7. Bố cục của khoá luận
3.2.2.2. Cách giải pháp về khía cạnh xã hội
a. Các giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo
Đối với người nông dân thì đất đai là công cụ quan trọng và không thể thay thế được. Trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ thì tình trạng thiếu đất canh tác tương đối phổ biến, việc cung cấp đủ đất đai cho các hộ nghèo
cũng là một giải pháp rất quan trọng, góp phần để XĐGN ở nông thôn, để việc đó đạt kết quả cao cần xúc tiến ngay một số việc như sau:
Quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả, điều chỉnh và thu hồi đất không sử dụng và giao quyền sử dụng đất cho hộ nghèo thiếu đất hoặc không có đất trên địa bàn xã.
Bằng biện pháp định cư, định canh ổn định đời sống đồng bào đẩy mạnh thực hiện giao đất giao rừng đến từng hộ, mở các vùng kinh tế mới, phân bổ lại dân cư cho hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ nghèo đủ đất để sản xuất. Những nơi thật sự thiếu đất để sản xuất lại chưa có đủ điều kiện để phát triển ngành nghề thì lại tổ chức khai hoang, tạo ra nhiều quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng và động viên hộ nghèo đến sản xuất, đến sinh sống và sản xuất ở vùng đất mới.
b. Chính sách bảo trợ xã hội
Hơn ai hết, những người nghèo rất cần sự bảo trợ về xã hội, hệ thống chính sách bảo trợ xã hội của chúng ta những năm qua đã có nhiều tiến bộ song để đáp ứng được với sự đòi hỏi hiện nay hệ thống bảo trợ chính sách xã hội cần được cải thiện phù hợp với hệ thống tình hình.
- Với những người có công và gia đình có công: Cần được rà soát lại và có sự giúp cụ thể bằng nguồn trợ cấp của Nhà nước bằng hình thức đền ơn, đáp nghĩa để đa các hộ gia đình này thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, vươn lên thành các hộ có điều kiện kinh tế khá ổn định.
- Với các đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội: Cần kiến nghị với Nhà nước có biện pháp trợ giúp kinh tế, nhà ở và điều kiện sinh hoạt tối thiểu để họ hoà nhập cuộc sống sau khi họ đã hoàn thành công tác.
- Cứu trợ xã hội:
+ Cứu trợ đột xuất: Đối tượng của nó là những thiên tai, hoả hoạn, bị đói giáp hạt hoặc tai nạn đột xuất, thường thì các hộ nghèo là do hoàn cảnh khó khăn đột xuất nhưng không được trợ giúp. Để khắc phục tình trạng này cần có một quỹ bảo đảm xã hội để khi cần làm là có thể trợ giúp kịp thời.
+ Về cứu đói: Đây là giải pháp tình thế để giải quyết những bức xúc về nạn đói gay gắt do thiên tai, hoả hoạn mất màu có tính chất cấp tính gây ra bằng các
hình thức cứu tế cụ thể như: trợ cấp cho không đối với những người không có khả năng trả nợ; cho vay đối với những người có khả năng trả nợ.
c. Giải pháp về vấn đề lao động - việc làm
- Tập trung phát triển KT - XH để tạo mở việc làm và giải quyết hợp
lý các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải pháp về việc làm cho người lao động. Thực hiện các chính sách về thuế, mặt hàng sản xuất, hàng xuất khẩu, tiền lương và thu nhập, khuyến khích các thành phần kinh tế và mọi người, mọi nhà đầu tư mở mang nghành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Phát triển trồng rừng, trồng và chế biến các loại cây trồng công nghiệp và đổi mới công nghệ trong các nghành nghề nông thông để thu hút lao động, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ miễn phí (đăng kí tìm việc làm, tư vấn về lựa chọn việc làm và học nghề, giới thiệu và bố trí việc làm, tổ chức dạy nghề gắn với việc làm...) đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm và người sử dụng lao động.
- Thông qua quỹ quốc gia giải quyết việc làm hỗ trợ vốn cho người lao động và tổ chức kinh tế có khả năng tự tạo việc làm hoặc bố trí việc làm ổn định.
- Tăng cường mạng lưới đào tạo và dạy nghề để nâng cao trình độ cho người lao động, mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng học nghề gắn với việc làm cho lực lượng lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.