7. Bố cục của khoá luận
1.2.1.3. Tình hình đói nghèo ở tỉnh Hoà Bình
Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của tổ quốc có địa hình khó khăn , có diện tích là 4608,7 km2, dân số là 799.800 người (năm 2011), mật độ dân số là 174 người/km2
, là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (Kinh, Mường, Thái, Tày, Dao, Mông), giao thông đi lại không thuận tiện.
Trong những năm qua, tỉnh đã có những quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, y tế và xây dựng các công trình nước sạch phục vụ người dân, đặc biệt là các dự án về vùng 135, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Về giáo dục, đến năm 2011 cả tỉnh có 227 trường học các cấp, 1715 lớp học với 2472 giáo viên và 41,5 nghìn học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp so với tổng dự thi năm 2011 - 2012 là 99,95%.
Về nước sạch và môi trường, với sự quan tâm của tỉnh cũng như các ban ngành chức năng trên địa bàn, những năm qua chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hoà Bình đã và đang được triển khai có hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng sống cho nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Tỉnh đã huy động hàng trăm tỷ đồng từ các nguồn vốn để xây dựng nhiều loại hình cấp nước sạch như: hệ thống nước tụ chảy, giếng khoan, bể nước mưa, các công trình nước sạch tại nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, tỷ lệ dân nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh đạt 73,12%, số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 36,88%. Về y tế, năm 2012 cả tỉnh có 14 bệnh viện, 21 phòng khám khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, có 208 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Trong lĩnh vực này được cơ quan, ban ngành quan tâm, đặc biệt
là việc xây dựng và nâng cấp các trạm y tế ở tuyến xã và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế ở các thôn bản, để phục vụ nhu cầu cho người dân các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tỉnh đã cung cấp 100% thẻ bảo hiểm y tế cho người dân các xã ĐBKK, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Đến nay công cuộc XĐGN của tỉnh có những tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm từ 32,5% năm 2006 xuống 28,6% năm 2008. Cơ sở hạ tầng ở các xã ĐBKK đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh năm 2011 đạt 730 USD/người/năm (tương đương với 15.300.000 đồng/người/năm). Trong đó, việc xã hội hoá công tác XĐGN là quan trọng, nó làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Đói nghèo là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, nó tác động tiêu cực đến sự phát triển KT - XH bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới. Dựa trên phương pháp tiếp cận, các tiêu chí đánh giá đói nghèo trên thế giới và thực tế đất nước, Việt Nam cũng xây dựng riêng cho mình quan niệm và chỉ tiêu đánh giá đói nghèo phù hợp.
Ở Việt Nam, vấn đề giảm nghèo đã trở thành phong trào, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã có sự nỗ lực, kết quả giảm nghèo được cả thế giới ghi nhận. Bên cạnh đó cuộc chống đói nghèo của Việt Nam còn nhiều thách thức, đặc biệt nghèo khổ diễn ra trầm trọng ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số - một trong những xã vùng sâu tiêu biểu là xã Phú Lương - Huyện Lạc Sơn - Tỉnh Hoà Bình. Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần có nhiều biện pháp để giảm nghèo một cách bền vững ở xã này, trong đó giải pháp phát triển nông nghiệp - nông thôn được coi là giải pháp quan trọng.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ LƢƠNG - HUYỆN LẠC SƠN - TỈNH HOÀ BÌNH