7. Bố cục của khoá luận
1.2.1.2. Vấn đề giảm nghèo ở vùng Tây Bắc
Cùng với việc triển khai chương trình XĐGN, trong những năm qua cùng với sự nỗ lực giảm nghèo của các tỉnh trong vùng và những vùng khác. Chương trình giảm nghèo ở vùng Tây Bắc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bảng 1.5. Tỉ lệ hộ nghèo các vùng thời kì 2002 - 2008 (Đơn vị: %) Năm Vùng 2002 2006 2008 Cả nƣớc 28,9 16,0 14,5 Đồng bằng sông Hồng 22,4 8,8 8,1 Đông Bắc 38,4 25,0 24,3 Tây Bắc 68,0 49,0 45,7 Bắc Trung Bộ 43,9 29,1 22,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 25,2 12,6 13,7 Tây Nguyên 51,8 28,6 24,1 Đông Nam Bộ 10,6 5,8 3,5 Đồng bằng sông Cửu Long 13,4 10,3 12,3
[Nguồn: 6]
Trong thời kì 2002 - 2008 tỉ lệ hộ nghèo của vùng Tây Bắc đã giảm mạnh, từ 68,0% xuống 45,7%, nhưng tỉ lệ này vẫn còn cao so với cả nước (14,5% năm 2008), tốc độ giảm nghèo chậm và có nhiều nguy cơ tái nghèo, đó là một khó khăn rất lớn đối với công tác XĐGN của vùng nói riêng và cả nước nói chung. Từ những bất lợi đó, năm 2009 Ban chỉ đạo Tây Bắc đã xác định “3 điểm” cần đột phá và “hai tăng cường” nhằm thúc đẩy XĐGN và phát triển kinh tế xã hội của vùng. Cùng với đó là thiết lập cơ chế chính sách có tính chất đặc thù cho vùng (chương trình 134, 135, chương trình phát triển kinh tế cho đồng bào thiểu số, vấn đề bán trú dân nuôi, giao đất giao rừng, tuyên truyền văn hoá, giáo dục
người dân...), tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất( đường, điện, trường, trạm...) vì đây là điểm yếu mà Tây Bắc đang còn yếu hơn so với các vùng khác trong cả nước, từ đó đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần.
Bên cạnh đó vùng còn tăng cường chính sách đào tào và bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức để phục vụ nhân dân nâng cao trình dộ văn hoá, từng bước thoát nghèo.