Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán, với FPTS, số lượng tài khoản NĐT mở qua các năm đều tăng, cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu 2.11. Số lượng tài khoản tại FPTS.
(Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính qua các năm ở FPTS)
Biểu 2.12. Thị phần của FPTS so với thị trường.
Năm 2008 2009 2010
Thị phần về số lượng tài khoản (%)
2,72 4.1 5,46
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên)
Qua đồ thị trên có thấy số lượng tài khoản NĐT mở tại FPTS và thị phần về số lượng tài khoản cao và tăng rất nhanh qua các năm, từ 15.006 (tài khoản) chiếm 2,27% toàn thị trường năm 2008 tăng 18.970 (tài khoản) năm 2009 tương đương
Số tài khoản
với 126,4% và chiếm 2,72% toàn thị trường, và tăng 20.004 (tài khoản) năm 2010 tương đương với 59% và chiếm 5,46% toàn thị trường.
Ta có thể thấy được tuy tốc độ tăng năm 2010 giảm so với năm 2009. Nhưng tính theo số tuyệt đối thì số lượng tài khoản của khách hàng tại FPTS vẫn tăng cao qua các năm cụ thể: năm 2008 tăng 8.837 (tài khoản), 18.970 (tài khoản) trong năm 2009 và 20.004 trong năm 2010.
Từ những số liệu trên cho thấy quy mô khách hàng tại FPTS không ngừng mở rộng qua các năm dù năm 2010 là năm có nhiều bất ổn về vĩ mô như: chính sách tiền tệ thắt chặt, sự hạn chế trong việc tăng trưởng tín dụng, lạm phát, tỷ giá, thị trường vàng...Qua đó, có thể thấy hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của FPTS qua chỉ tiêu này là cao.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hoạt động của số tài khoản này, chúng ta nên xem đến số lượng tiền gửi của NĐT về giao dịch chứng khoán, tránh trường hợp có tài khoản được mở nhưng không có giao dịch xảy ra.
2.2.1.2. Tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán.
Dựa vào báo cáo thường niên qua các năm của FPTS ta có sơ đồ sau biểu diễn tốc độ tăng trưởng của tiền gửi nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán.
Biểu 2.15: Tiền gửi của NĐT về giao dịch chứng khoán.
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các năm của FPTS)
Dựa vào biểu đồ trên ta cũng thấy được tốc độ tăng trưởng của số tiền gửi của NĐT về giao dịch chứng khoán, từ 217.046 (tr.đ) năm 2008 tăng 259.455 (tr.đ) tương ứng với 119,5% và 130.331 (tr.đ) năm 2010 tương ứng với 27,3%.
Ta có thể thấy tiền gửi về giao dịch chứng khoán về cả số tương đối lẫn số tuyệt đối đều giảm trong năm 2010. Cũng có thể thấy tốc độ tăng của số tiền gửi về giao dịch chứng khoán thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của số tài khoản giao
Năm Tiền gửi
dịch trong năm 2010 tốc độ tăng của tiền gửi về giao dịch chứng khoán là 59% trong khi đó tốc độ tăng tài khoản là 27.3% . Tuy nhiên năm 2010 là năm mà sự tăng trưởng tín dụng khó khăn, chính sách tiền tệ thắt chắt vì lỗi lo lạm phát, tỷ giá, sự sôi động của thị trường vàng đã hạn chế dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Do đó, có thể một số NĐT hạn chế tham gia thị trường trong giai đoạn này
Tuy nhiên, chưa thể đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại FPTS ngay được mà chúng ta nên xét đến giá trị chứng khoán giao dịch tại công ty. Qua đó kết hợp với các chỉ tiêu số lượng tài khoản và tiền gửi giao dịch của NĐT để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty.
2.2.1.3. Giá trị chứng khoán giao dịch.
Dựa vào báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính qua các năm, ta có thể biểu diễn tốc độ tăng của giá trị giao dịch chứng khoán của FPTS như sau
Biểu 2.13: Giá trị chứng khoán giao dịch.
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính qua các năm)
Biểu 2.14: Thị phần môi giới của FPTS qua các năm.
Năm
Thị phần môi giới chứng khoán về giá trị giao dịch (%). Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ Trái Phiếu
HOSE HNX HOSE HNX
2008 2,860 2,810 2,015 2,020
2009 3,840 4,130 3,062 3,289
2010 4,16 4,590 3,674 3,948
(Nguồn: HNX và HOSE và báo cáo thường niên của công ty qua các năm)
Năm Giá trị CK
Từ biểu đồ trên, ta thấy giá trị chứng khoán giao dịch của công ty tăng qua các năm, cụ thể: 10.046.900 (trđ) năm 2008 tăng 32.256.100 (trđ) năm 2009 tươngđương với 321,1% và 18.125.000 (trđ) năm 2010 tương ứng với 16,2%. Cùng với tốc độ tăng của giá trị chứng khoán giao dịch, thị phần về môi giới của FPTS tăng nhanh qua các năm và đặc biệt năm 2009, 2010, công ty đã được lọt vào top 10 thị phần chứng khoán trên cả hai sàn. Qua chỉ tiêu này cũng có thể thấy được hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của công ty rất cao.
Tuy thấy năm 2009 tốc độ tăng của giá trị giao dịch chứng khoán lớn hơn tốc độ tăng số lượng tài khoản tại công ty và số tiền gửi về giao dịch chứng khoán, giá trị chứng khoán giao dịch tăng 321,1% trong khi đó số tài khoản và tiền gửi về giao dịch chứng khoán tăng 126% và 119,5%. Qua đó có thể thấy rằng, những tài khoản có tiền gửi giao dịch chứng khoán hoạt động rất tích cực, có thể thấy được hiệu quả hoạt động của các tài khoản này khá cao
Nhưng năm 2010 tốc độ tăng của giá trị chứng khoán giao dịch là 16,2% trong khi tốc độ tăng của số tài khoản và tiền gửi về giao dịch chứng khoán lần lượt là 59% và 27.3%. Cũng có thể thấy nguyên nhân mà giá trị chứng khoán giao dịch có tốc độ nhỏ hơn so với số lượng tài khoản và tiền gửi về giao dịch chứng khoán đó là các yếu tố về vĩ mô như: sự tăng trưởng tín dụng khó khăn, chính sách tiền tệ thắt chắt vì lỗi lo lạm phát, tỷ giá, sự sôi động của thị trường vàng đã hạn chế dòng tiền vào thị trường chứng khoán.
2.2.1.4. Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán.
Tổng hợp báo cáo tài chính qua các năm của FPTS, ta có biểu đồ sau biểu diễn tốc độ tăng doanh thu môi giới chứng khoán tại FPTS như sau:
Biểu 2.16: Doanh thu môi giới chứng khoán.
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các năm của FPTS)
Từ biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm khá cao: từ 25.123 (tr.đ) năm 2008 tăng 92.436 (tr.đ) năm 2009 tương ứng với 368%, và 12.112 (tr.đ) năm 2010 tương ứng với 10,4%.
Như đã biết doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chính là phí môi giới chứng khoán tính trên giá trị giao dịch chứng khoán. Do đó, có thể thấy sự
Doanh thu
phù hợp giữa tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán với giá trị chứng khoán giao dịch.
Tuy nhiên, để làm rõ hơn hiệu quả môi giới, chúng ta so sánh doanh thu từ môi giới chứng khoán với một số công ty tương đương, ta có sơ đồ sau:
Biểu 2.17: Các công ty chứng khoán trong ngành.
Tên công ty Vốn điều lệ (triệu đồng) Năm thành lập
FPTS 440.000 13/07/2007 PSI 598.413 19/12/2006 TVSC 430.000 25/12/2006 WSS 503.000 20/12/2007 HSC 599.000 23/04/2003 BVSC 722.300 18/05/2005 (Nguồn: Sở Hà Nội)
(Nguồn: Báo cáo tài chính FPTS, BVSC, PSI, TVSC, WSS, HSC)
Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu môi giới rất nhanh và cao hơn rất nhiều các công ty có quy mô vốn tương đương trong cùng ngành trừ SHC, sỡ dĩ như vậy, một phần vì SHC là công ty chứng khoán được thành lập từ năm 2003, do đó, công ty cũng đã tạo được nền tảng khách hàng lớn và ổn định còn FPTS xuất hiện muộn hơn, lại đi vào hoạt động khi thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới của FPTS cao.
Tuy nhiên, để thấy được tầm quan trọng của hoạt môi giới tại FPTS, chúng ta cũng cần xét đến tỷ trọng của nó so với tổng doanh thu của công ty.
Từ báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính ta lập được bảng sau:
Bảng 2.19: Doanh thu từ môi giới trên tổng doanh thu.
Năm Doanh thu
Chỉ Tiêu (trđ) 2008 2009 2010
Doanh thu từ MGCK 25.123 117.559 136.387
Tổng doanh thu 77.596 215.931 368.340
32,280% 54,44% 42.25%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các năm của FPTS)
Từ bảng trên, cho thấy tốc độ tỷ trọng doanh thu từ môi giới chứng khoán trong tổng doanh thu tăng dần qua các năm, điều này cho thấy tỷ trọng đóng góp của doanh thu môi giới chứng khoán vào tổng doanh thu của công ty tăng dần và môi giới chứng khoán là nghiệp vụ quan trọng góp phần phát triển cho FPTS, từ 32,28% năm 2008, tăng lên 54,44% năm 2009 và 42,50% năm 2010.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy tốc năm 2010, tỷ trọng doanh thu từ môi giới chứng khoán giảm so với năm 2009, ngoài nguyên nhân tốc độ tăng của doanh thu môi giới thấp hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu năm 2010, còn nguyên nhân khá quan trọng đó là năm 2010, nghiệp vụ tư vấn của công ty khá phát triển, khiến doanh thu hoạt động tư vấn từ 54.210 (tr.đ) chiếm 27% trong tổng doanh thu lên 187.752 (tr.đ) chiếm 51% trong tổng doanh thu. Do đó, tỷ trọng doanh thu môi giới chứng khoán trong tổng doanh thu giảm,
Từ phân tích trên, không thể kết luận hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty là thấp.
2.2.1.5. Lợi nhuận từ hoạt động môi giới chứng khoán.
Từ báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính các năm, ta có biểu sau:
Chỉ tiêu (tr.đ) 2008 2009 2010
DT MGCK 25.123 117.559 (368%) 136.387(16%)
Chi phí MGCK 30.668 52.332 (70.6%) 54.019(3,2%)
Lợi nhuận MGCK -5.545 65.227 82.368
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của FPTS)
Từ bảng trên, ta có thể biểu diễn bằng đồ thị để thấy rõ tốc độ tăng giảm của doanh thu và chi phí của hoạt động môi giới chứng khoán.
Biểu 2.21. Mối quan hệ giữ doanh thu và chi phí từ hoạt động môi giới.
(Nguồn: Tổng kêt báo cáo tài chính các năm của FPTS)
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán lớn hơn rất nhiều chi phí từ môi giới, năm 2009 tốc độ tăng của chi phí từ hoạt động môi giới là 70,64% trong đó tốc độ tăng của doanh thu từ môi giới chứng khoán là 368%, năm 2010 là 3,2% đối với chi phí từ hoạt động môi giới trong khi đó là 16% đối với doanh thu từ hoạt động môi giới. Qua đó, cho thấy hiệu quả quản lý chi phí môi giới chứng khoán ở FPTS khá cao.
Năm Doanh thu và chi phí
Tuy nhiên, có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động môi giới chứng khoán năm 2008 âm (-5.545 triệu đồng), chi phí từ hoạt động môi giới chứng khoán lớn hơn rất nhiều doanh thu từ hoạt động chứng khoán. Qua đó có thể thấy rằng công tác quản lý chi phí tại FPTS chưa tốt, ngoài ra, cũng có thể thấy nguyên nhân nữa là: năm 2008, là năm với những bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước và sự ảnh hưởng của các yếu tố nội tại cũng như chính sách tiền tệ thắt chặt trong 06 tháng đầu năm, và cùng với cuộc khủng khoảng tài chính thế giới đã đẩy thị trường rơi vào xu hướng giảm triền miên, đi cùng đó là tính thanh khoản giảm dần, giá trị khối lượng giao dịch đều sụt giảm mạnh, trong bối cảnh đó, hoạt động môi giới chứng khoán của FPTS chụi rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực và thể hiện ra rõ là doanh thu từ môi giới chứng khoán chỉ đạt 25.123 (triệu đồng). Do đó doanh thu từ môi giới không thể bù đắp được các chi phí cho hoạt động nên lợi nhuận từ môi giới chứng khoán năm 2008 âm là điều dĩ nhiên.
Nhưng đến năm 2009, 2010 cùng với sự phục hồi của thị trường chứng khoán và hiệu quả trong công tác quản lý chi phí, hoạt động môi giới chứng khoán đã có những thành tựu nhất định doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán tăng cao và ngoài phần bù đắp cho chi phí hoạt động môi giới chứng khoán còn lại phần lợi nhuận rất cao qua hai năm 2009 và 2010.
2.2.2. Chỉ tiêu định tính
2.2.2.1. Độ tin cây của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố rất quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng đến với công ty mình, nhận thức được điều đó FPTS luôn tìm ra các sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng như: mỗi khách hàng sẽ được cung cấp token card (nếu khách hàng muốn mua), nó giúp nhận biết các khách hàng với nhau, bảo vệ NĐT và cũng đem lại rất nhiều tiện ích cho NĐT họ có thể ở bất cứ đâu đặt lệnh mua/bán chứng khoán mà không phải đến công ty chứng khoán. Ngoài ra,
NĐT có thể sử dụng tất cả các sản phẩm dịch vụ của công ty trực tiếp trên mạng, nó rất an toàn và tiết kiệm thời gian.
Tất cả máy tính ở FPTS đều được kết nôi trực tiếp với sở giao dịch chứng khoán, do đó hạn chế được rất nhiều rủi ro cho khách hàng trong quá trình thực hiện lệnh của khách hàng.
Qua quá trình thực tập tại FPTS, có thể thấy khách hàng rất tin và hài lòng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tại FPTS.
2.2.2.2. Hàm lượng tư vấn của nhân viên môi giới chứng khoán.
Tuy lời tư vấn của nhân viên môi giới chứng khoán khồng quyết định đến kết quả đầu tư của khách hàng nhưng nhà đầu tư luôn mong muốn nhận được lời tư vấn của nhân viên môi giới chứng khoán. Qua thời gian thực tập ở FPTS, đa số khách hàng trước khi giao dịch đều kham khảo ý kiến của nhà môi giới, nhưng lời tư vấn của nhân viên môi giới chỉ dừng lại ở những thông tin liên quan đến chứng khoán đó, thời điểm mua/bán một chứng khoán nào đó. Hầu hết lời tư vấn của nhân viên môi giới dựa trên những ý kiến chủ quan của mình mà không dựa trên những thông tin về khách hàng như: mục tiêu đầu tư của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng. Do đó, đôi khi lời tư vấn không phù hợp với khách hàng.