyên trách như vậy một mặt nâng cao năng lực chuyên môn, mặt khác để tạo điều kiện để nắm chắc hơn nữa tình hình tài chính cũng như quan hệ làm ăn của khách hàng, hiểu được nguyên nhân vay vốn và việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không.

- Cán bộ tín dụng phải là người chịu trách nhiệm rõ ràng trong quá trình quản lý nợ địa bàn. Phải linh hoạt, nhạy bén, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời để quyết định đầu tư, là người trực tiếp tham mưu đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt động kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bất cứ các cơ hội kinh doanh mới, việc tăng cường lực lượng cả về số lượng lẫn chất lượng của đội ngủ cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống kiểm soát nợ của Ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra giám sát trong nội bộ Ngân hàng.

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng.

- Kiểm tra đơn xin gia hạn nợ của khách hàng như: tính hợp lý trong đơn của khách hàng xin gia hạn, số tiền thời gian, nguyên nhân chủ quan, khách quan.

- Kiểm tra hợp đồng vay vốn.

- Kiểm tra việc phân lọai tài sản có trích lập dự phòng rủi ro và an toàn vốn tối thiểu.

3.4. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro khác

3.4.1. Đối với nguyên nhân khách quan

Ngân hàng xem xét và trợ giúp cho khách hàng để họ có điều kiện tiếp tục sản xuất và kinh doanh, tạo ra năng suất trả nợ Ngân hàng được tốt hơn như: + Tư vấn cho khách hàng (về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về quá trình quản lý doanh nghiệp, hộ sản xuất nhận biết được các yếu kém của mình trong sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng lổ, có nguồn tài chính trả nợ cho Ngân hàng).

+ Trợ giúp tài chính cho các khách hàng vay vốn: tức là có thể cho khách hàng vay vốn một khoản tiền mới nhằm khắc phục lỗ (nếu khách hàng có một phương án sản xuất kinh doanh cho món vay mới khả thi).

3.4.2. Đối với nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng.

- Giám đốc Ngân hàng quyết định chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết áp dụng lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trần cho vay cùng loại.

- Áp dụng các biện pháp chế tài: xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện ra tòa.

- Nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú, đây là cách tốt nhất hiệu quả nhất. Nhưng do luật của nước ta chưa đầy đủ đồng bộ. Trong thực tế việc đưa ra xét xử vụ kiện dân sự thường rất tốn kém về tiền bạc, thời gian và thật sự khó khăn trong thi hành án để thu nợ, cho nên

cần phải có quan hệ khá tốt với các cấp chính quyền địa phương và cơ quan pháp luật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Qua 18 năm hoạt động và trưởng thành, mặc dù đã có không ít những khó khăn và tồn tại cần phải giải quyết nhưng với sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đã đạt được những bước tiến xa hơn và ngày càng phát triển trong mọi hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng đối với DNVVN. Những kết quả đạt được là một minh chứng cho quá trình bền bỉ phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Từ đó, cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng của một Ngân hàng thương mại là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế.

Sự ảnh hưởng từ các cường quốc kinh tế thông qua tỷ giá hối đoái, giá cả các mặt hàng thiết yếu đã đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi sự cải cách mạnh mẽ từ quan điểm kinh doanh của các Ngân hàng. Ngân hàng phải tự lực, tự chủ trong vấn đề vốn, cũng như các chiến lược và giải pháp dự phòng nhằm đối phó và giải quyết các biến cố một cách khách quan, toàn diện nhất. Nhất là trong cho vay đối với DNVVN, vì nhu cầu cho vay DNVVN luôn là phần chủ đạo trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của lãnh đạo Ngân hàng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng đầy tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng. Bên cạnh những thành quả đạt được thì Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cà Mau vẫn còn một số hạn chế mà tự bản thân mình không thể khắc phục mà cần có sự giúp đỡ của các

cấp lãnh đạo địa phương nhằm nâng cao hiêụ quả hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

2.Kiến nghị

Để khắc phục được những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của Ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Em xin có một vài kiến nghị sau:

2.1. Đối với chính quyền địa phương

- Luôn giúp đỡ Ngân hàng trong việc chứng thực các giấy tờ liên quan đến cho vay như là giấy đất, giấy tờ nhà... khi đem ra thế chấp và tạo điêu kiện thuận lợi cho Ngân hàng khi thực hiện các vụ khởi kiện, phát mại tài sản thế

Một phần của tài liệu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phân ngoại thương việt nam chi nhánh cà mau (2009-2011) (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w