Phân tích hoạt động tín dụng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ năm 2009 –

Một phần của tài liệu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phân ngoại thương việt nam chi nhánh cà mau (2009-2011) (Trang 32 - 37)

2011

Bảng 2.1 Phân tích chung về tín dụng Doanh Nghiệp vừa và nhỏ

( ĐVT: Tỷ đồng )

Chỉ Tiêu 2009 2010 2011 Tăng giảm (%) 2010/2009

Tăng giảm (%) 2011/2010

Doanh số cho vay 125 164 234 31,2 42,69

Doanh số thu nợ 112 119 211 6,25 77,31

Dư nợ 83 128 151 54,22 17,97

Nợ qúa hạn 13 25 30 92,31 20

- Qua 3 năm cho thấy doanh số cho vay đều tăng, năm 2010 doanh số cho vay đạt 164 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2009 với doanh số cho vay là 125 tỷ. Đến năm 2011 con số này tiếp tục tăng lên và đạt 234 tỷ đồng, tăng 42,69% so với năm 2010 . Nguyên nhân là do Chi nhánh cho các doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động và mở rộng cơ sở vật chất đối với tín dụng ngắn hạn. Còn đối với tín dụng trung và dài hạn chi nhánh chủ yếu cho vay để trang bị máy móc cho các doanh nghiệp và làm cầu nối cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch Nhà Nước.

- Tuy nhiên tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa với việc rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thấp nhưng lợi nhuận không cao. Ngân hàng cần có những biện pháp cải thiện tình hình cho vay trung và dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Nhìn chung doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng qua các năm điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng rất khả quan. Năm 2010 thu nợ được 119 tỷ đồng, tăng 6,25% so với năm 2009 thu nợ được 112 tỷ, năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 77,31% so với năm 2010. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu hồi trong năm nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay theo ngắn hạn có nhiều thuận lợi hơn.

- Dư nợ năm 2010 là 128 tỷ tăng 54,22 % so với năm 2009 là 83 tỷ. Năm 2011 dư nợ là 151 tỷ chỉ tăng 17,97 % so với năm 2010 là 128 tỷ. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay trong các năm đều tăng. Doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tăng chậm hơn doanh số cho vay, dẫn đến dư nợ tăng qua các năm. Dư nợ tăng góp phần tăng thu nhập của Ngân hàng trong thu lãi. - Nợ quá hạn năm 2010 là 25 tỷ tăng 92,31 % so vớ năm 2009 là 13 tỷ. Năm 2011 nợ quá hạn là 30 tỷ tăng 20 % so với năm 2010 là 25 tỷ. Nguyên nhân doanh số cho vay đối với nhóm ngành ngắn hạn cao, cộng với việc một số khách hàng không sử dụng đúng mục đích vốn vay dẫn đến việc thua lỗ nên xảy ra tình trạng nợ xấu.

2.3.1 Phân tích chi tiết Doanh số cho vay DNVVN a) Theo thời gian

Bảng 2.2 : Doanh số cho vay DNVVN theo thời hạn qua 3 năm

( ĐVT: Tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tăng giảm (%) Tăng giảm (%) 2010/2009 2011/2010 Ngắn hạn 87 109 163 25,29 49,55 Trung hạn 24 36 45 50 25 Dài hạn 14 19 26 35,71 36,85

- Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 là 109 tỷ tăng 25,29 % so với năm 2009 cho vay 87 tỷ. Năm 2011 cho vay 163 tỷ tăng 49,55 % so với năm 2010 cho vay 109 tỷ.

- Doanh số cho vay trung hạn năm 2010 là 36 tỷ tăng 50% so với năm 2009 là 24 tỷ. Năm 2011 cho vay 45 tỷ tăng 25 % so với năm 2010 là 36 tỷ - Doanh số cho vay dài hạn năm 2010 là 19 tỷ tăng 35,71% so với năm 2009 là 14 tỷ. Năm 2011 cho vay 26 tỷ tăng 36,85 % so với năm 2010 là 19 tỷ

b)Theo nghành nghề

Bảng 2.3 : Doanh số cho vay theo nghành nghề qua 3 năm

( Đvt : Tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tăng giảm (%) Tăng giảm (%) 2010/2009 2011/2010 Khách sạn nhà Hàng 34 42 55 23,53 30,96 Vận tải,kho bãi ,

thông tin liên lạc 25 37 41 48 10,82

Xây dựng

42 55 89 30,91 61,82

Thương nghiệp ,

sữa chữa 24 30 49 25 63,34

Hình 2.3 : Doanh số cho vay theo nghành nghề qua 3 năm

- Khách sạn nhà hàng năm 2010 chi nhánh cho vay 42 tỷ tăng 23,53 % so với năm 2009 cho vay 34 tỷ. Năm 2011 cho vay 55 tỷ tăng 30,96 % so với năm 2010 là 42 tỷ. Doanh số cho vay tăng là do ngành khách sạn nhà hàng đang được phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây và ngành này thường tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển khá rộng ở Cà Mau.

- Vận tải, kho bãi , thông tin liên lạc năm 2010 chi nhánh cho vay 37 tỷ tăng 48 % so với năm 2009 cho vay 25 tỷ. Năm 2011 cho vay 41 tỷ tăng 10,82 % so với năm 2010 là 42 tỷ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng : Đây là nhóm ngành có doanh số cho vay cao nhất, vượt trội và tăng đều qua các năm năm 2010 chi nhánh cho vay 55 tỷ tăng 30,91 % so với năm 2009 cho vay 42 tỷ. Năm 2011 cho vay 89 tỷ tăng 61,82% so với năm 2010 là 55 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2009 có nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mọc lên trong Tỉnh nên nhu cầu về vốn cũng tăng lên. Bên cạnh đó Chi nhánh còn cho vay phục vụ xây dựng ở khu công nghiệp, xây dựng các công trình trọng điểm của Tỉnh.

- Thương nghiệp, sữa chữa năm 2010 chi nhánh cho vay 30 tỷ tăng 25 % so với năm 2009 cho vay 24 tỷ. Năm 2011 cho vay 49 tỷ tăng 63,34 % so với năm 2010 là 30 tỷ.

Một phần của tài liệu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phân ngoại thương việt nam chi nhánh cà mau (2009-2011) (Trang 32 - 37)