Chỉ tiêu thu nhập của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã phú lương huyện lạc sơn tỉnh hòa bình (Trang 36 - 69)

7. Bố cục của khoá luận

2.2.2.1. Chỉ tiêu thu nhập của nhóm hộ điều tra

Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tăng trưởng của nền kinh tế và đánh giá mức sống dân cư vì nó là tiền đề cho việc đảm bảo các nhu cầu của con người, từ đó nâng cao mức sống, giảm tình trạng nghèo khổ.

Bảng 2.3. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng của nhóm hộ điều tra năm 2009 (Đơn vị tính: Nghìn đồng) Chỉ tiêu Tổng Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ Trung bình - Khá Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu (%) 1. Tổng giá trị sản xuất 981288,8 361733,7 36,9 619555,1 63,1 2. Tổng chi phí sản xuất 456724,2 209122,5 45,8 247601,6 54,2

3. Giá trị gia tăng 524564,6 152611,2 30,0 371953,4 70,0 - Nông nghiệp 460101,6 148032,7 97,0 236190,4 83,9 - Dịch vụ 10073,7 3006,6 1,97 7067,1 1,9 - Tiểu thủ công nghiệp và thu khác 54389,3 1571,9 1,03 52817,4 14,2 4. Số lượng hộ 248 130 52,4 118 47,8 5. Số khẩu 1093 504 46,1 589 53,9 6. Thu nhập BQ/người/tháng 302,8 - 631,5 -

[Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra]

Tổng giá trị sản xuất của nhóm hộ điều tra là 981288,8 nghìn đồng, giá trị sản xuất của nhóm hộ nghèo là 361733,7 nghìn đồng (chiếm 36,9%) và giá trị của nhóm hộ trung bình trở lên là 619555,1 nghìn đồng (chiếm 63,1%). Tổng số giá trị gia tăng của nhóm hộ điều tra là 524564,6 nghìn đồng, trong đó giá trị gia tăng của nhóm hộ nghèo là 152611,2 nghìn đồng (chiếm 30,0%) còn giá trị gia tăng của nhóm trung bình - khá là 371953,4 nghìn đồng (chiếm 70,0%). Như vậy số hộ nghèo trong tổng số hộ điều tra chiếm 52,2% tổng số hộ, trong khi số hộ trung bình - khá chỉ chiếm 47,8% tổng số hộ điều tra. Từ đó có thể thấy thu nhập bình quân của 2 nhóm hộ có khoảng cách khá cao, nhóm hộ nghèo là 302,8

nghìn đồng/người/tháng, còn nhóm hộ Trung bình - Khá là 631,5 nghìn đồng/người/tháng. Như vậy thu nhập bình quân của nhóm hộ trung bình - khá cao gấp 2,1 lần so với hộ nghèo, điều này thể hiện sự chênh lệch lớn về thu nhập, mức sống và điều kiện sống giữa các hộ.

Cùng với sự chênh lệch trên thì trong cơ cấu giá trị gia tăng của nhóm hộ nghèo và hộ trung bình - khá cũng có sự khác biệt giữa tỉ trọng giá trị gia tăng giữa các ngành kinh tế, sự khác biệt đó thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Cơ cấu giá trị gia tăng giữa các ngành kinh tế của xã Phú Lƣơng năm 2009 (%)

2.2.2.2. Chỉ tiêu về điều kiện sản xuất của nhóm hộ điều tra

Hiện nay xã Phú Lương có 25 xóm với 6612 người sinh sống (2011). Ngành kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, điều kiện ăn ở của các hộ gia đình thường là nhà sàn, nhà đất, nhà cấp 4...đất chủ yếu của xã là đất đồi, đi lại không thuận lợi. Xã có 1335 hộ (2011) phân bổ thành 25 xóm, các hộ sống xa chợ, đường giao thông đi lại khó khăn, có nhiều xóm nằm quá xa trung tâm xã, muốn xuống chợ phải mất nhiều giờ đồng hồ. Nói chung người dân trong xã chưa thay đổi được cách làm ăn của mình mà vẫn còn mang nặng phong tục tập quán, không chịu thay đổi giống cây trồng, trình độ của người dân trong xã còn thấp, chưa đổi mới tư duy, gia đình của các hộ này còn sinh đẻ chưa có kế hoạch. Qua điều tra 5 xóm ngẫu nhiên, thu được một số số liệu về điều kiện sản xuất cơ bản của nhóm hộ như sau:

Bảng 2.4. Điều kiện về đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng

1. Tổng diện tích đất canh tác Ha 142,09 2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 1093 3 . (3) =(1)/(2) Bình quân đất canh tác/khẩu Ha/khẩu 0,13

4. Tổng diện tích đất rừng Ha 262,88 5. (5) = (4)/hộ Bình quân đất rừng/hộ Ha/hộ 1.06

[Nguồn: 13]

Ở xã Phú Lương, nói tới đất đai là nói đến điều kiện kinh tế khó khăn, với bình quân diện tích đất xấp xỉ 400 m2/người, bao gồm cả diện tích đồi, bãi, canh tác phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, cả về nước tưới tiêu và điều kiện thời tiết. Trong trồng trọt người dân cũng gặp phải những khó khăn khi áp dụng KH - KT, do trình độ dân trí thấp.

Diện tích rừng được giao cho từng xóm, đến từng hộ gia đình nhưng thực chất việc bảo vệ rừng chưa tốt, còn buông lỏng quản lý, khai thác không nói đến trồng và bảo vệ rừng vì dân vẫn còn quan niệm “núi đá không trồng được cây”.

 Điều kiện về dân số và lao động của nhóm hộ điều tra: Trình độ của lao động cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người dân. Ở xã Phú Lương điều kiện lao động và dân số được thể hiện như sau:

Bảng 2.5. Điều kiện về dân số và môi trƣờng của nhóm hộ điều tra năm 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Số lƣợng Cơ cấu (%)

1 Số hộ điều tra; trong đó Hộ 248 100

- Dân tộc Mường Hộ 198 80

- Dân tộc kinh Hộ 50 20

2 Lao động bình quân của hộ Người/hộ 4,4 100 - Số người trong độ tuổi lao động 2,4 54,5 - Số người ngoài độ tuổi lao động 2 45,5

Xét trong 248 hộ ở xã Phú Lương ta thấy: Bình quân số khẩu trong một hộ là 4,4 người, tuy nhiên số người trong độ tuổi lao động chỉ có 2,4 người/hộ, còn lại là người ngoài độ tuổi lao động có 2 người, lực lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất ít cũng là nguyên nhân gây ra nghèo đói cho các hộ gia đình, trong khi trình độ lao động của xã còn thấp ở mức khiêm tốn, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Trình độ của nhóm hộ điều tra năm 2009

STT Chỉ tiêu Số lƣợng Cơ cấu (%)

1 Không biết chữ 163 14,91 2 Học cấp I 412 37,69 3 Học cấp II 325 29,75 4 Học cấp III 167 15,30 5 Sơ cấp 11 1,00 6 Trung cấp 8 0,73 7 Cao đẳng 5 0,44 8 Đại học 2 0,18 9 Tổng 1093 100

[Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra]

Qua bảng số liệu, ta thấy trình độ văn hoá của nhóm hộ điều tra trong xã còn thấp, học sinh học lên các lớp cao hơn giảm dần, cấp I chiếm 37, 69%, lên cấp 2 chỉ còn 29,75%, đến cấp III tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 15,30%, trình độ của người lao động trong nhóm hộ điều tra thấp, số người học đại học chỉ chiếm 0,18%, trong khi số người không biết chữ chiếm tới 14,91%.

Nguyên nhân: do các em từ 13 - 14 tuổi trở lên phải giúp bố mẹ làm ruộng, trông em, trông nhà và một điều kiện khách quan là gia đình không có điều kiện cho con đi học (do trường học ở xa, các em phải trọ xa nhà, không có tiền).

 Điều kiện về tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra

Để có thể sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với một xã chủ yếu sống bằng nông nghiệp thì tư liệu sản xuất rất quan trọng, qua điều tra tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Tƣ liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng

1 Máy bơm nước cái 21

2 Bình phun thuốc sâu cái 40 3 Phương tiện vận chuyển, trong đó cái 60

- Xe đạp 46

- Xe máy 14

4 Trâu bò cày kéo con 35

[Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra] 2.2.2.3. Chỉ tiêu nhà ở và điện nước

 Chỉ tiêu nhà ở

Trong những năm gần đây, ở xã có thể thấy nhà kiên cố xây mới ngày càng nhiều, nhà tranh, tre, nứa lá, nhà làm bằng tường đất trộn rơm ngày càng giảm, tuy nhiên tỉ lệ nhà kiên cố chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 25%), so với năm 2009 thì hiện nay tỉ lệ này đã tăng lên đáng kể, những hộ trong nhóm điều tra chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà tạm bợ.

 Chỉ tiêu điện sinh hoạt

Năm 2009, có khoảng 90% hộ dân trong xã có điện đến nhà, còn khoảng 10% hộ dân do xa trung tâm xã, nằm trong vùng chân núi nên chưa có điều kiện kéo điện về nhà, trong đó hơn một nửa là số hộ trong nhóm hộ điều tra.

 Chỉ tiêu nước sạch

Nước là “cốt lõi”, là khởi nguồn của sự sống. Nguồn nước, đặc biệt là nước sạch là điều kiện không thể thiếu trong sinh hoạt và sản xuất. Từ 2009 đến nay, tỉ lệ sử dụng nước sạch trong xã có sự tăng lên, song có sự khác nhau giữa các xóm trong xã.

Một số xóm ở gần trung tâm xã đã có hệ thống nước sạch nhưng tỉ lệ dân dùng còn ít, chủ yếu là họ tự đào giếng do giá nước quá cao so với thu nhập người dân, còn nhiều xóm xa trung tâm xã thì công tác xây dựng hệ thống nước sạch chưa hiệu quả mà họ đa số là đào giếng hoặc dùng các nguồn nước tự nhiên, một số gia đình không có thì phải tự đi gánh nước để dùng.

2.2.3. Nguyên nhân gây ra đói nghèo trên địa bàn xã

Từ những tiếp xúc với các hộ nông dân và tham khảo ý kiến của lãnh đạo xã Phú Lương, cho thấy đói nghèo ở xã Phú Lương có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

 Nguyên nhân về vị trí địa lí - điều kện tự nhiên

Phú Lương là một xã miền núi chạy dọc theo chân núi Trường Sơn, xa đường quốc lộ, tuy đất đai rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất cây lương thực. Một số vùng đất rộng nhưng khó khăn về nguồn nước tưới tiêu, vì nguồn nước của xã phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

Địa hình dốc, chia cắt, giao thông không thuận lợi, chi phí vận chuyển cao nên kinh tế khó phát triển.

Tài nguyên đất manh mún, chủ yếu là đất dốc, đồi nên khó có thể áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, chỉ có một số loại đá nhưng giá trị không cao, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong xã.

 Nguyên nhân về cơ chế chính sách

Các chương trình dự án XĐGN ở Việt Nam rất nhiều, có 41 dự án và chính sách định hướng giảm nghèo đang tác động tích cực đến các hộ nghèo. Tuy nhiên có quá nhiều các chương trình, dự án nghèo nên nguồn lực giảm nghèo bị chia nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu giảm nghèo của địa phương và người nghèo, đặc biệt là một xã vùng sâu, vùng xa như xã Phú Lương (Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa khuyến khách được sự đầu tư phát triển KT - XH).

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Có một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn tới tình trạng đói nghèo như:

 Nghèo do thiếu vốn, kiến thức và kinh nghiệm sản xuất

Đây là tình trạng chung của các hộ nghèo, họ thiếu vốn sản xuất dẫn đến sản xuất kém, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê và đi vay lãi để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có vốn cho tái sản xuất và đầu tư cho phát triển sản xuất.

Khi không có tiền với họ cái gì cũng thiếu, dẫn đến vay nợ không lối thoát, lãi mẹ đẻ lãi con và các dự án cho vay vốn cũng không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của người dân, cũng như một số gia đình không vay vốn để đầu tư sản xuất vì họ không có tài sản thế chấp hoặc trước đó có vay mà trả không đúng thời hạn nên không được vay nữa. Nhưng có những hộ nghèo không cần vay vốn, đối với họ thì không có khả năng sử dụng vốn vào công việc sao cho có hiệu quả, nhưng có những hộ vay vốn không biết sản xuất dẫn đến cụt vốn không trả được nợ, khó khăn chồng chất khó khăn.

Trình độ học vấn của chủ hộ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. Qua khảo sát cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ chủ yếu là cấp I và cấp II. Do trình độ học vấn thấp nên nhận thức về sự cần thiết phải phát triển KT - XH thấp kém đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, thiếu kinh nghiệm làm ăn, lạc hậu với với nền kinh tế thị trường, sản xuất của các hộ mang tính thụ động, công cụ, phương tiện sản xuất thô sơ thiếu chủ động. Quá trình chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi không đúng kĩ thuật nên năng suất chất lượng thấp.

Do trình độ dân trí của người dân trong xã thấp nên khi các cán bộ khuyến nông của huyện, xã đến truyền đạt kinh nghiệm, KH - KT để áp dụng vào sản xuất, các hộ không muốn áp dụng do họ thiếu hiểu biết, sợ rủi ro, nghi ngờ khoa học, quan niệm bảo thủ.

 Nghèo do thiếu đất sản xuất

Đây là điều kiện gây nhiều khó khăn cho các hộ nông dân nghèo thiếu tư liệu sản xuất chính, có hộ phải đi thầu đất nhưng do nguồn vốn ít, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên năng suất cây trồng giảm, hơn nữa họ phải trả 1 khoản tiền lớn để thầu đất. Vì thế thu nhập của họ chẳng được là bao. Một số hộ dân còn không có đất phải đi làm thuê, làm mướn để lấy tiền chi tiêu hàng ngày trong gia đình.

Từ trên cho thấy diện tích đất canh tác của người nghèo thấp hơn các hộ trung bình trở lên, nguyên nhân là do các hộ nghèo đông con, thiếu vốn, không có tiền mua trang thiết bị vật tư cho nên nhiều hộ chưa có điều kiện khai

hoang, mở rộng diện tích canh tác, do người lao động mắc một số tệ nạn xã hội, nợ nần không có khả năng để trả đã bán đất để trả nợ, làm cho diện tích đất sản xuất giảm.

 Nghèo do đông con

Một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới đói nghèo của xã Phú Lương là do phần lớn các hộ gia đình vẫn còn đông con, qua phân tích điều tra cho thấy số khẩu/hộ của nhóm điều tra là 4,4 người/hộ, trong khi thu nhập của hộ gia đình còn thấp, mà số khẩu bình quân cao như vậy thì số hộ nghèo của xã còn cao.

 Nghèo do không tiêu thụ được sản phẩm

Đối với chăn nuôi: Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò để lấy sức kéo; lợn, gà thả tự do, không trồng cây lương thực khác cho trâu bò ăn, lợn thức ăn chủ yếu là ngô, khoai, sắn, không cho ăn thêm cám tăng trọng nên tăng trưởng chậm, khoảng 12 - 15 tháng mới xuất chồng 1 lần, lợn thì bị thiệt hại do dịch bệnh. Mặt khác khi tiêu thụ sản phẩm thì gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị ép giá nên việc chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

Đối với cây trồng lương thực, cây ăn quả: Cây lương thực chủ yếu của các hộ điều tra là lúa, nhưng do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên năng suất giống cây này thấp, giá trị không cao chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Một số cây trồng khác mà xã có thế mạnh như: dưa hấu nhưng khi vào mùa thu hoạch do chín đồng loạt nên bị thương lái chèn ép xuống mức thấp, không đủ hoặc chỉ hoà vốn đầu tư.

2.3. Thực trạng XĐGN trên địa bàn xã Phú Lƣơng - huyện Lạc Sơn - tỉnh Hoà Bình tỉnh Hoà Bình

2.3.1. Những chính sách đã được triển khai và thực hiện

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của cả tỉnh, xã Phú Lương đã tiến hành nhiều chính sách để tích cực XĐGN, những hoạt động đã được thể hiện cụ thể bằng nhiều chính sách khác nhau:

a) Chương trình 135 giai đoạn 2

Lương từ năm 2006. Chương trình này tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực như: đường giao thông thôn xóm, xây dựng nhà văn hoá, các công trình thuỷ lợi...Qua 4 năm thực hiện, đến năm 2010 thì đạt được một số kết quả sau: Đường giao

Một phần của tài liệu tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã phú lương huyện lạc sơn tỉnh hòa bình (Trang 36 - 69)