Tổng quan về hoạt động cho vay DNVVN của NHNT

Một phần của tài liệu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phân ngoại thương việt nam chi nhánh cà mau (2009-2011) (Trang 25 - 60)

2.2.1 Qui trình cho vay đối với DNVVN:

Qui trình cho vay tại Vietcombank bao gồm:

16 Khách hàng Phòng khách hàng Quản lý nợ Ngân quỹ toánKế Ban Giám Đốc

(Nguồn: Tổ tổng hợp NH TMCP NT Cà Mau)

Bước 1: Khách hàng vay nộp hồ sơ vay vào ngân hàng gồm: - Các tài liệu, chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay, các hợp đồng kinh tế, tài liệu chứng minh tính khả khi và hiệu quả dự án hoặc phương án vay vốn.

- Tài liệu chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Cung cấp tài liệu chứng minh tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng hoặc người bảo lãnh.

- Giấy đề nghị vay vốn.

- Hồ sơ về tài sản thế chấp, bảo lãnh (nếu có).

Bước 2: Phòng Quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, thu thập tổng hợp những thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, lập báo cáo đề xuất tín dụng.

Bước 3: Tổ Quản lý nợ nhập số liệu khách hàng vô hệ thống, quản lý hồ sơ vay của khách hàng.

Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ và đề xuất của phòng Quan hệ Khách hàng, Giám đốc hoặc người được ủy quyền sẽ quyết định đồng ý cho vay và số tiền khách hàng được vay hoặc không cho vay.

Bước 5: Sau khi hoàn thành xong thủ tục, kế toán tách hồ sơ, kiểm tra và hạch toán chứng từ, sau đó lập phiếu chi và chuyển khoản hoặc chi tiền mặt cho khách hàng.

Bước 6: Phòng ngân quỹ căn cứ vào chứng từ lãnh tiền mặt (chi phiếu, giấy lãnh tiền mặt) của phòng kế tóan để chi tiền cho khách hàng. Do Chi nhánh chủ yếu cho khách hàng vay để thu mua nguyên liệu thủy hải sản trực tiếp từ người dân nên chi tiền mặt là chính, chiếm khoảng trên 80% các món vay vốn.

Kể từ khi phát tiền vay đến khi khách hàng trả lãi và nợ cho Chi nhánh, cán bộ tín dụng phải kiểm tra hiệu quả vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay để phát hiện các trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không hiệu quả nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời.

2.2.2 Chính sách cơ chế cho vay:

a) Điều kiện vay vốn: Chi nhánh xem xét và giải quyết cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Pháp luật và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất-kinh doanh dịch vụ khả thi có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNT.

b) Lãi suất cho vay:

Chi nhánh và khách hàng thoả thuận áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và NHNT

Phương thức áp dụng lãi suất:

o Lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn cho vay

o Lãi suất cho vay có điều chỉnh

Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn:

o Trường hợp số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng chưa đến hạn nhưng phải chuyển quá hạn do khách hàng không trả lãi đúng hạn (một phần hoặc toàn bộ): áp dụng lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong từng HĐTD.

o Trường hợp số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng phải chuyển quá hạn do khách hàng không trả đúng hạn (một phần hoặc toàn bộ), một hoặc một số kỳ hạn nợ gốc:áp dụng lãi suất tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong từng HĐTD đối với phần nợ gốc trả không đúng hạn. Đối với phần dư nợ gốc còn lại của HĐTD đó, áp dụng lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong từng HĐTD.

Phạt đối với khoản nợ lãi quá hạn:

o Chi nhánh có thể thoả thuận với khách hàng áp dụng hoặc không áp dụng mức phạt đối với số nợ lãi quá hạn, song tối đa không quá 5% so với số nợ lãi quá hạn.

Trường hợp cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, các loại phí do các bên tham gia đồng tài trợ thoả thuận, phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam.

c) Mức cho vay:

- Chi nhánh xác định mức cho vay trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay và khả năng nguồn vốn của NHNT.

- Trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản:

Chi nhánh xem xét và quyết định mức cho vay trong giới hạn giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và phạm vi bảo đảm, thực hiện nghĩa vụ phù hợp với quy định của Chính phủ, NHNN và hướng dẫn của NHNT về tài sản bảo đảm tiền vay, đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi và chi phí khác của khoản cho vay.

Đối với trường hợp khách hàng đủ điều kiện để vay không có bảo đảm bằng tài sản, nhưng chi nhánh thoả thuận với khách hàng lựa chọn phương thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản, như là biện pháp bổ sung thì mức cho vay không phụ thuộc vào quy định nêu tại Điểm a khoản này. Trường hợp này, nội dung HĐTD cần nêu rõ “Phương thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản là biện pháp bổ sung”

- Căn cứ tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống, tài sản bảo đảm (nếu có), chi nhánh quyết định việc khách hàng vay không có hoặc phải có vốn tự có tham gia vào phương án/dự án vay vốn. - Chi nhánh phải tuân thủ các quy định về giới hạn tín dụng đối với khách hàng, nhóm khách hàng theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng, của NHNN Việt Nam.

d) Hồ sơ vay vốn:

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho NHNT giấy đề nghị vay vốn và các thông tin, tài liệu liên quan cần thiết như sau:

- Giấy đề nghị vay vốn: Khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn và lập phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ vay Ngân hàng theo mẫu hướng dẫn của NHNT. Căn cứ tình hình cụ thể, giấy đề nghị vay vốn gồm các nội dung cớ bản như: Tên, Địa chỉ của khách hàng vay, Số tiền cần vay, Thời hạn vay, Mục đích vay, tóm tắt tình hình tài chính và dư nợ các Tổ chức tín dụng, tài sản đảm bảo nợ vay và giá trị của tài sản đảm bảo (nếu có), đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất-kinh doanh hoặc dự án, phương án phục vụ đời sống, kế hoạch trả nợ gốc và lãi vốn vay NH, các cam kết về sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả nợ gốc, trả lãi và các cam kết khác. - Quyết định thành lập (nếu có), giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và giấy phép hành nghề của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (nếu có) và đang còn hiệu lực pháp lý, điều lệ về tổ chức và hoạt động, quyết định bổ nhiệm người điều hành cao

nhất của pháp nhân, văn bản xác định người đại diện vay vốn của pháp nhân, văn bản uỷ quyền vay vốn theo mẫu của NHNT. Trong trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc (áp dụng đối với khách hàng lần đầu vay vốn tại chi nhánh, trường hợp có thay đổi/ điều chỉnh/ bổ sung… khách hàng phải sao gửi NHNT kịp thời để bổ sung hồ sơ)

- Các tài liệu chứng minh tình hình sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh theo quy định tại quy trình tín dụng của NHNT.

- Các tài liệu, chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi và hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn theo quy định tại quy trình tín dụng của NHNT.

- Hồ sơ thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh: Thực hiện theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam, các bộ ngành liên quan và hướng dẫn của NHNT về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

e) Giới hạn cho vay:

a/ NHNT phải tuân thủ các giới hạn:

o Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng của NHNT không được vượt quá 15% VTC của NHNT.

o Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHNT đối với một khách hàng không được vượt quá 25% VTC của NHNT.

o Tổng dư nợ cho vay của NHNT đối với một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá 50% VTC của NHNT, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Điểm a khoản 1 điều này.

o Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHNT đối với một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá 60% VTC của NHNT, trong đó mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Điểm b khoản 1 điều này.

b/ Các giới hạn quy định trên không áp dụng đối với các trường hợp sau:

o Các khoản vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính Phủ, của các tổ chức khác.

o Các khoản cho vay đối với chính phủ Việt Nam.

o Các khoản cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam có thời hạn dưới 1 năm.

f) Hạn chế cho vay:

Chi nhánh không được cho vay không có bảo đảm, cho vay những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:

Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại NHNT, thanh tra viên đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại NHNT, kế toán trưởng cua NHNT.

Các cổ đông lớn của NHNT.

Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật các Tổ Chức Tín Dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

2.2.3 Biện pháp giảm thiểu rủi ro:

- Để giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp sau

- Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng

- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi Ngân hàng càng phải chú trọng đến khách hàng hơn, bởi khách hàng không chỉ là cơ sở để đảm bảo hoạt động cho Ngân hàng mà nó còn là yếu tố quan trọng để đảm ảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Do vậy trong quá trình hoạt động của mình Vietcombank Cà mau cần nghiên cứu khách hàng để

từ đó xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng và thực hiện nó mộ cách đúng đắn có hiệu quả nhất.

- Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ

- Việc quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng dựa vào quyết định của cán bộ tín dụng. Tuân thủ quy trình cho vay là một việc quan trọng, nhưng để thực hiện tốt quy trình cho vay nhằm cắt giảm những thủ tục rờm rà không cần thiết, lại vừa đảm bảo đúng và đầy đủ chặt chẽ về quy trình không phải là đơn giản. Vì vậy ngay từ khâu bắt đầu thẩm định, đánh giá khách hàng của mình thì chi nhánh cần phải xem xét các yếu tố như khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh, các phương án có hiệu quả không, tài sản thế chấp ra làm sao, việc bảo lãnh như thế nào, có độ tin cậy không?

- Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và phân tán rủi ro như cho vay đồng tài trợ, lập quỹ dự phòng rủi ro.

2.3 Phân tích hoạt động tín dụng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ năm 2009 -2011 2011

Bảng 2.1 Phân tích chung về tín dụng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ

( ĐVT: Tỷ đồng )

Chỉ Tiêu 2009 2010 2011 Tăng giảm (%) 2010/2009

Tăng giảm (%) 2011/2010

Doanh số cho vay 125 164 234 31,2 42,69

Doanh số thu nợ 112 119 211 6,25 77,31

Dư nợ 83 128 151 54,22 17,97

Nợ qúa hạn 13 25 30 92,31 20

- Qua 3 năm cho thấy doanh số cho vay đều tăng, năm 2010 doanh số cho vay đạt 164 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2009 với doanh số cho vay là 125 tỷ. Đến năm 2011 con số này tiếp tục tăng lên và đạt 234 tỷ đồng, tăng 42,69% so với năm 2010 . Nguyên nhân là do Chi nhánh cho các doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động và mở rộng cơ sở vật chất đối với tín dụng ngắn hạn. Còn đối với tín dụng trung và dài hạn chi nhánh chủ yếu cho vay để trang bị máy móc cho các doanh nghiệp và làm cầu nối cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch Nhà Nước.

- Tuy nhiên tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa với việc rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thấp nhưng lợi nhuận không cao. Ngân hàng cần có những biện pháp cải thiện tình hình cho vay trung và dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng qua các năm điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng rất khả quan. Năm 2010 thu nợ được 119 tỷ đồng, tăng 6,25% so với năm 2009 thu nợ được 112 tỷ, năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 77,31% so với năm 2010. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu hồi trong năm nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay theo ngắn hạn có nhiều thuận lợi hơn.

- Dư nợ năm 2010 là 128 tỷ tăng 54,22 % so với năm 2009 là 83 tỷ. Năm 2011 dư nợ là 151 tỷ chỉ tăng 17,97 % so với năm 2010 là 128 tỷ. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay trong các năm đều tăng. Doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tăng chậm hơn doanh số cho vay, dẫn đến dư nợ tăng qua các năm. Dư nợ tăng góp phần tăng thu nhập của Ngân hàng trong thu lãi. - Nợ quá hạn năm 2010 là 25 tỷ tăng 92,31 % so vớ năm 2009 là 13 tỷ. Năm 2011 nợ quá hạn là 30 tỷ tăng 20 % so với năm 2010 là 25 tỷ. Nguyên nhân doanh số cho vay đối với nhóm ngành ngắn hạn cao, cộng với việc một số khách hàng không sử dụng đúng mục đích vốn vay dẫn đến việc thua lỗ nên xảy ra tình trạng nợ xấu.

2.3.1 Phân tích chi tiết Doanh số cho vay DNVVN a) Theo thời gian

Bảng 2.2 : Doanh số cho vay DNVVN theo thời hạn qua 3 năm

( ĐVT: Tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tăng giảm (%) Tăng giảm (%) 2010/2009 2011/2010 Ngắn hạn 87 109 163 25,29 49,55 Trung hạn 24 36 45 50 25 Dài hạn 14 19 26 35,71 36,85

- Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 là 109 tỷ tăng 25,29 % so với năm 2009 cho vay 87 tỷ. Năm 2011 cho vay 163 tỷ tăng 49,55 % so với năm 2010 cho vay 109 tỷ.

- Doanh số cho vay trung hạn năm 2010 là 36 tỷ tăng 50% so với năm 2009 là 24 tỷ. Năm 2011 cho vay 45 tỷ tăng 25 % so với năm 2010 là 36 tỷ - Doanh số cho vay dài hạn năm 2010 là 19 tỷ tăng 35,71% so với năm 2009 là 14 tỷ. Năm 2011 cho vay 26 tỷ tăng 36,85 % so với năm 2010 là 19 tỷ

b)Theo nghành nghề

Bảng 2.3 : Doanh số cho vay theo nghành nghề qua 3 năm

Một phần của tài liệu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phân ngoại thương việt nam chi nhánh cà mau (2009-2011) (Trang 25 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w